Virus tay chân miệng EV71 từng khiến 100 trẻ tử vong tái xuất ở TPHCM

NGUYỄN LY |

TPHCM  - Trước ghi nhận thành phố đã có ca tử vong vì dịch tay chân miệng (TCM), các chuyên gia cảnh báo dịch bệnh TCM chủng virus độc lực mạnh có thể tái xuất năm nay.

Bệnh nhi N.V.T (2,5 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) là một trong hai bệnh nhi nặng độ 3 đang điều trị tại Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

Theo gia đình chia sẻ, bệnh nhi trước đó sốt và nổi nốt ban đỏ ở chân tay, gia đình đã đưa đi khám ở bệnh viện địa phương nhưng được bác sĩ cho về nhà theo dõi tiếp tục và uống thuốc hạ sốt.

 
Bệnh nhi đang được điều trị  bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: NGUYỄN LY

Khoảng 1 ngày sau khi khám bệnh, bệnh nhi sốt không hạ cùng những cơn ngủ giật mình đi kèm nên gia đình đã đưa bệnh nhi nhập viện.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh nhi được chẩn đoán lâm sàng mắc bệnh TCM nhưng đã chuyển nặng chỉ sau 2 ngày bắt đầu có triệu chứng bệnh.

Th.S BS Trần Ngọc Hạnh Đan - Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cho biết, bệnh nhi T. là một trong 2 bệnh nhi nặng của khoa. Bệnh nhi nặng còn lại học chung lớp với T. Được biết, lúc nhập viện, cả hai bệnh nhi đều trong tình trạng nặng. Qua xét nghiệm thấy cả hai bệnh nhi này đã mắc chủng Enterovirus (EV71) – đây là chủng virus có độc lực cao.

Cũng theo các bác sĩ, mỗi năm dịch bệnh TCM bùng phát sẽ có những chủng virus khác nhau lưu hành. Tuy nhiên, đối với chủng EV71 có tính độc lực cực cao, bệnh nhân dễ chuyển biến nặng như suy hô hấp, suy tim, ảnh hưởng đến não…

“Chủng EV71 mỗi lần xuất hiện sẽ khiến trẻ dễ ảnh hưởng đến chức năng sinh tồn, hô hấp, phù phổi…, tỉ lệ tử vong rất nhanh”, bác sĩ Hạnh Đan nhấn mạnh.

Theo Sở Y tế TPHCM, dịch bệnh TCM từ đầu năm đến nay thấp hơn 1.670 ca, bằng 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, với việc xuất hiện chủng EV71 sẽ khiến tình hình đang lo ngại hơn.

Hiện tại, các bệnh viện Thành phố đều thực hiện được các xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh TCM. Tuy nhiên, theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế thì chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Chỉ xét nghiệm tìm tác nhân đối với các trường hợp bệnh nặng để phân biệt với các bệnh lý khác và nghiên cứu dịch tễ. Quan trọng hơn trong công tác điều trị là phát hiện sớm các dấu hiệu nặng để kịp thời nhập viện và điều trị theo phác đồ.

Sở Y tế đã thành lập Tổ chuyên gia hỗ trợ hội chẩn các trường hợp bệnh nặng và tổ chức các đoàn kiểm tra tại các quận, huyện về công tác phòng, chống dịch TCM.

Hiện tại, các bệnh viện chuyên khoa Nhi của Thành phố đã sẵn sàng các trang thiết bị hồi sức các trường hợp nặng (lọc máu, ECMO,…) và sẵn sàng thuốc điều trị theo phác đồ. Tuy nhiên, để chủ động hơn trong ứng phó khi tình hình dịch bệnh diễn tiến phức tạp, Sở Y tế đã có văn bản báo cáo Bộ Y tế và Cục Quản lý dược hỗ trợ cung ứng đủ thuốc điều trị (nhất là 2 loại thuốc Phenobarbital truyền tĩnh mạch, Gamma Globulin truyền tĩnh mạch).

Ngoài ra, Sở Y tế TPHCM đã chỉ đạo HCDC kích hoạt các đội phản ứng nhanh cùng tất cả các Trung tâm Y tế quận, huyện và TP Thủ Đức khởi động ngay các hoạt động phòng chống và kiểm soát dịch bệnh TCM trên địa bàn, nhất là tại các hộ gia đình và các trường học.

NGUYỄN LY
TIN LIÊN QUAN

Bệnh nhi ở TPHCM tử vong nghi do tay chân miệng

Thanh Chân |

TP Hồ Chí Minh - Lúc nhập viện Bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh nhi 5 tuổi được chẩn đoán theo dõi tay chân miệng độ IV. Bệnh nhi được xử trí tích cực chống sốc, hỗ trợ hô hấp - tuần hoàn, lọc máu theo hướng dẫn. Tuy nhiên, do tình trạng rất nặng, đến chiều cùng ngày nhập viện, bệnh nhi tử vong.

Bệnh tay chân miệng chuyển nặng nhanh, bác sĩ lo ngại di chứng nặng nề

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

TP Hồ Chí Minh - Những ngày qua, thành phố đã bắt đầu ghi nhận những ca bệnh mắc bệnh tay chân miệng độ nặng, diễn tiến xấu.

Ghi nhận một trường hợp tử vong vì bệnh tay chân miệng

PHAN TUẤN |

Ngày 30.5, tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp bệnh nhi tử vong vì bệnh tay chân miệng. 

Có bảo hiểm y tế, người chạy thận vẫn phải mua thuốc ngoài giá cao

THUỲ DƯƠNG - NGỌC THUỲ |

Mặc dù được bảo hiểm chi trả 80% chi phí điều trị, nhưng việc thiếu thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế khiến rất nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn phải mua thuốc tại các cửa hàng ngoài bệnh viện với giá cao.

Tranh luận về quy chế chi tiêu nội bộ tại phiên xét xử bà Lê Thị Dung

QUANG ĐẠI |

Bị cáo Lê Thị Dung, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An cho rằng đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ công khai, đúng quy trình, thanh toán đúng quy chế. Trong khi đó, kế toán đơn vị này lại cho rằng đã sai trong xây dựng một số nội dung của quy chế chi tiêu nội bộ.

11/31 nước thành viên không muốn Ukraina gia nhập NATO

Ngọc Vân |

Khoảng 35% nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương không ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Huấn luyện viên kể lại hành trình vô địch của Novak Djokovic

TAM NGUYÊN |

Novak Djokovic hành hạ chúng tôi suốt 2 tuần qua” - huấn luyện viên Goran Ivanisevic nói.

Điều gây thương nhớ để khách du lịch Huế vừa về đã muốn trở lại ngay

Quảng An |

Con người Huế gần gũi, thân thiện, món ăn ngon, cảnh vật đẹp là những điều níu chân du khách.

Bệnh nhi ở TPHCM tử vong nghi do tay chân miệng

Thanh Chân |

TP Hồ Chí Minh - Lúc nhập viện Bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh nhi 5 tuổi được chẩn đoán theo dõi tay chân miệng độ IV. Bệnh nhi được xử trí tích cực chống sốc, hỗ trợ hô hấp - tuần hoàn, lọc máu theo hướng dẫn. Tuy nhiên, do tình trạng rất nặng, đến chiều cùng ngày nhập viện, bệnh nhi tử vong.

Bệnh tay chân miệng chuyển nặng nhanh, bác sĩ lo ngại di chứng nặng nề

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

TP Hồ Chí Minh - Những ngày qua, thành phố đã bắt đầu ghi nhận những ca bệnh mắc bệnh tay chân miệng độ nặng, diễn tiến xấu.

Ghi nhận một trường hợp tử vong vì bệnh tay chân miệng

PHAN TUẤN |

Ngày 30.5, tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp bệnh nhi tử vong vì bệnh tay chân miệng.