Vĩnh Phúc: Ai ngó lơ, tiếp tay để các trạm bêtông trái phép phá môi trường?

Phan Anh |

Như Lao Động đã thông tin, thời gian qua hàng loạt trạm trộn bê tông ồ ạt mọc trên đất lâm nghiệp tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của người dân. Vì sao những trạm trộn bêtông không được cấp phép, thế nhưng vẫn hoạt động như thách thức người dân và cơ quan chức năng?

Dân khốn khổ vì ô nhiễm

Theo chỉ dẫn của người dân, PV tìm đến một số địa điểm đặt trạm trộn trên địa bàn huyện Tam Dương. Hơn cả những gì người dân mô tả, bêtông thừa được những đơn vị này đổ lênh láng, chất cụm cao hơn đầu người khắp 1 bìa rừng.

Bêtông rửa thùng được trạm trộn bêtông Vĩnh Phúc (trên địa bàn xã Thanh Vân) xả trực tiếp ra môi trường. Ông Tiến - người dân sống gần trạm trộn này - cho biết: "Đưa con đi học, gặp những xe này chỉ có dạt sang một bên, vì đường dân sinh nhỏ, họ đi đã kín đường rồi. Đi thế này chẳng mấy mà nát hết đường. Trạm trộn này thường xuyên xả nước tráng xe chảy lênh láng ra đường và đồi bên cạnh".

Không khó để bắt gặp hình ảnh các trạm trộn xả nước rửa xe, bê tông thừa thẳng ra môi trường. Trong ảnh là khu vực quanh trạm trộn bê tông Vĩnh Phúc trên địa bàn xã Thanh Vân.
Không khó để bắt gặp hình ảnh các trạm trộn xả nước rửa xe, bê tông thừa thẳng ra môi trường. Trong ảnh là khu vực quanh trạm trộn bê tông Vĩnh Phúc trên địa bàn xã Thanh Vân.
Không khó để bắt gặp hình ảnh các trạm trộn xả nước rửa xe, bêtông thừa thải thẳng ra môi trường. Trong ảnh là khu vực quanh trạm trộn bêtông Vĩnh Phúc trên địa bàn xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

"Không biết họ có giấy phép gì không nhưng họ hoạt động công khai gây ô nhiễm môi trường như vậy" - bà Hoa, người dân xã Thanh Vân (Tam Dương, Vĩnh Phúc), nói.

Ông Hưng - một người dân sống gần Công ty CP Kỹ nghệ bêtông Việt Nhật (Công ty bêtông Việt Nhật, nằm tại xã Hướng Đạo) - bức xúc: "Người dân chúng tôi ở đây báo chính quyền và viết đơn suốt, nhưng viết xong cũng như không, bụi bặm kinh khủng. Bụi này vừa do xe đất, vừa do bêtông. Không chỉ có trạm bêtông Việt Nhật, quanh đây còn 3-4 trạm nữa.

Mấy cửa hàng quanh đây có buôn bán được gì đâu, từ ngày cái trạm này về mở, đóng cửa hết. Nhất là quán ăn vì bụi quá, không ai người ta dừng lại nghỉ ngơi ăn uống nổi".

Công ty Việt Nhật ngang nhiên đổ bê tông thừa ra môi trường.
Công ty Việt Nhật ngang nhiên đổ bê tông thừa ra môi trường.
Công ty Việt Nhật ngang nhiên đổ bêtông thừa ra môi trường. Nhiều điểm bêtông chất cao hơn đầu người.

Tại sao loạt trạm trộn vẫn sừng sững tồn tại?

Dù thực tế những trạm trộn bêtông như Báo Lao Động đã nêu không được cấp phép thế nhưng vẫn sừng sững hoạt động.

Và để tồn tại, hoạt động được, ngoài sự thờ ơ của cơ quan quản lý, những trạm trộn trái phép trên địa bàn huyện Tam Dương còn được Điện lực Tam Dương cung cấp điện để vận hành dù không đủ điều kiện sản xuất kinh doanh hợp pháp.

Phóng viên đã liên hệ với Điện lực Tam Dương để tìm hiểu thông tin, tuy nhiên đơn vị này chưa có phản hồi.

Các trạm bê tông trái phép vẫn được cung cấp điện để duy trì vận hành.
Các trạm bêtông trái phép vẫn được cung cấp điện không đúng quy định để duy trì vận hành.

Trong khi đó, trong chiều ngày 22.4 ngay khi phát hiện tình trạng Công ty bêtông Việt Nhật trực tiếp đổ chất thải bêtông ra bìa rừng, chúng tôi đã liên hệ báo cáo, cung cấp thông tin với Công an huyện Tam Dương để tiến hành xử lý.

Trong khi phóng viên đang cung cấp thông tin với Công an huyện Tam Dương, một người tự nhận là đại diện Công ty bêtông Việt Nhật cắt ngang, cho rằng việc đổ bêtông thừa ra khu vực bìa rừng là bình thường "vì đất này của chúng tôi".

Ngay sau đó, chúng tôi đã có trao đổi nhanh với UBND xã Đạo Tú, lãnh đạo xã này phủ nhận thông tin khu đất bị đổ thải là của Công ty bêtông Việt Nhật. "Kể cả đất của họ, họ cũng không thể đổ thải ra như vậy", lãnh đạo xã Đạo Tú cho biết.

Mặc dù là người cung cấp thông tin, song sau khi cử cán bộ đến hiện trường ghi nhận sự việc, Công an huyện Tam Dương không chấp nhận chia sẻ biên bản làm việc với phóng viên Lao Động với lý do "không phải thành phần tham dự".

Đáng ngạc nhiên, sau những tác động nghiêm trọng đối với môi trường và người dân, thay vì chấn chỉnh lại hoạt động xây dựng trạm trộn bêtông, thời gian qua, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra liên tiếp 2 văn bản đồng ý chủ trương cho 2 công ty gồm:

Công ty TNHH đầu tư và thương mại Vĩnh Phúc đặt trạm trộn bêtông tại xã Đạo Tú và Công ty Cổ phần bêtông Sông Hồng Vĩnh Phúc lắp đặt trạm trộn bêtông tại xã Hướng Đạo (giáp công ty bêtông Việt Nhật).

Không những vậy, vị trí đặt 2 trạm bêtông nói trên lại nằm ngay trên đất lâm nghiệp… Một trạm được phê duyệt ngay cạnh Công ty bêtông Việt Nhật - đơn vị từng bị Sở Xây dựng Vĩnh Phúc không chấp thuận vị trí, địa điểm do nằm trong phạm vi dự án Khu công nghiệp Tam Dương I – Khu vực 3 và không phù hợp với tính chất dự án lắp đặt trạm trộn bêtông.

Việc bất chấp pháp luật và điều kiện an toàn kỹ thuật của Công ty bê tông Việt Nhật, Bêtông Vĩnh Phúc và một số đơn vị trạm trộn bêtông trên địa bàn đang ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và đời sống người dân. Tình trạng trên đã diễn ra nhiều năm nay nhưng không hiểu vì lý do gì, các trạm bêtông này vẫn ngang nhiên hoạt động thách thức pháp luật.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc, UBND huyện Tam Dương cần nhanh chóng vào cuộc xử lý dứt điểm, không để tình trạng xử phạt qua loa, tạo tiền lệ xấu; đồng thời yêu cầu những đơn vị vi phạm khắc phục hậu quả nếu làm ô nhiễm môi trường, phá hoại cảnh quan.

Phan Anh
TIN LIÊN QUAN

Vĩnh Phúc: Ai ngó lơ, tiếp tay để các trạm bêtông trái phép phá môi trường?

Phan Anh |

Như Lao Động đã thông tin, thời gian qua hàng loạt trạm trộn bê tông ồ ạt mọc trên đất lâm nghiệp tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của người dân. Vì sao những trạm trộn bêtông không được cấp phép, thế nhưng vẫn hoạt động như thách thức người dân và cơ quan chức năng?

Quảng Bình: Trạm bê tông không phép hoạt động trên 10.000m2 đất rừng

LÊ PHI LONG |

Mặc dù chưa được cấp phép hoạt động, nhưng trạm trộn bê tông của của Công ty CP thi công cọc và xây dựng FECON tại thôn Mốc Định, xã Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) vẫn hằng ngày hoạt động, cung cấp bê tông cho Công ty CP điện gió B&T bất chấp các quy định về môi trường và các quy định liên quan.

Vụ xe trộn bê tông cán chết học sinh lớp 2: Toàn bộ bản án bị kháng cáo

Nhiệt Băng |

Ngày 2.3, liên quan đến vụ lái xe trộn bê tông cán chết cháu bé học sinh lớp 2 xảy tại Nha Trang, bà Huỳnh Thị Phương (đại diện người bị hại) cho biết đã gửi đơn kháng cáo toàn bộ sơ thẩm của TAND TP.Nha Trang lên TAND tỉnh Khánh Hòa.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Vĩnh Phúc: Ai ngó lơ, tiếp tay để các trạm bêtông trái phép phá môi trường?

Phan Anh |

Như Lao Động đã thông tin, thời gian qua hàng loạt trạm trộn bê tông ồ ạt mọc trên đất lâm nghiệp tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của người dân. Vì sao những trạm trộn bêtông không được cấp phép, thế nhưng vẫn hoạt động như thách thức người dân và cơ quan chức năng?

Quảng Bình: Trạm bê tông không phép hoạt động trên 10.000m2 đất rừng

LÊ PHI LONG |

Mặc dù chưa được cấp phép hoạt động, nhưng trạm trộn bê tông của của Công ty CP thi công cọc và xây dựng FECON tại thôn Mốc Định, xã Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) vẫn hằng ngày hoạt động, cung cấp bê tông cho Công ty CP điện gió B&T bất chấp các quy định về môi trường và các quy định liên quan.

Vụ xe trộn bê tông cán chết học sinh lớp 2: Toàn bộ bản án bị kháng cáo

Nhiệt Băng |

Ngày 2.3, liên quan đến vụ lái xe trộn bê tông cán chết cháu bé học sinh lớp 2 xảy tại Nha Trang, bà Huỳnh Thị Phương (đại diện người bị hại) cho biết đã gửi đơn kháng cáo toàn bộ sơ thẩm của TAND TP.Nha Trang lên TAND tỉnh Khánh Hòa.