Vĩnh Long xây bảo tàng nông nghiệp 400 tỉ đồng

TRẦN LƯU |

Ngày 15.5, thông tin từ UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, ông Lữ Quang Ngời – Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ký Quyết định phê duyệt "Đề án xây dựng bảo tàng nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Bảo tàng này sẽ do UBND tỉnh Vĩnh Long làm cơ quan chủ quản, có nhiệm vụ nghiên cứu, thu thập, bảo tồn, trưng bày và tổ chức các hoạt động về quá trình hình thành và phát triển nông nghiệp gắn liền với đời sống tinh thần của người dân ở ĐBSCL qua các thời kỳ nhằm phục vụ cho du lịch, học tập, nghiên cứu khoa học, thụ hưởng văn hoá của công chúng và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp hiện nay ở ĐBSCL.

Nhiệm vụ trọng tâm của bảo tàng là sưu tầm, trưng bày, tổ chức các sự kiện liên quan đến nông nghiệp ở ĐBSCL phục vụ cho công chúng; nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá nông nghiệp ở vùng… Đối tượng phục vụ thuộc mọi thành phần trong xã hội, khách du lịch trong và ngoài nước;…

Hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu hoạch lúa ở ĐBSCL. Ảnh: Tr.L
Hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu hoạch lúa ở ĐBSCL. Ảnh: Tr.L

Địa điểm xây dựng bảo tàng dự kiến tại ấp Rạch Trúc, thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, với tổng diện tích 11,4ha, được chia thành 4 khu chính: Khu 1 phục vụ trưng bày và hành chính gồm các khối sảnh, khối trưng bày chính, khối hội trường, khối thư viện, khối hành chính, khối kỹ thuật…;  Khu 2 tái hiện làng quê Nam bộ xưa; Khu 3 tổ chức sự kiện; và Khu 4 là các công trình phụ trợ…

Hiện vật và tư liệu của từng chuyên đề được sắp xếp theo tiến trình lịch sử vùng ĐBSCL qua 4 thời kỳ. Thời kỳ đầu (trước năm 1698): Nền nông nghiệp vương quốc Phù Nam và Chân Lạp. Thời kỳ thứ hai (từ năm 1698 – 1858): Quá trình Nam tiến và khẩn hoang của các chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn. Thời kỳ thứ ba (từ năm 1858 đến năm 1975): Tổ chức sản xuất nông nghiệp thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hoà. Thời kỳ thứ tư (từ năm 1975 đến nay): Nền nông nghiệp thâm canh ở ĐBSCL thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Dự kiến số lượng nhân sự ban đầu khoảng 30 người, và có thể tăng theo sự phát triển của bảo tàng.

Tổng kinh phí thực hiện đề án là 400 tỉ đồng, bao gồm ngân sách và xã hội hóa. Tiến độ thực hiện đề án được chia thành 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 sẽ hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý (đến năm 2021);  Giai đoạn 2 là sưu tầm, thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng (2022-2026); và giai đoạn 3 sẽ hoàn thiện đề án, khai thác và sử dụng (năm 2027)…

Theo UBND tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam hiện có rất nhiều bảo tàng, nhưng chưa có nơi nào xây dựng bảo tàng nông nghiệp, một kho tàng văn hóa của nền văn minh lúa nước gắn chặt với đời sống của người dân Việt Nam, nhất là vùng đất nông nghiệp ĐBSCL...

TRẦN LƯU
TIN LIÊN QUAN

Từ quả bom địch ném không nổ đến Bảo tàng của cựu tù Phú Quốc

PHẠM ĐÔNG - TÙNG GIANG - TẠ QUANG |

Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày của ông Lâm Văn Bảng (cựu tù Phú Quốc) ở thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Hà Nội được coi là “địa chỉ đỏ” để các thế hệ đến tham quan, cùng nhau ôn lại một thời đau thương nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc.

Đà Nẵng tiếp tục trùng tu Thành Điện Hải, di dời bảo tàng

THUỲ TRANG |

Sau 2 năm di dời các hộ dân xâm lấn di tích, Thành Điện Hải nay đã có diện mạo mới, từng dấu tích của thành quách xưa cũ dần hiện lên ngay giữa phố phường. Để thực hiện cuộc đại tu bổ tiếp theo, Đà Nẵng đã quyết định chi hàng trăm tỷ đồng.

Vì sao thay đổi địa điểm xây dựng Bảo tàng tỉnh Phú Yên?

Nhiệt Băng |

Ngày 5.5, UBND tỉnh Phú Yên đã bãi bỏ Quyết định số 3893 (ngày 28.12.2001) của UBND tỉnh về việc thu hồi (chuyển đổi mục đích) và giao đất để xây dựng công trình Bảo tàng tỉnh Phú Yên tại phường 1, thị xã Tuy Hòa (cũ).

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Từ quả bom địch ném không nổ đến Bảo tàng của cựu tù Phú Quốc

PHẠM ĐÔNG - TÙNG GIANG - TẠ QUANG |

Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày của ông Lâm Văn Bảng (cựu tù Phú Quốc) ở thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Hà Nội được coi là “địa chỉ đỏ” để các thế hệ đến tham quan, cùng nhau ôn lại một thời đau thương nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc.

Đà Nẵng tiếp tục trùng tu Thành Điện Hải, di dời bảo tàng

THUỲ TRANG |

Sau 2 năm di dời các hộ dân xâm lấn di tích, Thành Điện Hải nay đã có diện mạo mới, từng dấu tích của thành quách xưa cũ dần hiện lên ngay giữa phố phường. Để thực hiện cuộc đại tu bổ tiếp theo, Đà Nẵng đã quyết định chi hàng trăm tỷ đồng.

Vì sao thay đổi địa điểm xây dựng Bảo tàng tỉnh Phú Yên?

Nhiệt Băng |

Ngày 5.5, UBND tỉnh Phú Yên đã bãi bỏ Quyết định số 3893 (ngày 28.12.2001) của UBND tỉnh về việc thu hồi (chuyển đổi mục đích) và giao đất để xây dựng công trình Bảo tàng tỉnh Phú Yên tại phường 1, thị xã Tuy Hòa (cũ).