Việt Nam thử nghiệm vắcxin phòng COVID-19 trên chuột

Thùy Linh |

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Vắcxin và sinh phẩm số 1 VABIOTECH - Bộ Y tế cho hay, Việt Nam đã bước đầu thành công trong việc nghiên cứu dự tuyển vắcxin phòng COVID-19 và tiêm thử nghiệm trên chuột.

Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Giám đốc VABIOTECH cho biết ngay từ khi Việt Nam ghi nhận những mắc COVID-19 đầu tiên, các nhà khoa học của công ty đã hợp tác cùng Đại học Bristol (Anh) để nghiên cứu vắcxin phòng virus SARS-CoV-2 dựa trên công nghệ vector virus. Nghiên cứu đã thành công trong việc tạo chủng mang vùng kháng nguyên đặc hiệu của virus này.

Kháng nguyên của SARS-CoV-2 trong thành phần vắcxin khi tiêm sẽ giúp cơ thể sinh ra kháng thể chủ động chống lại SARS-CoV-2, tránh nguy cơ nhiễm bệnh. Đây là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất vắcxin.

Với việc bước đầu phát triển thành công dự tuyển vắcxin phòng COVID-19 ở quy mô phòng thí nghiệm trong nhiều tuần qua, các nhà khoa học Việt Nam đã tiêm thử nghiệm trên chuột, đánh giá khả năng sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Việc tiêm thử nghiệm vắcxin này trên chuột đã được thực hiện 2 tuần nay.

Ông Đỗ Tuấn Đạt - Giám đốc VABIOTECH- Bộ Y tế trả lời phỏng vấn Báo Lao Động. Ảnh: Thùy Linh
Ông Đỗ Tuấn Đạt - Giám đốc VABIOTECH- Bộ Y tế trả lời phỏng vấn Báo Lao Động. Ảnh: Thùy Linh

Tiến sĩ Đạt cũng cho biết thêm trong tuần tới, các mẫu máu trên chuột thí nghiệm sẽ được chuyển đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để đánh giá về khả năng sinh miễn dịch (kháng thể) chống lại virus SARS-CoV-2.

Sau giai đoạn này, vắcxin phòng COVID-19 sẽ tiếp tục được nghiên cứu để xây dựng quy trình sản xuất và tiêm thử nghiệm trên động vật nhằm đánh giá thêm về tính an toàn cũng như tính sinh miễn dịch của dự tuyển vắcxin này.

Nói về quá trình sản xuất vắcxin phòng COVID-19, Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt cho biết: Đối với vắcxin, bao giờ cũng phải làm đánh giá trong phòng thí nghiệm, đánh giá tính kháng nguyên nào có hiệu quả tốt nhất, đáp ứng chống dịch tốt. Đối với vắcxin COVID-19 cũng tương tự.

Đối với các nhà sản xuất hiện nay, phải đánh giá 2 điều kiện: Một là có đủ năng lực tiếp cận với sản xuất vắcxin hay không, thứ 2 là quy mô sản xuất ở mức độ ra sao, phải có quy mô sản xuất lớn để đáp ứng cho một cộng đồng lớn, vì chúng ta không thể nào sản xuất vắcxin trên một quy mô nhỏ được.

"Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu vắcxin phòng COVID-19 song song, không chờ đợi thế giới có kết quả, mình mới bắt tay vào việc"- ông Đạt khẳng định.

Theo Giám đốc VABIOTECH, hiện chưa có một nghiên cứu nào đánh giá việc ứng dụng vắcxin phòng virus Corona. Đối với SARS-CoV, các nhà sản xuất cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá trên động vật, đối với MERS-CoV thì đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1 trên người.

Đối với SARS-CoV-2, hiện nay các nước trên thế giới cũng đều đang tiến hành thử nghiệm trên động vật, có 8 thử nghiệm được thực hiện trên người tại một số quốc gia có khả năng thực hiện, nhưng chưa có đánh giá. Đến nay, chưa có một loại vắcxin Corona virus nào được thương mại hóa cả.

"Cả thế giới đều tuyên bố là phải chậm, chứ không thể nhanh được. Cái khó nhất của loại vắcxin chủng Corona mới này là chưa có một đối chiếu nào về thương mại. Đối với vắcxin cúm thì có thể có đối chiếu, nhưng chưa có vắcxin Corona nào trên thế giới được thương mại hóa. Tất cả đều phải dựa trên những nghiên cứu cũ để đẩy nhanh nghiên cứu"- ông Đạt cho hay.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Bước sang ngày thứ 17 liên tiếp, Việt Nam không có thêm ca mắc mới COVID-19

Thùy Linh |

Sáng sớm 3.5, Bộ Y tế cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam. Tính đến sáng 3.5, tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 vẫn dừng ở con số 270 ca.

Bát mì tôm chống đói của cán bộ dập dịch COVID-19 ở Hà Giang

Thùy Linh |

Mưa đá làm tan hoang cả căn lều nơi trú chân của lực lượng gác chốt chống dịch COVID-19 ở Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, những bát mì tôm chống đói, sương mù, giá lạnh... là những khó khăn mà lực lượng phòng chống dịch của Hà Giang đã phải trải qua trong những ngày qua.

Vì sao vắc xin phòng chống COVID-19 lại mất nhiều thời gian nghiên cứu?

Phạm Dung - Phương Anh |

Các nhà khoa học trên thế giới đang chạy đua để tìm ra vaccine phòng chống COVID-19. Đây là công việc ưu tiên hàng đầu nhằm hạn chế mức độ lây lan của virus và giảm thiểu số người thiệt mạng. Tuy nhiên để có được vaccine phòng chống virus SARS -CoV-2 đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu dài. PV Lao Động đã có cuộc trao đổi với PGS.TS.BS Lê Văn Đông, Học viện Quân y để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bước sang ngày thứ 17 liên tiếp, Việt Nam không có thêm ca mắc mới COVID-19

Thùy Linh |

Sáng sớm 3.5, Bộ Y tế cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam. Tính đến sáng 3.5, tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 vẫn dừng ở con số 270 ca.

Bát mì tôm chống đói của cán bộ dập dịch COVID-19 ở Hà Giang

Thùy Linh |

Mưa đá làm tan hoang cả căn lều nơi trú chân của lực lượng gác chốt chống dịch COVID-19 ở Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, những bát mì tôm chống đói, sương mù, giá lạnh... là những khó khăn mà lực lượng phòng chống dịch của Hà Giang đã phải trải qua trong những ngày qua.

Vì sao vắc xin phòng chống COVID-19 lại mất nhiều thời gian nghiên cứu?

Phạm Dung - Phương Anh |

Các nhà khoa học trên thế giới đang chạy đua để tìm ra vaccine phòng chống COVID-19. Đây là công việc ưu tiên hàng đầu nhằm hạn chế mức độ lây lan của virus và giảm thiểu số người thiệt mạng. Tuy nhiên để có được vaccine phòng chống virus SARS -CoV-2 đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu dài. PV Lao Động đã có cuộc trao đổi với PGS.TS.BS Lê Văn Đông, Học viện Quân y để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.