Việt Nam đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng?

Thùy Linh |

Miễn dịch cộng đồng xảy ra khi hầu hết mọi người trong cộng đồng đều miễn dịch với bệnh truyền nhiễm. Hiện nay tỉ lệ số ca mắc COVID-19 và số người được tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Việt Nam đều ở mức cao, vậy chúng ta đã đạt được miễn dịch cộng đồng với COVID-19 hay chưa?

Việt Nam đạt tỉ lệ miễn dịch cao nhưng chưa bền vững

Theo thống kê mới nhất từ Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có hơn 10,6 triệu ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có hơn 100.000 ca nhiễm).

Riêng trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27.4.2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là hơn 10,6 triệu ca, trong đó có hơn 9,3 triệu bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (hơn 1,5 triệu ca), TP.Hồ Chí Minh (hơn 600.000 ca), Nghệ An (gần 500.000 ca), Bắc Giang (gần 400.000 ca), Bình Dương (gần 400.000 ca).

Nhận định về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam hiện nay, trao đổi với phóng viên Lao Động, PGS-TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế - cho rằng, bối cảnh dịch bệnh COVID-19  trong dịp nghỉ lễ 30.4 và mùng 1.5 năm nay, với tỉ lệ người nhiễm cao, tỉ lệ tiêm vaccine đạt mức cao, hơn nữa chủng virus Omicron cũng nhẹ, vì vậy, số mắc mới hiện nay và những trường hợp nặng sẽ không tăng đột biến, dịch sẽ không bùng phát sau ngày nghỉ lễ như năm 2021.

Theo PGS Phu, số theo dõi hằng ngày sẽ không phải thực tế, bởi vì trong giai đoạn này vẫn có những người nhiễm nhưng không báo, số ca nhiễm không triệu chứng không xét nghiệm nhiều hơn trước. Nhưng dù sao, tình hình vẫn có thể không bùng phát nữa nếu như không có sự đột biến về biến chủng của virus.

Trước câu hỏi Việt Nam đã đạt miễn dịch cộng đồng với COVID-19 hay chưa, PGS Trần Đắc Phu cho biết: Miễn dịch cộng đồng có được bao gồm 2 loại miễn dịch, miễn dịch tự nhiên do mắc phải và miễn dịch có được sau khi được tiêm vaccine. Nếu đạt miễn dịch cộng đồng thì chúng ta phải đạt được 2 tiêu chí về tỉ lệ (số lượng) và hiệu quả (chất lượng).

Về số lượng, là trên 70% người đã có miễn dịch với COVID-19. Tiêu chí về chất lượng, thì hiệu quả của vaccine phải cao. Nếu đạt miễn dịch cộng đồng, thì chúng ta sẽ không phải làm gì liên quan đến COVID-19 nữa, vì tất cả mọi người đều đã được bảo vệ.

Tuy nhiên, đối với vaccine phòng COVID-19 thì tỉ lệ bảo vệ khoảng 60-90%, có những người đã tiêm rồi nhưng vẫn nhiễm bệnh, thậm chí có người tiêm 3 mũi vẫn nhiễm. Vaccine được chứng minh bảo vệ hiệu quả khỏi bệnh nặng và tử vong. Hơn nữa, có nhiều người mắc rồi có thể tái nhiễm.

Từ 2 yếu tố này, có thể đánh giá hiệu quả của miễn dịch là không bền vững. Vì thế miễn dịch cộng đồng chưa thể đạt được đến mức chúng ta không phải đề phòng với bệnh COVID-19 nữa. Chúng ta vẫn phải tiêm vaccine, vẫn phải phòng tránh bệnh.

"Đối với một số loại vaccine khác như sởi hay bại liệt, khi tiêm vaccine thì sẽ có miễn dịch, hiệu quả cao, gần như người tiêm không nhiễm nữa, vì thế, có thể đạt được miễn dịch cộng đồng đối với các bệnh này. Tuy nhiên, đối với COVID-19, chúng ta vẫn phải đề phòng bệnh"- PGS Phu phân tích.

Ông cũng cho rằng, chưa kể nếu xuất hiện biến chủng mới, các loại vaccine hiện nay không có hiệu quả thì đó lại là một vấn đề khác. Vì vậy, WHO và Việt Nam đều đưa ra 2 kịch bản phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.

"Việt Nam, mặc dù đã đạt tỉ lệ miễn dịch cao nhưng miễn dịch đó không bền vững, bởi vì, những người nhiễm bệnh rồi vẫn tái nhiễm, sau một thời gian miễn dịch giảm thì vẫn tái nhiễm. Thứ 2 là đối với những người đã tiêm vaccine rồi, sau một thời gian hiệu quả của vaccine cũng giảm đi, khả năng bảo vệ giảm đi, nên vẫn mắc bệnh, vẫn là nguồn lây cho người khác"- PGS Trần Đắc Phu nhận định.

Tỉ lệ bao phủ vaccine của Việt Nam ở nhóm cao nhất thế giới

Theo Bộ Y tế, đến ngày 4.5.2022, cả nước đã triển khai tiêm chủng được khoảng 215 triệu liều vaccine phòng COVID-19, tỉ lệ bao phủ liều cơ bản cho người từ 18 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%; Tỉ lệ bao phủ mũi 1, mũi 2 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi lần lượt là 100% và 96,4%; Tỉ lệ tiêm mũi 3 (liều nhắc lại) cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 57,5%; Tỉ lệ bao phủ mũi 1 cho trẻ em từ 05 tuổi đến dưới 12 tuổi là 13,7%.

Việt Nam đã thực hiện thành công chiến lược vaccine "đi sau- về trước" với chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay, trở thành 1 trong 6 nước có tỉ lệ bao phủ tiêm vaccine cao nhất trên thế giới.

Theo các chuyên gia y tế, đối với một căn bệnh như COVID-19, khả năng miễn dịch cộng đồng khiến virus khó tìm được đối tượng gây bệnh hơn. Tiêm vaccine cho nhiều người là cách tốt nhất để đạt được khả năng miễn dịch này. Miễn dịch cộng đồng sẽ bảo vệ những người không thể tiêm vaccine, chẳng hạn như những người còn quá trẻ, hệ miễn dịch kém hoặc bị dị ứng với vaccine. Một số người vẫn có thể nhiễm bệnh ngay cả khi có miễn dịch cộng đồng. Nguy cơ bùng phát dịch cao hơn ở những khu vực có ít người tiêm vaccine hơn.

PGS-TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - cho biết, tỉ lệ bao phủ đủ 2 mũi vaccine COVID-19 cho người trên 18 tuổi đến nay đã đạt trên 100%.

PGS Hồng cũng cho biết, kết quả của việc bao phủ vaccine COVID-19 cho người dân có thể nhìn thấy rõ, trong đó đã hạn chế được các ca COVID-19 có triệu chứng nặng phải nhập viện điều trị, hạn chế được bệnh nhân nặng và hạn chế số bệnh nhân COVID-19 tử vong.

Theo PGS Hồng, không có một vaccine nào đạt được hiệu quả bảo vệ 100%. Với vaccine COVID-19 hiện nay, theo ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kinh nghiệm của các quốc gia đã triển khai tiêm vaccine COVID-19 trước chúng ta cũng như khuyến cáo của nhà sản xuất thì hiệu quả bảo vệ của vaccine COVID-19 dao động từ 60-90%.

"Như vậy, dù đã tiêm đủ liều vaccine cũng không thể bảo vệ chúng ta hoàn toàn 100%. Những người đã được tiêm vaccine COVID-19 thì hiệu quả mang lại là giảm số mắc COVID-19 và giảm bệnh nặng, giảm tử vong ở người mắc bệnh"- PGS Hồng giải thích.

* Cần sớm điều chỉnh 5K

Chiều 13.5, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, liên quan đến việc điều chỉnh biện pháp chống dịch 5K, hiện nay Bộ Y tế đã có phương án cụ thể và đang chờ ý kiến chỉ đạo cấp cao.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Việt Nam sẽ áp dụng nguyên tắc 5K chống COVID-19 linh hoạt, trong đó 2K cần duy trì thường xuyên là khẩu trang và khử khuẩn. 3K còn lại là khoảng cách, khai báo y tế, không tập trung đông người "sẽ linh hoạt hơn". Tùy theo đặc thù, từng đơn vị, bộ, ngành, địa phương áp dụng các nguyên tắc này phù hợp, không cứng nhắc, đảm bảo hiệu quả.

* PGS-TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: Kết quả của việc bao phủ vaccine COVID-19 cho người dân có thể nhìn thấy rõ, trong đó đã hạn chế được các ca COVID-19 có triệu chứng nặng phải nhập viện điều trị, hạn chế được bệnh nhân nặng và hạn chế số bệnh nhân COVID-19 tử vong.

Tiếp tục bao phủ vaccine, đề xuất số lượng vaccine tiêm mũi 4

Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị tiếp tục khẩn trương triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, đảm bảo hoàn thành trong quý II/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, đảm bảo an toàn, hiệu quả và hoàn thành việc tiêm cho trẻ đủ điều kiện tiêm chủng trong quý II/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Hơn 1 triệu trẻ em từ 5-11 tuổi đã tiêm vaccine phòng COVID-19

Thùy Linh |

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến chiều qua (27.4), số liều vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 1.008.414 liều (mũi 1). Đây là số liệu báo cáo của 57 tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm và báo cáo về Bộ Y tế hàng ngày.

Ninh Bình: Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngành Y tế tỉnh Ninh Bình đang tổ chức và đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn tỉnh.

Kiên Giang: Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ, nhiều phụ huynh đồng tình

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Trẻ từ 5-11 tuổi trên địa bàn tỉnh đã được triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, nhiều phụ huynh đồng tình ủng hộ vì cần có miễn dịch để an tâm cho con đến trường trước diễn biến phức tạp của dịch.

Hà Nội bắt đầu tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh tiểu học

Hà Phương |

Hà Nội -  Ngày 21.4, thành phố bắt đầu tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh tiểu học.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Hơn 1 triệu trẻ em từ 5-11 tuổi đã tiêm vaccine phòng COVID-19

Thùy Linh |

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến chiều qua (27.4), số liều vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 1.008.414 liều (mũi 1). Đây là số liệu báo cáo của 57 tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm và báo cáo về Bộ Y tế hàng ngày.

Ninh Bình: Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngành Y tế tỉnh Ninh Bình đang tổ chức và đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn tỉnh.

Kiên Giang: Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ, nhiều phụ huynh đồng tình

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Trẻ từ 5-11 tuổi trên địa bàn tỉnh đã được triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, nhiều phụ huynh đồng tình ủng hộ vì cần có miễn dịch để an tâm cho con đến trường trước diễn biến phức tạp của dịch.

Hà Nội bắt đầu tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh tiểu học

Hà Phương |

Hà Nội -  Ngày 21.4, thành phố bắt đầu tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh tiểu học.