Việc hiếm: Phân loại báo mỗi sáng

Trang Vân |

Sắp xếp và phân loại các đầu báo. Công việc này diễn ra từ sáng sớm và nhanh chóng nhưng ai cũng vui vẻ khi làm việc.

Khi thành phố còn chìm trong giấc ngủ, từ 4h sáng, chạy dọc các tuyến đường Đinh Lễ, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hà Nội, đã có hàng chục người tấp nập, miệt mài sắp xếp và phân loại các đầu báo.

Những người làm việc này hầu hết là tự phát, cũng có những người thuộc Công ty phát hành báo chí Trung ương. Họ không có hợp đồng lao động, làm mệt thì nghỉ, làm được ngày ngày nào tính công ngày đấy, trung bình mỗi tháng kiếm được 3 triệu đồng.

Mỗi ngày, người làm nghề phát hành thông tin, phân loại báo chỉ phải làm khoảng 3 tiếng kéo dài từ 4h đến 7h sáng. Mọi công đoạn đều được tiến hành khẩn trương, nhanh chóng, đòi hỏi độ chính xác cao.

Những người tham gia công việc chủ yếu là người lớn tuổi, có nhiều thời gian rảnh rỗi và quan trọng là có độ tỉ mẩn nhất định. Công việc diễn ra nhanh chóng, ai cũng lấy đó làm niềm vui.

Sắp xếp và phân loại báo giấy được xem là công đoạn cuối cùng để báo tới tay độc giả. Mỗi người một công việc, họ luôn tập trung cao độ. Ảnh: Trang Vân
Sắp xếp và phân loại báo giấy được xem là công đoạn cuối cùng để báo tới tay độc giả. Mỗi người một công việc, họ luôn tập trung cao độ. Ảnh: Trang Vân
Những đôi tay thoăn thoắt sắp xếp các đầu báo. Đây là công việc quen thuộc mỗi sáng của những người lao động. Họ thường là những người đã nghỉ hưu hoặc những người trẻ làm thêm việc. Ảnh: Trang Vân
Những đôi tay thoăn thoắt sắp xếp các đầu báo. Đây là công việc quen thuộc mỗi sáng của những người lao động này. Để tránh nhầm lẫn, các trồng báo được rải xung quanh vỉa hè để dễ dàng phân loại. Ảnh: Trang Vân
Anh 11: Đa phần những người làm công việc phát báo là những người lớn tuổi và đã nghỉ hưu. Bên cạnh đó một số bạn trẻ tham gia nhiệt tình, bạn Văn Duy (24 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) tâm sự: “Những người làm công việc này đều có một tình  yêu mãnh liệt với tờ báo in và muốn gìn giữ nét văn hóa đọc trong cộng đồng ”
Đa phần những người làm công việc phân loại báo là những người lớn tuổi và đã nghỉ hưu. Bên cạnh đó, một số bạn trẻ cũng tham gia để tăng thêm thu nhập. Anh Văn Duy (24 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Những người làm công việc này không chỉ vì thu nhập, mà hầu hết chúng tôi đều có tình yêu mãnh liệt với tờ báo in và muốn gìn giữ nét văn hóa đọc trong cộng đồng". Ảnh: Trang Vân
Mỗi tờ báo được phân loại cẩn thận và sắp xếp gọn gàng. Sau đó chúng được đưa đến các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và một số sạp báo bán lẻ để tiêu thụ. Ảnh: Trang Vân
Mỗi tờ báo được phân loại cẩn thận và sắp xếp gọn gàng. Sau đó chúng được đưa đến các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và một số sạp báo bán lẻ để tiêu thụ. Ảnh: Trang Vân
Cùng làm nghề phân loại báo trên phố Đinh Lễ chú Duy Anh nói: “Các tờ báo được phân loại theo đơn đặt hàng, sau đó được đóng gói và vận chuyển tới các sạp báo lẻ, các cơ quan và tổ chức. Người mới vào nghề chưa nhớ được cách phân lọai phải dùng sổ và bút để ghi lại, làm lâu quen hơn thì không cần phải ghi chép ”.
Cùng làm nghề phân loại báo trên phố Đinh Lễ, anh Duy Anh nói: “Các tờ báo được phân loại theo đơn đặt hàng, sau đó được đóng gói và vận chuyển tới các sạp báo lẻ, các cơ quan và tổ chức. Người mới vào nghề chưa nhớ được cách phân lọai phải dùng sổ và bút để ghi lại, làm lâu quen hơn thì không cần phải ghi chép ”.
Báo giấy không phải là sự lựa chọn tối ưu nhất hiện nay khi công nghệ càng ngày càng phát triển, nhưng không ai có thể phủ nhận sức sống riêng của những tờ báo giấy. Ảnh: Trang Vân
Báo giấy không phải là sự lựa chọn tối ưu nhất hiện nay khi công nghệ càng ngày càng phát triển, nhưng không ai có thể phủ nhận sức sống riêng của những tờ báo giấy. Ảnh: Trang Vân
Nhiều người cho biết, họ tham gia vì yêu mùi giấy của tờ báo in, công việc thu nhập cũng chẳng được bao nhiêu nhưng chủ yếu là được gặp gỡ và giao lưu mới mọi người.
Nhiều người cho biết, họ tham gia công việc này vì yêu mùi giấy của tờ báo in, công việc thu nhập cũng chẳng được bao nhiêu nhưng chủ yếu là được gặp gỡ và giao lưu mới mọi người. Ảnh: Trang Vân
Nghề phát hành tin tức là công việc chính của cô Tuyết Lan (55 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hôm nào cũng vậy, từ tờ mờ sáng, người phụ nữ này lại lọ mọ dậy chuẩn bị balo, giấy bút để bắt đầu một ngày mới với công việc phát hành tin tức đầy ý nghĩa. Ảnh: Trang Vân
Nghề phát hành tin tức là công việc chính của chị Tuyết Lan (55 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hôm nào cũng vậy, từ tờ mờ sáng, người phụ nữ này lại lọ mọ dậy chuẩn bị balo, giấy bút để bắt đầu một ngày mới với công việc phát hành tin tức đầy ý nghĩa. Ảnh: Trang Vân
Sau khi sắp xép và phân loại xong, báo giấy được vận chuyển khắp mọi nơi. Ảnh: Trang Vân
Sau khi sắp xép và phân loại xong, báo giấy được vận chuyển khắp mọi nơi. Ảnh: Trang Vân

Sạp báo trên đường Hàng Trống là một trong những sạp báo đầu tiên của Hà Nội đã tồn tại gần 30 năm nay.
Sạp báo trên đường Hàng Trống là một trong những sạp báo đầu tiên của Hà Nội, đã tồn tại gần 30 năm nay. Ảnh: Trang Vân
Báo giấy đến tay bạn đọc. Ảnh: Trang Vân
Báo giấy đến tay bạn đọc. Ảnh: Trang Vân
Trang Vân
TIN LIÊN QUAN

Người lao động làm gì để vượt qua dịch: Đầu tư chuyển đổi việc làm mới

Quỳnh Chi |

Xung quanh câu chuyện mất việc - tìm việc của người lao động trong dịch COVID-19; cách quản lý chi tiêu với khoản tiền hỗ trợ mất việc... Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia về vấn đề này. Theo đó, việc dành 1 phần kinh phí để đầu tư chuyển đổi việc làm là ý kiến nhận được sự đề xuất nhiều nhất của các chuyên gia.

Thu nhập giảm một nửa, thợ làm đẹp cố gắng cầm cự qua mùa dịch

Kiều Vân |

Quán vắng khách, tiền lương hàng tháng không đủ để trang trải cuộc sống là tình cảnh chung của những thợ làm nail, thợ spa, thợ làm tóc... do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Người lao động đội mưa gió, rong ruổi khắp phố mưu sinh

Kiều Vân |

Hà Nội trong những ngày mưa nặng hạt liên tiếp, nhiều người lao động vẫn phải đội mưa gió mưu sinh.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người lao động làm gì để vượt qua dịch: Đầu tư chuyển đổi việc làm mới

Quỳnh Chi |

Xung quanh câu chuyện mất việc - tìm việc của người lao động trong dịch COVID-19; cách quản lý chi tiêu với khoản tiền hỗ trợ mất việc... Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia về vấn đề này. Theo đó, việc dành 1 phần kinh phí để đầu tư chuyển đổi việc làm là ý kiến nhận được sự đề xuất nhiều nhất của các chuyên gia.

Thu nhập giảm một nửa, thợ làm đẹp cố gắng cầm cự qua mùa dịch

Kiều Vân |

Quán vắng khách, tiền lương hàng tháng không đủ để trang trải cuộc sống là tình cảnh chung của những thợ làm nail, thợ spa, thợ làm tóc... do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Người lao động đội mưa gió, rong ruổi khắp phố mưu sinh

Kiều Vân |

Hà Nội trong những ngày mưa nặng hạt liên tiếp, nhiều người lao động vẫn phải đội mưa gió mưu sinh.