Video xấu trên mạng xã hội: Lách luật, lách đạo đức

PHƯƠNG HẠNH |

Các video nhảm, nội dung “xấu xí” xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội trong khi việc tiếp cận các video này với trẻ em là rất dễ dàng khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Trao đổi với PV Lao Động chiều 11.3, ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH) cho rằng đây chính là chiêu lách luật, lách đạo đức để kiếm tiền. Dẹp vấn nạn này, rất cần sự chung tay của cả cộng đồng.

Thưa ông, quan điểm của ông như thế nào về các video có nội dung xấu độc gần đây xuất hiện trên mạng xã hội, đặc biệt là vụ việc liên quan đến Youtuber Thơ Nguyễn? Cục có đề xuất biện pháp gì để xử lý vấn nạn này?

- Thực ra để khép tội về mặt luật pháp thì khó vì mình vẫn chưa có quy định, chế tài cụ thể thế nào là video có nội dung không lành mạnh, thế nào là ảnh hưởng đến sự phát triển.

Tôi đã vào xem một số clip của kênh này (Thơ Nguyễn) và thấy có một số thông điệp tích cực, nhưng rất ít. Chủ yếu đưa ra những trò lố lăng. Vấn đề bây giờ mình phải phát động cộng đồng mạng cùng tẩy chay. Vừa rồi các bậc cha mẹ phản ứng dữ dội như vậy rất tốt.

Thứ 2, nếu những trang mạng có chức năng “báo xấu”, thì mình phát động các chiến dịch “báo xấu”, chủ nhân các kênh này sẽ mất kênh hoặc phải gỡ bài, gỡ video. Việt Nam vốn là “cường quốc Vote” nên mình phải huy động cộng đồng vào những việc này. Khi cộng đồng mạng, các bậc phụ huynh chung tay “báo xấu” liên tục, các video xấu độc sẽ không còn đất sống. Về lâu dài, pháp luật cần có quy định chi tiết, cụ thể hơn để xử lý những trường hợp vi phạm.

Thứ 3, phải tăng cường kỹ năng cho các bậc phụ huynh để rèn cho trẻ con. Mình phải tự tiêm “vaccine” cho mình vì các nội dung xấu đã xuất hiện trên mạng rồi thì không thể bảo con đừng vào xem. Song song đó, giáo dục cho con trẻ để chúng biết thông tin nào là xấu, thông tin nào là có lợi.

Thứ 4, bố mẹ đừng nghĩ việc đưa ra các giải pháp ngăn chặn, dùng kĩ thuật để kiểm soát con. Điều này chỉ được một thời gian thôi, nếu kiểm soát chặt quá lại ảnh hưởng đến mối quan hệ cha mẹ - con cái. Phải cân bằng làm sao cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ôn hòa, con cái sẵn sàng chia sẻ các vấn đề mà con gặp phải trên mạng như lừa đảo, dụ dỗ cung cấp thông tin cá nhân,… Khi con cái chia sẻ, bố mẹ sẽ hướng dẫn con. Giải pháp khuyến nghị là cha mẹ phải đồng hành với con để con chia sẻ những vấn đề gặp phải trên không gian mạng.

Theo ông, vai trò của các tổ chức xã hội như thế nào trong “cuộc chiến” này?

- Các tổ chức đoàn thể, trường học và ngay cả Facebook cũng đã trình diễn một số chiến dịch khá tốt như phát động các chiến dịch khuyên người dùng mạng xã hội thận trọng trước khi like, share hoặc comment. Phải khuyến khích những chiến dịch này lên để tăng cường bảo vệ người sử dụng mạng xã hội, trước hết là trẻ em.

Chúng ta phải nhằm thẳng vào Facebook, Tiktok, Youtube - những nhà mạng phổ biến, yêu cầu họ phải có trách nhiệm bảo vệ người dùng, bảo vệ trẻ em. Thực tế hiện nay đã có một số chính phủ, cộng đồng ở các quốc gia đã đấu tranh với mạng xã hội rồi. Theo tôi, giải pháp mà phụ huynh đang đi đúng là phát động một làn sóng lên án và tích cực “báo xấu”. Nên kêu gọi những nghệ sĩ hoạt động trên mạng có tầm ảnh hưởng lớn ưu tiên bảo vệ trẻ em. Làn sóng phẫn nộ để kéo anti lại theo tôi nghĩ là thắng.

Thưa ông, sau một Thơ Nguyễn này, có thể lại xuất hiện nhiều Thơ Nguyễn khác. Chúng ta có thể đề xuất một phương án mạnh tay hơn?

- Mục đích chính trong tất cả các chiêu trò trên mạng là kiếm tiền, câu view, câu like. Thực sự rất khó để kêu gọi người ta đừng vào xem, đừng like. Không phải ai cũng tỉnh táo để biết cái gì xấu, cái gì hại. Do đó, bộ lọc đầu tiên là bộ lọc cộng đồng xã hội giống như ngoài đời thực thôi.
Trên mạng cũng thế, cũng có người tốt người xấu, sản phẩm tốt sản phẩm xấu thì phải phát động mà chọn lọc ra. Đấu tranh với cái xấu để bảo vệ cái tốt. Mạng xã hội không khác gì đời thực, phải làm sao phát động phong trào dọn rác trên mạng, cho đấy là rác rưởi giống như việc ô nhiễm môi trường. Còn pháp luật thì cần phải có những chế tài chi tiết hơn mà xử lý. Tuy nhiên, thế giới 4.0 này thay đổi cực kì nhanh. Vì vậy, pháp luật mà theo được cũng có những độ trễ nhất định. Theo đó, cần áp dụng nhiều biện pháp, đặc biệt là giáo dục truyền thông và có vaccine cho trẻ con là chuẩn nhất.

Xin cảm ơn ông!

PHƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Hưng Vlog, NTN Vlogs và những YouTuber kiếm tiền nhờ video nhảm nhí

BẢO AN |

Mới đây, chủ kênh YouTube Hưng Vlog đã bị Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Bắc Giang phạt 10 triệu đồng và yêu cầu gỡ bỏ video "lấy cắp tiền từ heo đất". Tuy nhiên, ngoài Hưng Vlog, còn hàng chục nghìn các YouTuber khác vẫn ngày đêm đăng tải những video nhảm nhí, phản cảm nhằm mục đích kiếm tiền.

Nhiều video nhảm nhí, phản cảm trên mạng xã hội: Cần tăng chế tài xử phạt

Phạm Đông |

Các chuyên gia văn hóa cho rằng, nhiều nội dung video phản cảm, trái thuần phong mỹ tục tràn lan trên mạng xã hội đang ảnh hưởng nhiều tới giới trẻ, do đó cần tăng chế tài xử phạt.

Sẽ xử lý nghiêm hành vi đăng tải video nhảm nhí, giật gân trên mạng

Long Nguyễn - Việt Dũng |

Thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng Bộ Công an - cho biết, đã nhận được chỉ đạo của Văn phòng Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý các video nhảm nhí trên mạng xã hội. Theo tướng Xô, thời gian qua, Bộ chỉ đạo thường xuyên các đơn vị, theo chức năng nhiệm vụ được giao, đấu tranh với các loại tội phạm, trong đó có tội phạm công nghệ cao.

Thủ tướng yêu cầu xử lý các video nhảm nhí, giật gân trên mạng xã hội

Vương Trần |

Thời gian qua, mạng xã hội tràn lan video có nội dung nhảm nhí, giật gân nhằm kiếm tiền.

Ông Park Hang-seo liệu có thành công nếu dẫn dắt tuyển Thái Lan, Indonesia?

NGUYỄN ĐĂNG |

Khi còn làm việc tại Việt Nam, VFF và VPF có thể sắp xếp, điều chỉnh lịch thi đấu các giải quốc nội để ông Park Hang-seo có điều kiện tập hợp lực lượng tốt nhất, nhưng nếu sang Thái Lan làm việc, điều đó sẽ không xảy ra.

Nguy cơ mất trắng khi mua nhà ở xã hội qua mạng

Nguyễn Thúy |

Với giá thành thấp, nhiều người lựa chọn tìm mua nhà ở xã hội “qua tay” theo các thông tin quảng cáo trên mạng. Tuy nhiên, chuyên gia pháp lý cảnh báo, mọi giao dịch nhà ở xã hội không đúng đối tượng, đặc biệt trong 5 năm đầu tiên đều là vô hiệu.

EVN lo mất cân đối tài chính khi dự kiến lỗ gần 99.000 tỉ đồng

Anh Tuấn |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ước tính lỗ lũy kế hai năm (2022-2023) gần 99.000 tỉ đồng, có thể mất cân đối tài chính, dòng tiền, nếu giá điện không thay đổi.

Hà Nội: Bức bối tìm nơi gửi xe khi đi viện

Minh Hạnh |

Thực trạng vỉa hè, lòng đường tại nhiều tuyến phố trên địa bàn Hà Nội bị chiếm dụng làm chỗ trông giữ xe gây bức xúc trong dư luận từ lâu, tới nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đáng nói là việc gửi xe tại khu vực các bệnh viện của thành phố cũng là một vấn đề nan giải khi việc lấn chiếm vỉa hè cũng không đáp ứng được nhu cầu.

Hưng Vlog, NTN Vlogs và những YouTuber kiếm tiền nhờ video nhảm nhí

BẢO AN |

Mới đây, chủ kênh YouTube Hưng Vlog đã bị Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Bắc Giang phạt 10 triệu đồng và yêu cầu gỡ bỏ video "lấy cắp tiền từ heo đất". Tuy nhiên, ngoài Hưng Vlog, còn hàng chục nghìn các YouTuber khác vẫn ngày đêm đăng tải những video nhảm nhí, phản cảm nhằm mục đích kiếm tiền.

Nhiều video nhảm nhí, phản cảm trên mạng xã hội: Cần tăng chế tài xử phạt

Phạm Đông |

Các chuyên gia văn hóa cho rằng, nhiều nội dung video phản cảm, trái thuần phong mỹ tục tràn lan trên mạng xã hội đang ảnh hưởng nhiều tới giới trẻ, do đó cần tăng chế tài xử phạt.

Sẽ xử lý nghiêm hành vi đăng tải video nhảm nhí, giật gân trên mạng

Long Nguyễn - Việt Dũng |

Thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng Bộ Công an - cho biết, đã nhận được chỉ đạo của Văn phòng Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý các video nhảm nhí trên mạng xã hội. Theo tướng Xô, thời gian qua, Bộ chỉ đạo thường xuyên các đơn vị, theo chức năng nhiệm vụ được giao, đấu tranh với các loại tội phạm, trong đó có tội phạm công nghệ cao.

Thủ tướng yêu cầu xử lý các video nhảm nhí, giật gân trên mạng xã hội

Vương Trần |

Thời gian qua, mạng xã hội tràn lan video có nội dung nhảm nhí, giật gân nhằm kiếm tiền.