Vỉa hè bị đào xới cuối năm ở Hà Nội: Mỗi đường, mỗi phố một loại đá

PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG |

Hà Nội - Cứ dịp cuối năm là vỉa hè trên nhiều tuyến phố ở Thủ đô lại bị xới tung lên lát lại. Trong khi đó, chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng, một số khu vực vỉa hè lát đá bị nứt vỡ, chất lượng xuống cấp thấy rõ.

Chỗ dùng đá tự nhiên, nơi lát gạch giả đá

Vỉa hè nhiều tuyến phố ở Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng chỉ sau vài năm hoàn thành việc lát đá. Hiện tại, trên nhiều tuyến phố khác, việc lát đá tự nhiên, lát vật liệu giả đá đang tiếp tục được triển khai dịp cuối năm.

PV Lao Động đã ghi nhận trên các tuyến đường như Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa), Giảng Võ (quận Ba Đình), Nguyễn Hữu Thọ (quận Hoàng Mai)...

Cảnh lộn xộn, nhếch nhác trên đường Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Cảnh lộn xộn, nhếch nhác trên đường Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Cảnh lộn xộn, nhếch nhác trên đường Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Trên đường Nguyễn Chí Thanh, Giảng Võ hiện đang được lát đá granite. Cả hai tuyến đường này đang bị đào xới, cải tạo, khiến vỉa hè lộn xộn, cản trở người tham gia giao thông. Còn với phố Nguyễn Hữu Thọ, loại vật liệu đang được sử dụng là gạch giả đá.

Trong khi đó, vỉa hè đường Nguyễn Trãi vừa hoàn thành được sử dụng đá tự nhiên để lát.

Phố Nguyễn Hữu Thọ sử dụng gạch giả đá.
Phố Nguyễn Hữu Thọ sử dụng gạch giả đá. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Ông Ngô Đức Duy (62 tuổi, Đại Từ, Hoàng Mai) thắc mắc, Hoàng Mai cũng là một trong những quận nội đô nhưng lại lát gạch giả đá thay vì dùng đá tự nhiên.

"Cùng là chỉnh trang đô thị nhưng tại sao mỗi quận, mỗi tuyến đường lại sử dụng một loại đá khác nhau. Việc sử dụng vật liệu như này liệu có đồng nhất giữa các tuyến phố. Cần có tiêu chí rõ ràng về loại đá sử dụng cho mỗi tuyến phố" - ông Duy nói.

Cũng theo ông Duy, mỗi loại đá được sử dụng sẽ có một giá thành khác nhau. Với đá tự nhiên sẽ bền và đắt hơn so với loại giả đá. Việc lựa chọn loại đá nào cũng cần được quy định rõ ràng, tránh xảy ra tiêu cực và làm thất thoát ngân sách nhà nước.

Bà Nguyễn Thị Hà (56 tuổi, hộ kinh doanh trên đường Nguyễn Chí Thanh) bức xúc, vỉa hè đang bình thường lại bị đào xới để "thay áo mới". Vừa tốn kém, lại bất tiện. Trong khi đó vỉa hè cũ đâu đã xuống cấp...

“Gạch cũ vấn dùng được thì lại đào lên lát loại đá khác" - bà Hà nói và cho biết những viên đá lát vỉa hè được cho là có tuổi thọ 70 năm đã vỡ nát sau một vài năm sử dụng. Ngân sách thành phố đã và đang phải bỏ ra những khoản kinh phí không nhỏ để sửa sang, bảo dưỡng thậm chí lát mới những đoạn vỉa hè như vậy ở nhiều nơi, rất tốn kém và không cần thiết. Tiền này có thể dùng cho những việc khác cấp thiết hơn như đầu tư vào xây trường, xây bệnh viện - bà Hà bức xúc.

Cảnh thi công trên đường Giảng Võ. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Cảnh thi công trên đường Giảng Võ. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Yêu cầu kiểm soát chặt nguồn gốc các loại đá lát

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, gần 5 năm qua, đơn vị này đã tổ chức kiểm tra 52 tuyến phố lát hè sử dụng vật liệu lát bằng đá tự nhiên trên địa bàn, chủ yếu tập trung tại các quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Long Biên, Cầu Giấy, Tây Hồ.

Sau khi kiểm tra các dự án, Sở Xây dựng đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế. Trong đó, có dự án, việc thi công ở một số vị trí chưa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Việc kiểm tra, giám sát, nghiệm thu vật liệu đá đầu vào tại một số tuyến phố chưa đảm bảo theo quy định.

Giám sát của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát chưa thường xuyên liên tục, chưa kịp thời giải quyết, xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công.

Bên cạnh đó, việc tổ chức kiểm tra rà soát, thực hiện duy tu, sửa chữa, bảo trì hè hư hỏng, xuống cấp tại một số tuyến đường chưa kịp thời.

Việc quản lý, sử dụng mặt hè không đúng công năng sử dụng, mục tiêu đầu tư và thiết kế phê duyệt gây hư hỏng, xuống cấp mặt hè...

Hình ảnh trên đường Giảng Võ. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Hình ảnh trên đường Giảng Võ. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo văn bản tham mưu của Sở Xây dựng, các địa phương tổ chức rà soát lại thiết kế và chủng loại vật tư, vật liệu. Quy định cụ thể về chiều dày đá lát; tiêu chuẩn kỹ thuật về độ bền uốn, độ hút nước, độ cứng vạch bề mặt, độ chịu mài mòn của đá lát; nghiên cứu sử dụng viên vỉa kết hợp ga thu nước... để tăng diện tích cho người đi bộ.

Đặc biệt, tổ chức quản lý, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ các loại đá lát trước khi đưa vào sử dụng cho công trình.

Theo số liệu báo cáo của UBND các quận, huyện, thị xã, hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 255 tuyến phố được lát đá tự nhiên.

Việc chỉnh trang lát đá vỉa hè tại các tuyến phố chủ yếu tập trung ở một số quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ). Quận Hoàn Kiếm đã hoàn thành việc lát đá vỉa hè 100% các tuyến phố.

PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG
TIN LIÊN QUAN

3 năm lên Hà Nội học, cả 3 năm chứng kiến vỉa hè bị xới tung để lát lại đá

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Từ quê lên thành phố đi học, là sinh viên năm 3 của Học viện Phụ nữ Việt Nam, nhưng cũng là lần thứ 3 Tú Anh chứng kiến cảnh vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa, Hà Nội) bị xới tung để lát lại đá vào mỗi dịp cuối năm.

Hà Nội: Người đi bộ bịt mũi, len lỏi giữa dòng phương tiện vì lát đá vỉa hè

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Cuối năm, nhiều tuyến đường ở Hà Nội được chỉnh trang, cải tạo lại và lát đá vỉa hè. Tuy nhiên, hoạt động “đào lên - lấp xuống” diễn ra thường xuyên, thời gian thi công kéo dài khiến người dân bức xúc.

Thi công chậm chạp khiến vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh trở nên nhếch nhác, ngổn ngang

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Những tháng cuối năm, vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh bị đào xới để thay đá và làm lại cống. Việc thi công chậm chạp trong suốt thời gian dài khiến con đường này trở nên nhếch nhác, thiếu mỹ quan.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

3 năm lên Hà Nội học, cả 3 năm chứng kiến vỉa hè bị xới tung để lát lại đá

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Từ quê lên thành phố đi học, là sinh viên năm 3 của Học viện Phụ nữ Việt Nam, nhưng cũng là lần thứ 3 Tú Anh chứng kiến cảnh vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa, Hà Nội) bị xới tung để lát lại đá vào mỗi dịp cuối năm.

Hà Nội: Người đi bộ bịt mũi, len lỏi giữa dòng phương tiện vì lát đá vỉa hè

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Cuối năm, nhiều tuyến đường ở Hà Nội được chỉnh trang, cải tạo lại và lát đá vỉa hè. Tuy nhiên, hoạt động “đào lên - lấp xuống” diễn ra thường xuyên, thời gian thi công kéo dài khiến người dân bức xúc.

Thi công chậm chạp khiến vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh trở nên nhếch nhác, ngổn ngang

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Những tháng cuối năm, vỉa hè đường Nguyễn Chí Thanh bị đào xới để thay đá và làm lại cống. Việc thi công chậm chạp trong suốt thời gian dài khiến con đường này trở nên nhếch nhác, thiếu mỹ quan.