Vì sao tình yêu biển đảo luôn trong tâm thức người Việt?

Nhà văn NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI |

1. Tôi chợt nhớ thời thơ ấu của mình, đứa bé có quê ngoại vùng biển đảo. Bà ngoại tôi là con gái của đảo Vân Đồn - Quảng Ninh, lớn lên trên sóng nước thuyền bè.

Khi đất nước bị chia cắt hai miền, để tránh bị bắt đi vào Nam vì mẹ tôi là công chức của Pháp - bà phải tìm cách ở lại chờ chồng, vì bố tôi anh bộ đội Cụ Hồ sắp về sau nhiều năm chinh chiến gặp lại gia đình.

Chúng tôi được bà và mẹ cho lên thuyền để lánh ra quê ngoại trên đảo Vân Đồn. Ngày ấy chưa có đường bộ nối liền, chưa có tàu lớn. Vân Đồn vẫn là hòn đảo khá hoang vu, phải đi thuyền. Cũng chưa có cầu tàu, chúng tôi phải lội qua bãi sú vẹt khá xa để lên bờ.

Đó là lần đầu tiên tôi đi biển, gặp cả giông bão, lênh đênh vừa xúc động về biển đẹp mênh mông, vừa đầy sợ hãi sóng gió.

Nay thì sau mấy chục năm xa hẳn quê hương, tôi sống tại Sài Gòn (TP.Hồ Chí Minh) đô thị lớn nhất nước. Giờ đây biết nhiều hơn về biển đảo của Tổ quốc với những chuyến du lịch Nha Trang, Vũng Tàu, Phan Thiết, Kiên Giang, Phú Quốc… với bao tiện nghi. Nhưng trong lòng tôi biển đảo quê nhà luôn là miền thương nhớ.

Một dạo tin tức, có nên cho nước ngoài thuê 100 năm với mấy hòn đảo lớn không, trong đó có Vân Đồn. Tôi thắp hương hỏi bà ngoại trên bàn thờ - “Cô Gái Đảo Vân Đồn” ấy nhìn tôi như bảo “Không”!

Vì sao biển đảo lại luôn trong tâm thức người Việt?

Không cần kể vì lẽ nó đẹp mênh mông khơi xa gợi nhớ thương, nơi phát triển kinh tế hay du lịch mà còn địa hình chính trị mang tên Biển Đông - nơi có lịch sử tranh chấp phức tạp, người dân luôn dõi theo.

Tổ quốc nơi đầu sóng trong ý nghĩa ấy. Không yêu thương lo lắng sao được. Người Việt phải luôn luôn để mắt tới để giữ gìn biển đảo - gắn với bảo vệ Tổ Quốc.

Còn vì sao nữa nhỉ?

2

Có phải vì truyền thuyết giống nòi “50 theo cha xuống biển”? vì đất nước có thủy quân nhà Nguyễn phát triển mạnh - tư tưởng “lấy thủy binh làm trọng” có vua Nguyễn Huệ là một thống soái thủy quân tài ba.

Có phải vì Việt Nam có Hồ Chí Minh - người con vĩ đại của mình đã lênh đênh biển cả ra thế giới tìm đường cho dân tộc, đã từng có tuổi trẻ thổn thức nhớ đất nước “Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương”? Người con đó từng nhận mình là “người thủy thủ nhỏ của Hải quân Việt Nam”. Đó là khi Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của Cao ủy Pháp D’ Agenlieu - hỏi  rằng “Chủ tịch rất quen với biển cả, xin tặng ngài danh hiệu “Người thủy thủ nhỏ như quân đội Pháp tặng Napoleon danh hiệu người đội trưởng nhỏ”…

Có phải vì từng có những tù nhân - chiến sĩ Cách mạng “Vượt Côn Đảo” trên những ván thuyền tự đóng mong manh?

Có phải vì người Việt Nam đã từng đi những “Đoàn Tàu Không Số” chở vũ khí vượt biển mịt mùng? Đã từng phải gỡ bom mìn do Mỹ rải xuống phong tỏa cảng Hải Phòng?

Đã từng có những thời khắc lịch sử khốc liệt, không hiểu rõ thời cuộc, nhiều người con phải vượt biển ra đi rời Tổ quốc?

Có phải vì nay người Việt đã có niềm tự hào xây dựng Hải quân lớn mạnh chống lại những kẻ nhận vơ, bắt nạt, lập căn cứ quân sự phi pháp, vô cớ cấm đánh bắt cá trên Biển Đông?

Hay là vì người Việt Nam đã đổ bao máu xương để bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa – Trường Sa!

Hay là vì bao người dân lao động như vẫn đang “Đánh cược mạng sống giữa biển khơi”, đánh bắt cá, khẳng định chủ quyền đất nước. Họ đang dùng bản năng chiến thắng của con người để xây dựng biển đảo của quê hương mình thành vùng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường đa dạng các hệ sinh thái biển.

Câu trả lời là: Vì tất cả những điều đó.

3.

Tôi xa quê hương biển đảo của mình, dù là sống trong đô thị lớn, biết rằng, Vân Đồn quê xa nay đã thành vùng biển đảo phát triển hiện đại với vai trò vị trí kinh tế và quốc phòng quan trọng, một vùng đẹp nổi tiếng trên thế giới với Vịnh Hạ Long và ngày nay, bao thế hệ vẫn dự lễ hội Quan Lạn trên đảo ở trung tâm thương cảng cổ Vân Đồn, quê tôi lễ hội kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông chiến công của Trần Khánh Dư – danh tướng nhà Trần và cũng là ngày hội cầu mùa của dân biển quê tôi.

Trở thành một nhà báo đi tác nghiệp khắp đất nước, vài lần tôi đã phỏng vấn nhà nghiên cứu tự do Nguyễn Đình Đầu. Tôi đặc biệt yêu kính ông nay đã trăm tuổi – một trong số nhà sử học cống hiến nhiều cho việc tìm sử liệu chứng minh chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Ông từng kể: “Có người tự tin bảo tôi: Ai chả biết Trường Sa - Hoàng Sa của Việt Nam? Cụ khỏi mất công cho rắc rối…” Nhưng ông nghĩ phải đưa ra ánh sáng những chứng minh khoa học lịch sử không thể chối cãi. “Đó là bổn phận, đó là vấn đề của khoa học, thời sự của quốc tế và nước ta”.

Ông ước mong sao chúng ta cho in nhiều bản đồ biển đảo, loại nhỏ cầm tay như thói quen dùng của khách du lịch.

Nhưng với người Việt Nam, dù không thuộc hết chi tiết địa lý của muôn nghìn đảo lớn, nhỏ, nhưng như đã có từ bao giờ - trong lòng người Việt, tấm bản đồ bằng tình yêu đất nước mãnh liệt như một bản năng.

Là vì Tổ quốc của họ bên bờ sóng.

Nhà văn NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI
TIN LIÊN QUAN

20 năm thắp lửa sáng tạo cho học trò biển đảo

Lục Tùng |

Việc dành nhiều thời gian tận dụng phế phẩm tại chỗ chế tạo ra đồ dùng dạy học, không chỉ khiến không khí dạy học tích cực hơn mà còn thắp lên ngọn lửa sáng tạo cho học trò trên đảo Hòn Heo của vùng biển Tây Nam Tổ quốc.

“Dáng đứng đảo xa”- thêm một ca khúc hay về chủ quyền biển đảo

Anh Linh |

Sau khi “Tan biến đi virus Corona” nhằm cổ động tinh thần toàn dân chống dịch được công bố hồi tháng 3.2020 nhận được sự ủng hộ của đông đảo người yêu nhạc, mới đây, nhạc sĩ Trần Hùng tiếp tục ra MV mới mang tên “Dáng đứng đảo xa”.

Nhận diện đầy đủ chủ quyền biển Đông

P.LINH |

Cần xây dựng thế trận tuyên truyền chủ động, nhanh, chính xác và phù hợp để nhận diện đầy đủ chủ quyền, nghĩa vụ của mỗi công dân trên biển - đó là kiến nghị của nhiều đại biểu tham dự hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo do Quân chủng Hải quân tổ chức ngày 25.10, tại căn cứ Cam Ranh, Khánh Hòa.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

20 năm thắp lửa sáng tạo cho học trò biển đảo

Lục Tùng |

Việc dành nhiều thời gian tận dụng phế phẩm tại chỗ chế tạo ra đồ dùng dạy học, không chỉ khiến không khí dạy học tích cực hơn mà còn thắp lên ngọn lửa sáng tạo cho học trò trên đảo Hòn Heo của vùng biển Tây Nam Tổ quốc.

“Dáng đứng đảo xa”- thêm một ca khúc hay về chủ quyền biển đảo

Anh Linh |

Sau khi “Tan biến đi virus Corona” nhằm cổ động tinh thần toàn dân chống dịch được công bố hồi tháng 3.2020 nhận được sự ủng hộ của đông đảo người yêu nhạc, mới đây, nhạc sĩ Trần Hùng tiếp tục ra MV mới mang tên “Dáng đứng đảo xa”.

Nhận diện đầy đủ chủ quyền biển Đông

P.LINH |

Cần xây dựng thế trận tuyên truyền chủ động, nhanh, chính xác và phù hợp để nhận diện đầy đủ chủ quyền, nghĩa vụ của mỗi công dân trên biển - đó là kiến nghị của nhiều đại biểu tham dự hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo do Quân chủng Hải quân tổ chức ngày 25.10, tại căn cứ Cam Ranh, Khánh Hòa.