Vì sao số người bị bệnh do "sát thủ thầm lặng" withmore đang gia tăng?

An AN |

Gần đây, số bệnh nhân mắc withmore có xu hướng gia tăng do nhiều lý do, nhất là khi được cộng hưởng từ điều kiện thời tiết vào mùa mưa.

Whitmore - Căn bệnh đang bị “lãng quên”?

Bệnh viện Sản nhi Nghệ An - cho biết bệnh viện này đã phát hiện và điều trị cho 3 bệnh nhi bị bệnh whitmore.

Trước đó, ngày 12.9, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cũng tiếp nhận điều trị bệnh nhân mắc bệnh này.

Bệnh nhân whitmore đang điều trị tại BV Bạch Mai. Ảnh: B.NGỌC.
Bệnh nhân whitmore đang điều trị tại BV Bạch Mai. Ảnh: B.NGỌC.

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết nếu như trước đây, 5-10 năm mới có 20 ca mắc whitmore, thì từ đầu năm 2019 đến nay, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận tới 20 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này, trong đó riêng tháng 8 ghi nhận 12 ca whitmore nặng được chuyển đến chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

"Gần đây các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa tập trung từ tháng 7-11" - PGS.TS Duy Cường lý giải.

Bệnh Withmore nguy hiểm như thế nào?

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, bệnh cảnh lâm sàng đa dạng phức tạp, bệnh nhân được nhập viện từ chuyên khoa khác nhau như hô hấp, cơ-xương-khớp, nội tiết, da liễu, ngoại khoa,... Do bệnh cảnh lâm sàng đa dạng nên bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu…

Tuy nhiên, ngay cả khi được khẳng định chẩn đoán bệnh whitmore, việc điều trị cũng hết sức khó khăn vì phải dùng kháng sinh (thường là nhóm ceftazidime hoặc carbapenem, cotrimoxazole) tấn công liều cao (6-8g Ceftazidim/ngày truyền tĩnh mạch) kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng nữa.

Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng. Việc theo dõi điều trị bệnh kéo dài, lại tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỉ lệ tử vong do whitmore còn cao, lên tới 40%.

Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.

Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam và bệnh này được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị “lãng quên”.

Những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.

Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi... Bệnh có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

An AN
TIN LIÊN QUAN

Dấu hiệu nhận biết, cách phòng ngừa bệnh "vi khuẩn ăn thịt người"

TỔNG HỢP (TTXVN) |

Bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" có tên khoa học là Whitmore (hay melioidosis) là một bệnh "nhiễm trùng gây chết người" từ khuẩn Burkholderia pseudomallei, gây ảnh hưởng đến cả người và động vật.

Tưởng bị cúm, người đàn ông tử vong vì nhiễm vi khuẩn ăn thịt người

Ngọc Vân |

Nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, một người đàn ông Florida đã trải qua 4 cuộc phẫu thuật cắt bỏ 25% da nhưng vẫn không qua khỏi.

Nghệ An: Một bệnh nhân nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” đã xuất viện

QUANG ĐẠI |

Sáng 15.4, tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Nghệ An cho biết, trong 4 bệnh nhân nhi nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người”, đã có 1 trường hợp xuất viện, 3 trường hợp khác đang ổn định, có tiến triển tốt.

Hình nộm rồng bốc cháy, hàng trăm người xin lửa cầu may đêm giao thừa

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Năm nào cũng vậy, cứ đêm giao thừa, dân làng Đồng Bồng (xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) lại huy động thanh niên trai tráng đi rước lửa từ trong ngôi đền ra đình làng để làm lễ, sau đó châm lửa vào hình nộm một con rồng (đã được chuẩn bị trước), để dân trong làng châm lửa mang về nhà, cầu may một năm mới an khang thịnh vượng.

Táo Quân 2023 trào lộng với hình ảnh dàn Táo nhảy điệu "đúng hay sai"

Mi Lan |

Tại Táo Quân 2023, khán giả được nhắc nhớ lại những khoảnh khắc đầy dấu ấn của chương trình suốt 20 năm lên sóng.

Người dân phố cổ tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa

NHÓM PV |

Trên các tuyến phố Hàng Thiếc, Hàng Buồm, Hàng Nón, nhiều gia đình tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, chờ thời khắc chuyển sang năm mới Quý Mão.

Lên phố xem bắn pháo hoa Hồ Gươm, "méo mặt" giá gửi xe máy 100.000 đồng

Nhóm PV |

Càng gần giao thừa, lượng người đổ về các điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội càng lớn. Lượng người càng tăng, các điểm trông giữ xe càng đua nhau tăng giá, có nơi còn báo giá 100.000 đồng/xe. Còn người dân thì đành phải ngậm ngùi cho qua vì có muốn cũng chẳng còn lựa chọn khác.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ đông nghịt người đến xem pháo hoa, đón giao thừa

ANH TÚ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Đêm 21.1 (30 Tết), phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) đông nghịt người dân đổ về để vui chơi, chờ xem pháo hoa, đón giao thừa chào năm mới.

Dấu hiệu nhận biết, cách phòng ngừa bệnh "vi khuẩn ăn thịt người"

TỔNG HỢP (TTXVN) |

Bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" có tên khoa học là Whitmore (hay melioidosis) là một bệnh "nhiễm trùng gây chết người" từ khuẩn Burkholderia pseudomallei, gây ảnh hưởng đến cả người và động vật.

Tưởng bị cúm, người đàn ông tử vong vì nhiễm vi khuẩn ăn thịt người

Ngọc Vân |

Nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, một người đàn ông Florida đã trải qua 4 cuộc phẫu thuật cắt bỏ 25% da nhưng vẫn không qua khỏi.

Nghệ An: Một bệnh nhân nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” đã xuất viện

QUANG ĐẠI |

Sáng 15.4, tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Nghệ An cho biết, trong 4 bệnh nhân nhi nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người”, đã có 1 trường hợp xuất viện, 3 trường hợp khác đang ổn định, có tiến triển tốt.