Vì sao nhiều người tái nhiễm COVID-19 lần 2, lần 3 dù tiêm đủ vaccine?

Phạm Đông |

Hiện nay, tình trạng tái nhiễm COVID-19 đang trở nên ngày càng phổ biến. Chuyên gia cho biết nhiều người dù đã khỏi bệnh nhưng có thể dương tính lại 2, thậm chí 3 lần khi virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi và ghi nhận các biến chủng mới.

Bất ngờ tái nhiễm lần 2, lần 3

Anh L.T.N (38 tuổi, Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết anh phát hiện mắc COVID-19 lần 1 qua test nhanh vào cuối tháng 11.2021. Khi kết quả khẳng định PCR dương tính, anh được cách ly điều trị tại nhà đến 17.12.2021 thì âm tính và hết cách ly, sinh hoạt bình thường.

Để phòng vệ cho bản thân, anh N đã hạn chế ăn uống bên ngoài, tuân thủ đeo khẩu trang và tránh nơi tập trung đông người. Cũng trong quãng thời gian đó, anh đã được tiêm đủ 3 liều vaccine. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 2 tháng, ngày 17.2, anh phát hiện mình tái dương tính, triệu chứng như lần 1, sốt trên 37 độ C, ho khan theo cơn, rát họng và sổ mũi.

Cách ly và điều trị tại nhà, anh N cảm thấy rất mệt mỏi và hụt hơi, sức khoẻ yếu đi trông thấy. Tuy không mất vị giác, nhưng chán ăn, khiến cơ thể anh thiếu hụt dinh dưỡng nên không khoẻ khoắn như bình thường.

Kết quả tái mắc COVID-19 khi anh N tự test tại nhà. Ảnh: NVCC
Kết quả tái mắc COVID-19 khi anh N tự test tại nhà. Ảnh: NVCC

Tiếp đó, chị N.T.Q (27 tuổi, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội) từng nhiễm COVID-19 lần 1 khi về từ TPHCM hồi tháng 7.2021. Khi đó, chị phải đi cách ly tập trung để điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương theo quy định của ngành y tế. Đến tháng 10, chị test nhanh dương tính nên khá bất ngờ vì đã từng nhiễm COVID-19. Để chắc chắn, chị đến phòng khám gần nhà làm xét nghiệm PCR, kết quả dương tính với chỉ số CT 17.

Lần thứ 2 nhiễm COVID-19, chị Q được chuyển điều trị tại khu cách ly tập trung của Kí túc xá Pháp Vân. Sau nửa tháng điều trị, chị Q xét nghiệm âm tính và được cho về nhà cách ly thêm 7 ngày.

Chưa dừng lại ở đó, đến ngày 22.2 chị Q tiếp tục xuất hiện triệu chứng đau rát họng, không sốt, không ho. Trước đó chỉ vài ngày, chị cùng nhóm bạn tổ chức ăn uống, trong số đó nhiều người xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

"Tôi không nghĩ bị tái nhiễm nhanh như vậy. Triệu chứng bệnh lần 2 nhẹ hơn, nhưng buổi tối, tôi bị khó thở, giấc ngủ không sâu, nghẹt mũi. Ban đầu tôi cũng nghĩ đã khỏi COVID-19 nên thoải mái đi chơi, không đeo khẩu trang. Nhưng khi mắc bệnh lần này sức khoẻ yếu đi thì đúng là không thể chủ quan, nghĩ khó có thể tái nhiễm", chị Q nói.

Quyết định cách ly, điều trị tại nhà của chị Q khi tái mắc lần 3.
Quyết định cách ly, điều trị tại nhà của chị Q khi tái mắc lần 3.

Chuyên gia chỉ ra khả năng tái nhiễm

Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong số những bệnh nhân ông từng điều trị, có trường hợp tái nhiễm COVID-19 sớm nhất 3 tuần. Có nhiều người nhiễm lần 2, thậm chí cũng có số ít người nhiễm lần 3 - mỗi lần một biến chủng khác nhau ví dụ như Alpha, Delta và Omicron.

"Các lần tái nhiễm sau nặng hơn lần trước có thể là do mỗi lần mắc một biến chủng khác nên có triệu chứng nặng nhẹ khác nhau. Ví như nhẹ nhất là Alpha, sau là Omicron, cuối cùng triệu chứng nặng nhất là chủng Delta", bác sĩ Phúc nói và cho biết hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học hay thống kê cụ thể về việc người tái nhiễm có triệu chứng nặng hay nhẹ hơn so với lần đầu.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội truyền nhiễm TPHCM thông tin, nguyên tắc tái nhiễm là mang chủng khác. Nếu người bệnh hiện giờ phát hiện tái nhiễm, thì khả năng mắc chủng Omicron. Nếu F0 mắc chủng Delta khỏi bệnh, nhiễm lại khả năng mắc Omicron, nhưng nhẹ hơn.

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc Phòng, hiện đã xuất hiện tình trạng tái nhiễm, tuy nhiên rất hiếm khi xảy ra ngay sau khi bệnh nhân mới khỏi bệnh.

Bác sĩ Hoàng cũng cho biết, F0 sau thời gian điều trị, xét nghiệm PCR âm tính, nhưng sau đó lại tái dương tính, có thể do quá trình lấy mẫu chưa đúng. Hoặc, cơ thể người bệnh chưa hết hẳn virus, vẫn còn lại xác virus, nhưng đề kháng kém nên virus tiếp tục nhân lên.

"Có nhiều người dù không có triệu chứng gì đặc biệt, nhưng 15-20 ngày rồi, virus vẫn chưa hết hẳn, chỉ số CT vẫn dao động ở khoảng 25-30. Với các trường hợp này, cần ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi tốt hơn để sớm có kết quả PCR âm tính", bác sĩ Hoàng nói.

Ngoài ra, để chắc chắn bệnh nhân tái nhiễm, cần giải trình tự gene. Nếu gene virus khác nhau, tức có thể có một thay đổi trên bộ gene hoặc là hai biến chủng khác nhau, và nuôi cấy thấy virus còn sống thì chắc chắn người này tái nhiễm.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Những lý do đặc biệt mà người dân không nên trữ thuốc điều trị COVID-19

Huyên Nguyễn - Minh Quân |

TPHCM - Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM cho rằng, người dân không nên trữ thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir vì nhiều lý do như hạn sử dụng ngắn, thuốc uống buộc phải có kê đơn, lượng thuốc đầy đủ,…

Sức khỏe hậu COVID-19: Những điều cần lưu ý

TS.BS Lê Văn Nho |

Hầu hết những người mắc bệnh do virus SARS-CoV-2 (COVID-19) hồi phục hoàn toàn trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, có một số người vẫn tiếp tục gặp các triệu chứng trong giai đoạn hồi phục và kéo dài, gọi là hội chứng sau COVID-19 (long - COVID-19). Thời gian kéo dài các biểu hiện hơn bốn tuần sau khi cá thể được chẩn đoán là nhiễm virus COVID-19.

Xem xét COVID-19 là bệnh đặc hữu: Không thể cứ "đóng cửa" chờ dịch biến mất

Phạm Đông |

Các chuyên gia nhận định, dịch COVID-19 sẽ không biến mất hoàn toàn nhưng dần dần nó không còn là một đại dịch mà sẽ chuyển sang giai đoạn là một bệnh đặc hữu. Với tỷ lệ bao phủ vaccine cao như hiện nay, Việt Nam có thể cân nhắc mở cửa hoàn toàn như nhiều nước trên thế giới.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Những lý do đặc biệt mà người dân không nên trữ thuốc điều trị COVID-19

Huyên Nguyễn - Minh Quân |

TPHCM - Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM cho rằng, người dân không nên trữ thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir vì nhiều lý do như hạn sử dụng ngắn, thuốc uống buộc phải có kê đơn, lượng thuốc đầy đủ,…

Sức khỏe hậu COVID-19: Những điều cần lưu ý

TS.BS Lê Văn Nho |

Hầu hết những người mắc bệnh do virus SARS-CoV-2 (COVID-19) hồi phục hoàn toàn trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, có một số người vẫn tiếp tục gặp các triệu chứng trong giai đoạn hồi phục và kéo dài, gọi là hội chứng sau COVID-19 (long - COVID-19). Thời gian kéo dài các biểu hiện hơn bốn tuần sau khi cá thể được chẩn đoán là nhiễm virus COVID-19.

Xem xét COVID-19 là bệnh đặc hữu: Không thể cứ "đóng cửa" chờ dịch biến mất

Phạm Đông |

Các chuyên gia nhận định, dịch COVID-19 sẽ không biến mất hoàn toàn nhưng dần dần nó không còn là một đại dịch mà sẽ chuyển sang giai đoạn là một bệnh đặc hữu. Với tỷ lệ bao phủ vaccine cao như hiện nay, Việt Nam có thể cân nhắc mở cửa hoàn toàn như nhiều nước trên thế giới.