Vì sao khó quản lý tiền công đức đền, chùa?

Nhóm PV Bắc Trung bộ |

Tiền công đức hay thường gọi là tiền giọt dầu ở các chùa, đền và các di tích, tín ngưỡng văn hóa là sự thành tâm của phật tử, người dân, du khách. Tuy nhiên, cơ bản đến nay trên địa bàn Bắc Trung Bộ chưa có cơ chế cụ thể quản lý loại tiền công đức này.

Tiền chùa vẫn là chuyện “bí mật”

Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có hàng trăm đền, chùa, mỗi năm thu hút hàng vạn lượt khách tới tham quan, chiêm bái. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng tiền công đức do người dân đóng góp ở các đền, chùa này như thế nào thì vẫn là câu chuyện “bí mật”.

Tại hầu hết các đền, chùa đều cho đặt các hòm công đức, thậm chí tại các đền, chùa lớn còn bố trí nhân viên ngồi ở bàn để tiếp nhận tiền công đức của người dân. Khách thập phương ít nhiều đều có chút tiền công đức, gọi là “tiền giọt dầu”. Chưa kể có những doanh nghiệp, doanh nhân, những người giàu có thường công đức, cung tiến cho nhà chùa, nhà đền với số tiền, hiện vật lớn...

Bà Vũ Thanh Lịch - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Ninh Bình - cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 1.821 di tích được kiểm kê, thuộc nhiều loại hình khác nhau, trong đó có 314 di tích cấp tỉnh, 78 di tích cấp Quốc gia, 3 di tích cấp Quốc gia đặc biệt và 1 Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

“Lâu nay việc quản lý, sử dụng tiền công đức tại các đền, chùa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đều do các Ban quản lý đền, chùa tự quản lý và sử dụng. Chúng tôi chỉ quản lý về mặt chuyên môn" - bà Lịch cho hay.

Tại Hà Tĩnh, UBND tỉnh vừa ban hành kết luận thanh tra chỉ ra nhiều vi phạm trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động tại Di tích Quốc gia Đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân). Theo đó, dù đã thành lập Ban Quản lý di tích Đền Chợ Củi nhưng ban này không trực tiếp tham gia giám sát, kiểm kê nguồn thu công đức dẫn đến việc gia đình "Thủ nhang" không lập sổ ghi chép rõ ràng, không công khai minh bạch các khoản thu, chi; không đóng nộp kịp thời vào tài khoản của Ban Quản lý di tích theo quy định.

Tại Thanh Hóa, hiện có khoảng 259 ngôi chùa, trong đó, chùa được công nhận di tích cấp tỉnh hơn 90 chùa. Ngoài ra còn có một số di tích cấp Quốc gia, đặc biệt như khu di tích Lam Kinh, Thành nhà Hồ, đền thờ Lê Hoàn, Khu di tích Am Tiên…

Tuy nhiên, chỉ các di tích lớn có Ban Quản lý trực thuộc Sở VHTTDL có sự quản lý chặt chẽ về tiền công đức còn đại đa số các chùa vẫn hoạt động theo kiểu tự phát. Tiền công đức do nhà chùa quản lý tự thu, chi, không phải báo cáo.

Trao đổi với Báo Lao Động, Thượng tọa Thích Tâm Định - Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thanh Hóa - xác nhận vấn đề trên và cho hay, thực tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không có ngôi chùa, đền nào lớn như ở Ninh Bình và một số tỉnh khác nên tiền công đức của phật tử, khách thập phương không nhiều.

“Nhiều chùa tiền công đức không đủ trả tiền điện hằng tháng” - Thượng tọa Thích Tâm Định cho hay. Vì vậy, mọi việc sinh hoạt, vận hành và mua sắm trang bị nhỏ phục vụ Phật sự đều nhờ vào sư thầy trụ trì chùa kêu gọi phát tâm.

Thượng tọa Thích Tâm Định cũng cho rằng, cần có khảo sát, làm rõ vấn đề này để cơ quan quản lý và nhân dân hiểu hơn hoạt động của chùa và có cơ chế quản lý chặt chẽ cũng như có cơ chế hỗ trợ kịp thời để những người làm công tác Phật sự yên tâm hành đạo.

Huế là địa phương có nhiều chùa, di tích tâm linh cũng trong tình trạng tương tự. Theo đó, các khu lăng tẩm, đền đài trực thuộc Ban Quản lý cấp tỉnh, còn lại các chùa nhỏ vẫn thực hiện tự thu, chi và cơ bản, theo các sư thầy trụ trì, số tiền này không nhiều.

Một nhân viên ở ngôi chùa lớn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình gom tiền đặt ở các ban thờ, bỏ vào thùng công đức. Ảnh: Nguyễn Trường
Một nhân viên ở ngôi chùa lớn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình gom tiền đặt ở các ban thờ, bỏ vào thùng công đức. Ảnh: Nguyễn Trường
Hết ngày, một chiếc xe đến chở nhóm thu gom tiền công đức và tải tiền công đức, di chuyển đi khỏi ngôi chùa lớn ở tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Nguyễn Trường
Hết ngày, một chiếc xe đến chở nhóm thu gom tiền công đức và tải tiền công đức, di chuyển đi khỏi ngôi chùa lớn ở tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Nguyễn Trường

Cần quản lý chặt chẽ

Thực hiện Thông tư số 04 ngày 19.1.2023 và Công văn số 11752 của Bộ Tài chính về thực hiện kiểm tra việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử, văn hóa, các địa phương trên địa bàn đã và đang triển khai nhiều biện pháp để quản lý chặt chẽ hơn nguồn tiền này.

Theo đó, vụ đền chợ Củi, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan, đồng thời yêu cầu gia đình thủ nhang phải chấm dứt việc chiếm hữu, quản lý khu vực nội tự của Đền Chợ Củi, bàn giao cho Ban Quản lý dịch vụ công ích và các điểm du lịch huyện Nghi Xuân chậm nhất là ngày 15.1.2024…

Tương tự, UBND tỉnh Ninh Bình, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng vừa ban hành quyết định về việc kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn.

Theo ông Hoàng Văn Kiên - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình: "Các nguồn thu tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội phải được quản lý, sử dụng theo đúng mục đích, có ghi chép, phản ánh đầy đủ các khoản thu chi, bảo đảm công khai, minh bạch. Việc kiểm tra sẽ hoàn tất vào cuối tháng 3.2024” - ông Kiên cho hay.

Tại Thanh Hóa, việc tổng kiểm tra sẽ được triển khai ngay trong tháng 1.2024 đối với đoàn liên ngành cấp tỉnh, trước 15.3 đối với đoàn liên ngành cấp huyện.

Mục đích nhằm đánh giá việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa, qua đó giúp cho các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích tự quản lý tiền công đức theo hướng minh bạch, rõ ràng.

Tuy nhiên, nội dung kiểm tra các quyết định của Ninh Bình cũng như Thanh Hóa mới chỉ tập trung ở các di tích lịch sử - văn hóa đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp bằng xếp hạng di tích hoặc đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản Văn hóa chứ chưa thực sự sâu sát đến các chùa, cơ sở thờ tự khác.

Nhóm PV Bắc Trung bộ
TIN LIÊN QUAN

Không minh bạch trong quản lý tiền công đức ở Đền Chợ Củi

TRẦN TUẤN |

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành kết luận thanh tra chỉ ra nhiều vi phạm trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động tại Di tích Quốc gia Đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân).

Kiểm tra việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích ở Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định về việc kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các đền chùa ở Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng quyết định, kế hoạch kiểm tra về công tác quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Hơn 9.000 ma men bị xử lý trong 4 ngày thực hiện cao điểm

Việt Dũng |

Trong 4 ngày thực hiện cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán, có hơn 9.000 "ma men" trên cả nước bị lực lượng chức năng xử lý.

Chợ Bến Thành tấp nập khách quốc tế trong những ngày cuối năm Âm lịch

NGUYÊN CHÂN |

Thời điểm này, lượng du khách quốc tế đến chợ Bến Thành (Quận 1) tăng cao. Khách hàng chủ yếu từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia...

Hàng chục hộ dân liên tục kéo đến nhà chủ tiệm vàng đòi nợ

QUANG ĐẠI |

NGHỆ AN - Cho chủ tiệm vàng vay tiền, quá hạn nhiều năm nhưng con nợ không trả, nhiều hộ dân ở huyện Yên Thành liên tục kéo đến nhà chủ tiệm vàng để đòi nợ.

Ngán cảnh chúc rượu, phụ huynh cũng thích đi du lịch Tết như giới trẻ

Phương Anh |

Không chỉ giới trẻ mà người lớn hiện nay cũng có xu hướng lựa chọn đi du lịch Tết ở nơi xa, vừa để tìm kiếm trải nghiệm mới, vừa tránh những bữa ăn uống, chúc rượu từ ngày này sang ngày khác.

Nữ tài xế ôtô vi phạm nồng độ cồn tông tử vong 1 người ở Hà Tĩnh

Tô Thế |

Nữ tài xế 23 tuổi (trú tại Hà Tĩnh) lái xe khi có nồng độ cồn trong người, hậu quả tông tử vong một người trên đường.

Không minh bạch trong quản lý tiền công đức ở Đền Chợ Củi

TRẦN TUẤN |

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành kết luận thanh tra chỉ ra nhiều vi phạm trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động tại Di tích Quốc gia Đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân).

Kiểm tra việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích ở Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định về việc kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Kiểm tra việc quản lý tiền công đức tại các đền chùa ở Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng quyết định, kế hoạch kiểm tra về công tác quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.