Vì sao có quan niệm “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng?”

Bình An |

Dân gian vẫn đang lưu truyền câu nói “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Việt Nam có nhiều ngày lễ, Tết, vì sao người Việt lại coi trọng ngày rằm tháng Giêng đến vậy?

Ngày rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) còn có tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên. Đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt. Vào ngày này, mọi nhà đều chuẩn bị làm lễ cúng rất tươm tất, chu đáo, với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn.

Trong dân gian vẫn hay có câu nói: “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, để nói về tầm quan trọng của ngày này đối với người Việt.

Trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, GS Trần Ngọc Thêm viết, người Việt coi trọng cái ban đầu, nên không chỉ ngày đầu năm, mà tháng đầu năm cũng đặc biệt quan trọng.

Thêm vào đó, tháng này công việc lại ít (có quan niệm tháng Giêng là tháng ăn chơi) nên tháng Giêng có nhiều tết hơn hẳn các tháng khác (Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu).

Bên cạnh đó, Tết Nguyên Tiêu là một Tết nằm trong hệ thống Thượng - Trung - Hạ nguyên (Rằm tháng Giêng, rằm tháng 7 và rằm tháng 10) với ý nghĩa tương ứng Tết hướng thiên cầu phúc - địa quan xá tội - thủy quan giải ách.

Đối với người Việt, lễ rằm tháng Giêng là Tết muộn, bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn. Đây cũng là dịp những người đau yếu, gia đình có tang ma… được ăn Tết bù.

 
Vào ngày rằm tháng Giêng, người Việt thường chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn không khác gì dịp Tết Nguyên đán để cúng gia tiên, thần linh.

Ngoài ra, theo nông lịch, rằm tháng Giêng cũng là khởi đầu cho vụ gieo trồng mới. Với quan niệm “đầu xuôi, đuôi lọt”, trước khi bắt đầu vào vụ mới, người dân thường làm lễ cầu, cúng.

Hiện nay cũng có quan niệm khác về ngày rằm tháng Giêng, cho rằng đây là ngày Vía Phật. Người theo đạo Phật có câu: “Lễ Phật cả năm không bằng đi lễ ngày Rằm tháng Giêng”.

Đối với những người theo đạo Phật, trừ ngày mùng 1 Tết thì đây là ngày lễ đầu tiên và quan trọng trong năm. Họ lên chùa thắp nén nhang, cầu xin mọi sự may mắn.

Bên cạnh đó, vào rằm tháng Giêng, nhiều nơi trên cả nước cũng tổ chức lễ hội linh đình, để tưởng nhớ công ơn của vị thành hoàng, những người có công, cầu một năm mới bình an, may mắn.

Nên cúng rằm tháng Giêng vào ngày nào?

Theo chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính rằm - 15 tháng Giêng là tốt nhất và nên cúng vào buổi sáng.

Tuy nhiên, do điều kiện cuộc sống, hiện nay mỗi gia đình lại tùy biến linh động việc cúng vào các ngày, giờ khác nhau. Họ quan niệm rằng, việc thờ cúng chỉ cần thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần Phật.

Khi thực hiện cúng rằm tháng Giêng, thông thường các gia đình thường chuyển bị mâm cỗ với những món ăn quen thuộc, tùy theo từng vùng miền như xôi gấc, hoa quả, gà luộc, chân giò và đặc biệt là không thể thiếu bánh trôi, chay với mong muốn mang đến một năm mới mọi sự trôi chảy, thuận lợi.

Bình An
TIN LIÊN QUAN

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng năm Kỷ Hợi

L.C |

Ông bà ta từ xưa đã có câu "Giỗ tết cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng" để nói lên tầm quan trọng của ngày Rằm tháng Giêng. Vào ngày này, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cỗ cúng thịnh soạn để cầu bình an, no đủ cho cả năm.

Thời tiết từ ngày đầu đi làm năm mới đến rằm tháng Giêng năm Kỷ Hợi

Thảo Anh |

Thời tiết miền Bắc từ hôm nay 11.2 (tức mùng 7 tháng Giêng) đến rằm tháng Giêng có nhiều biến chuyển so với thời tiết dịp Tết. Trời mát mẻ hơn, sáng sớm có sương mù, đêm trời rét.

Infographic: Loạt lễ hội 3 miền không thể bỏ lỡ dịp tháng Giêng

Linh Chi - Tan |

Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán vừa kết thúc cũng là lúc loạt lễ hội bắt đầu “rôm rả” khắp miền Bắc và kéo dài đến hết tháng Giêng Kỷ Hợi 2019. Cùng điểm lại những lễ hội không thể bỏ lỡ trong dịp này.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng năm Kỷ Hợi

L.C |

Ông bà ta từ xưa đã có câu "Giỗ tết cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng" để nói lên tầm quan trọng của ngày Rằm tháng Giêng. Vào ngày này, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cỗ cúng thịnh soạn để cầu bình an, no đủ cho cả năm.

Thời tiết từ ngày đầu đi làm năm mới đến rằm tháng Giêng năm Kỷ Hợi

Thảo Anh |

Thời tiết miền Bắc từ hôm nay 11.2 (tức mùng 7 tháng Giêng) đến rằm tháng Giêng có nhiều biến chuyển so với thời tiết dịp Tết. Trời mát mẻ hơn, sáng sớm có sương mù, đêm trời rét.

Infographic: Loạt lễ hội 3 miền không thể bỏ lỡ dịp tháng Giêng

Linh Chi - Tan |

Kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán vừa kết thúc cũng là lúc loạt lễ hội bắt đầu “rôm rả” khắp miền Bắc và kéo dài đến hết tháng Giêng Kỷ Hợi 2019. Cùng điểm lại những lễ hội không thể bỏ lỡ trong dịp này.