Vì sao chuyển giao quản lý đào tạo, sát hạch lái xe cho Bộ Công an?

Trần Tuấn |

60 báo cáo tham luận của lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học đã đưa ra nhiều luận điểm cho rằng việc giao Bộ Công an quản lý đào tạo, sát hạch lái xe là phù hợp.

Chiều 10.2, tại Học viện Cảnh sát Nhân dân đã diễn ra Hội thảo khoa học cấp bộ “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc chuyển chức năng quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an”. Hội thảo đã nhận 60 báo cáo tham luận của lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài ngành Công an. 

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội dẫn một thống kê cho thấy từ năm 2009 đến tháng 12.2021: toàn quốc xảy ra 361.636 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 113.897 người, bị thương 356.149 người, chiếm 97% số vụ, số người chét, số người bị thương trong tổng số vụ tai nạn giao thông nói chung: gây thiệt hại lớn về tài sản.

Đáng chú ý là nguyên nhân gây tai nạn giao thông do lỗi chủ quan của người tham gia giao thông chiếm trên 90% số vụ. Cũng trong thời gian trên, lực lượng Cảnh sát giao thông đã phát hiện và xử lý 65.200.379 lượt trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ; xảy ra 596 vụ chồng lại lực lượng làm công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, làm 07 cán bộ hi sinh, 186 cán bộ bị thương. Thực trạng trên cho thấy việc tăng cường công tác quản lý người tham gia giao thông, nhất là người điều khiển phương tiện giao thông trong đó chú ý đến việc xây dựng văn hóa giao thông, nâng cao kiến thức pháp luật giao thông đường bộ, kiến thức và kỹ năng lái xe an toàn cho người tham gia giao thông.

Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ - những vấn đề lý luận và thực tiễn” chiều 10.2. Ảnh: Trần Tuấn.
Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ - những vấn đề lý luận và thực tiễn” chiều 10.2. Ảnh: Trần Tuấn.

Theo GS.TS Trần Ngọc Đường, việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là một khâu của công tác quản lý người điều khiển phương tiện giao thông và có quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau với quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

"Quản lý người điều khiển phương tiện giao thông thực chất là nhằm bảo vệ các quyền con người, bảo vệ An ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong môi trường giao thông. Nhưng hiện nay việc này lại không được giao trách nhiệm chính cho bộ quản lý chuyên ngành về bảo vệ trật tự an toàn xã hội đảm nhiệm mà đang do cơ quan quản lý về kinh tế - kỹ thuật thực hiện dẫn đến hiệu quả quản lý sau khi cấp Giấy phép lái xe rất hạn chế, không quy được trách nhiệm chính cho cơ quan nào, việc kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông gặp nhiều khó khăn", GS.TS Trần Ngọc Đường nhấn mạnh.

Ông Đường cho rằng cần có sự đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. "Chức năng quản lý nhà nước về đào tạo, cấp bằng, GPLX cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ GTVT đang thực hiện nên giao cho Bộ Công an là phù hợp" - GS.TS Trần Ngọc Đường nêu quan điểm.

GS.TS Nguyễn Minh Đức, Đại biểu Quốc hội Đoàn TP.Hồ Chí Minh cũng nêu một số luận điểm cho rằng việc giao Bộ Công an quản lý đào tạo, sát hạch lái xe là phù hợp, đúng đắn như: tập trung quan lý về một đầu mối, liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo xử lý triệt để vi phạm...

Bên cạnh đó, Đại biểu Quốc hội Đoàn TP.Hồ Chí Minh cho rằng, để có cơ sở đảm bảo thực hiện việc chuyển giao một cách hiệu quả, Chính phủ cần có trách nhiệm đưa ra những quy định cụ thể nhằm tránh chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, hạn chế tiêu cực trong quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.

PGS.TS Nguyễn Viết Thông, nguyên Phó trưởng Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương), nguyên Tổng thư ký Hội đồng lý luận Trung ương cho biết, thực tế, kinh nghiệm quốc tế cho thấy nhiều nước giao cho lực lượng cảnh sát quản lý cả việc đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe (GPLX).

"Việc chuyển giao cũng đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước: Thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính", nguyên Phó trưởng Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương nói.

Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Bến xe vắng khách, thu nhập lái xe, xe ôm "bốc hơi" 80%

Bảo Bình - Phương Anh |

So với thời điểm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán mọi năm, lượng khách đổ về các bến xe giảm mạnh, kéo theo thu nhập của lái xe, xe ôm và các hộ kinh doanh bị sụt giảm.

Lái xe dịch vụ chạy xuyên Tết, chấp nhận "mất Tết" để kiếm tiền

Tất Thảo |

Tranh thủ những ngày Tết khi người dân có nhu cầu đi lại cao, nhiều lái xe dịch vụ chấp nhận “mất Tết” để kiếm thêm tiền. Những ngày Tết của họ đồng nghĩa với việc rong ruổi trên khắp các tuyến đường, tranh thủ ăn chiếc bánh mỳ, chợp mắt vài phút ở dọc đường…

Có nên chuyển Bộ Công an quản lý đào tạo, sát hạch lái xe?

Đặng Tiến |

Ngày 25.1, Tổng cục Đường bộ VN đã tổ chức hội nghị trực tuyến lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp, các đối tượng chịu sự tác động của chính sách trong dự thảo Luật Giao thông Đường bộ. Hội nghị tập trung 2 nội dung chính là tách Luật Giao thông Đường bộ năm 2008 và chuyển thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX), các chuyên gia cho rằng, tác thành 2 Luật, tên không tương thích với nội dung Luật.

Gãy 6 xương sườn, giám định còn 4: Nạn nhân không rõ kết quả giám định lại

HƯNG THƠ |

Ông N.M.D. - người bị đánh gãy 6 xương sườn nhưng khi giám định lại chỉ còn gãy 4 xương sườn cho biết, chưa có ý kiến gì về vụ việc, vì chưa biết kết quả giám định lại. Trong lúc đó, ông Nguyễn Đình Cương – Giám đốc Trung tâm pháp y tỉnh Quảng Trị đã bị khởi tố, bắt tạm giam để làm rõ việc giám định tỉ lệ thương tích của ông D. từ 15% ở lần đầu xuống còn 9% ở lần giám định lại.

Bắt Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng để điều tra tội nhận hối lộ

Hữu Long |

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 - Bộ Công an) bắt Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng để điều tra tội nhận hối lộ

Ám ảnh "hung thần" xe buýt chạy ngổ ngáo, lạng lách giữa lòng Thủ đô

VĨNH HOÀNG - THU HIỀN |

Hà Nội - Hình ảnh những chiếc xe buýt bóp còi inh ỏi, phóng nhanh vượt ẩu, tạt đầu phương tiện trên phố đã trở thành chuyện không hiếm. Mặc dù đã có nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, nhưng nhiều tài xế vẫn chủ quan.

Nhiều trung tâm đăng kiểm hết cảnh ùn tắc kéo dài nhờ CSGT góp sức

MINH HÀ - ĐỨC TRUNG |

Tại các trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội, lực lượng CSGT đã tăng cường phụ trách khâu kiểm tra bên ngoài xe, số khung, số máy, phân luồng giao thông, hướng dẫn, phát phiếu hẹn,... Đây là công việc vốn quen thuộc với các cán bộ, chiến sĩ CSGT trong quá trình thực hiện chuyên môn hàng ngày, nhờ đó giúp quá trình kiểm định nhanh hơn.

Lỗ hổng quản lý các web drama

Trần Tuấn |

Trên mạng xã hội thời gian qua xuất hiện dạng clip ngắn có tên là web drama (hay còn gọi là phim ngắn), do một số nhà sản xuất nội dung, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí đứng ra sản xuất hàng loạt. Bên cạnh số ít clip có chất lượng thì ngày càng có nhiều clip chứa nội dung xấu, độc, kích động những góc tối bên trong con người như định kiến giới, sự thù hằn, tâm lý phân biệt giàu nghèo, tuyên truyền cho các tệ nạn xã hội…

Bến xe vắng khách, thu nhập lái xe, xe ôm "bốc hơi" 80%

Bảo Bình - Phương Anh |

So với thời điểm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán mọi năm, lượng khách đổ về các bến xe giảm mạnh, kéo theo thu nhập của lái xe, xe ôm và các hộ kinh doanh bị sụt giảm.

Lái xe dịch vụ chạy xuyên Tết, chấp nhận "mất Tết" để kiếm tiền

Tất Thảo |

Tranh thủ những ngày Tết khi người dân có nhu cầu đi lại cao, nhiều lái xe dịch vụ chấp nhận “mất Tết” để kiếm thêm tiền. Những ngày Tết của họ đồng nghĩa với việc rong ruổi trên khắp các tuyến đường, tranh thủ ăn chiếc bánh mỳ, chợp mắt vài phút ở dọc đường…

Có nên chuyển Bộ Công an quản lý đào tạo, sát hạch lái xe?

Đặng Tiến |

Ngày 25.1, Tổng cục Đường bộ VN đã tổ chức hội nghị trực tuyến lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp, các đối tượng chịu sự tác động của chính sách trong dự thảo Luật Giao thông Đường bộ. Hội nghị tập trung 2 nội dung chính là tách Luật Giao thông Đường bộ năm 2008 và chuyển thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX), các chuyên gia cho rằng, tác thành 2 Luật, tên không tương thích với nội dung Luật.