Thi thpt quốc gia và tuyển sinh đh, cđ năm 2020:

Vì sao chứng chỉ quốc tế lên ngôi?

Đặng Chung - Linh Chi |

Để được hưởng các ưu tiên trong xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, học sinh chỉ cần có thêm các chứng chỉ ngoại ngữ hoặc chứng chỉ quốc tế như A-level, SAT. Đặc biệt, trong mùa tuyển sinh năm nay, những chứng chỉ này trở thành “giấy thông hành” giúp thí sinh rộng cửa vào nhiều trường đại học uy tín.

Miễn thi ngoại ngữ nếu có chứng chỉ quốc tế

Trong xu thế hội nhập, ngoại ngữ, trong đó có tiếng Anh không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là yếu tố “cộng điểm” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học. Trong quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020 mà Bộ GDĐT vừa ban hành có quy định: Thí sinh sẽ được miễn thi môn ngoại ngữ nếu có các chứng chỉ quốc tế.

Theo đó, với môn tiếng Anh, nếu thí sinh có chứng chỉ TOEFL ITP 450 điểm, TOEFL iBT 45 điểm hoặc IELTS 4.0 là có thể được miễn bài thi Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.  Ngoài ra, nếu thí sinh có các chứng chỉ quốc tế tiếng Trung, Nga, Pháp, Nhật, Đức cũng sẽ được miễn thi môn này. Thí sinh được miễn thi ngoại ngữ sẽ được tính 10 điểm cho bài thi này để xét công nhận tốt nghiệp.

Theo đánh giá của học sinh, việc Bộ GDĐT có quy định miễn thi môn Ngoại ngữ với thí sinh có chứng chỉ quốc tế sẽ hướng học sinh tích cực đầu tư và quan tâm tới việc học ngoại ngữ nhiều hơn. Đặc biệt, việc học môn này không chỉ dừng trong nhà trường mà cần đạt được những kỹ năng cần thiết theo chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, hiện nhiều trường THPT - đặc biệt các trường ở thành phố lớn - có liên kết đào tạo, giảng dạy các chương trình quốc tế. Nhiều học sinh có chứng chỉ TOEFL, IELTS từ rất sớm. Với việc được miễn thi ngoại ngữ sẽ giúp các em có thời gian tập trung ôn thi các môn học khác, các môn không phải là thế mạnh của mình.

“Em đánh giá việc miễn thi môn ngoại ngữ nếu có chứng chỉ quốc tế là hoàn toàn hợp lý. Việc này giảm bớt áp lực cho học sinh, đồng thời cũng không ảnh hưởng xấu tới chất lượng, vì có được chứng chỉ ngoại ngữ đạt chuẩn quốc tế cũng là điều mà học sinh muốn hướng tới” - Nguyễn Thị Thư (lớp 12D, Trường THPT Cẩm Bình, Hà Tĩnh) cho biết.

Đồng quan điểm, Đặng Thanh Tùng (lớp 12, THPT Lê Quý Đôn, Đống Đa Hà Nội) cho rằng, khi học hết lớp 12, hầu hết học sinh đều mong có thể sử dụng được ngoại ngữ ở mức cơ bản. Với việc thử sức ở các kỳ thi chứng chỉ quốc tế, học sinh sẽ biết mình còn khuyết kỹ năng nào và cố gắng phấn đấu nâng cao. “Bản thân em là người đã có chứng chỉ IELTS và chắc chắn em sẽ tận dụng quyền này để được miễn thi môn ngoại ngữ. Kỳ thi tốt nghiệp THPT có nhiều môn thi, nếu bớt được một môn thi sẽ đỡ áp lực và căng thẳng” - Tùng nói.

Dù ủng hộ quy định miễn thi ngoại ngữ với các thí sinh có chứng chỉ quốc tế, nhưng nhiều giáo viên cũng có lời khuyên: Thí sinh có thể sử dụng quyền được miễn thi môn ngoại ngữ để xét tuyển vào một số trường ĐH nếu trường đó có chấp nhận điểm bài thi này. Để biết trường ĐH có chấp nhận điểm bài thi của thí sinh được miễn thi ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp hay không, thí sinh cần chú ý theo dõi đề án tuyển sinh của các trường mà mình có nguyện vọng xét tuyển.

Nhiều đại học “top” xét tuyển thí sinh có chứng chỉ

Một điểm đáng chú ý trong mùa tuyển sinh năm nay là có rất nhiều trường xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế, trong đó có các loại chứng chỉ ngoại ngữ. Như vậy, với việc mở rộng quyền tự chủ và đa dạng phương thức tuyển sinh, học sinh có chứng chỉ quốc tế sẽ có rất nhiều lợi thế trong kỳ thi tốt nghiệp và cạnh tranh suất vào đại học.

PGS-TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường đại học Kinh tế quốc dân - cho biết: Năm nay, để tạo điều kiện cho thí sinh có nhiều cơ hội hơn trong xét tuyển vào trường, Hội  đồng tuyển sinh của Trường đã quyết định mở rộng đối tượng và tăng chỉ tiêu diện xét tuyển kết hợp.  Trong đó, trường danh tiếng chỉ tiêu để xét tuyển với thí sinh có Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 500 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 trở lên và có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của hai môn (Toán và một môn bất kỳ trừ môn Tiếng Anh) đạt từ 14 điểm trở lên gồm điểm ưu tiên.

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng sẽ xét tuyển thẳng dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT và A-Level cho tất cả các ngành/chương trình đào tạo. Riêng đối với các thí sinh có chứng chỉ IELTS quốc tế 6.5+ (hoặc chứng chỉ Tiếng Anh khác tương đương) được đăng ký xét tuyển thẳng vào các ngành Ngôn ngữ Anh.

Theo PGS-TS Huỳnh Quyết Thắng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - những chứng chỉ quốc tế này đều được sử dụng, công nhận trên toàn thế giới.

Các trường ĐH Quốc gia Hà Nội, Quốc gia TPHCM và nhiều trường khác cũng đều dành chỉ tiêu để ưu tiên với các thí sinh sở hữu chứng chỉ quốc tế. Nhưng theo lời khuyên của các trường, thí sinh không nên chạy theo một xu thế nào, mà nên tập trung và lựa chọn phương thức xét tuyển phù hợp với năng lực và khả năng tài chính của gia đình.

“Hiện nay các cơ sở đào tạo được tự chủ trong việc xác định phương thức tuyển sinh như thi tuyển, xét tuyển và kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển. Qua đề án tuyển sinh đã công khai trên cổng thông tin điện tử của các trường, hầu hết các trường vẫn sử dụng kết quả thi THPT và kết quả học tập THPT để xét tuyển. Việc các trường sử dụng nhiều phương thức xét tuyển (trong đó các loại chứng chỉ quốc tế) trong tuyển sinh sẽ tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh” - quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) Nguyễn Thu Thủy.

Đặng Chung - Linh Chi
TIN LIÊN QUAN

Cải cách nhìn từ quy định thi ngoại ngữ rất thoáng

Lê Thanh Phong |

Hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có những điểm tiến bộ rất đáng ghi nhận, đặc biệt là quy định về thi Ngoại ngữ.

Bộ GDĐT siết lại hoạt động thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Đặng Chung |

Sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động về những gian lận trong việc thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; cũng như những bất cập của quy định về chứng chỉ trong công tác tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đã có đề xuất về việc giảm thiểu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong điều kiện tuyển dụng. Ngày 10.5, Bộ GDĐT đã có động thái “siết lại” hoạt động thi, cấp chứng chỉ ở các cơ sở giáo dục, khi công bố 14 đơn vị đựơc cấp phép trong cả nước.

Cả nước có 14 đơn vị được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Đặng Chung |

Ngày 10.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) đã công bố danh sách các đơn vị được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Thiếu chứng chỉ ngoại ngữ, nhiều giáo viên nguy cơ bị hủy kết quả thi

Nguyễn Hùng |

Tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức thi viên chức cho các giáo viên mầm non, với kết quả 1.267 giáo viên trúng tuyển. Tuy nhiên, rất nhiều giáo viên đang đứng trước nguy cơ bị hủy kết quả thi do thiếu chứng chỉ ngoại ngữ và tin học.

Khai tử chứng chỉ ngoại ngữ A-B-C và những sự kiện giáo dục nổi bật 2019

Đặng Chung |

2019 được xem là năm bản lề để ngành giáo dục thực hiện những giải pháp mang tính đột phá, bước chạy đà quan trọng để chuẩn bị triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Đây cũng là năm chứng kiến hàng loạt sự kiện giáo dục đáng chú ý. Cùng Báo Lao Động nhìn lại những sự kiện này trước khi bước sang năm 2020.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Cải cách nhìn từ quy định thi ngoại ngữ rất thoáng

Lê Thanh Phong |

Hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có những điểm tiến bộ rất đáng ghi nhận, đặc biệt là quy định về thi Ngoại ngữ.

Bộ GDĐT siết lại hoạt động thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Đặng Chung |

Sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động về những gian lận trong việc thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; cũng như những bất cập của quy định về chứng chỉ trong công tác tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đã có đề xuất về việc giảm thiểu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong điều kiện tuyển dụng. Ngày 10.5, Bộ GDĐT đã có động thái “siết lại” hoạt động thi, cấp chứng chỉ ở các cơ sở giáo dục, khi công bố 14 đơn vị đựơc cấp phép trong cả nước.

Cả nước có 14 đơn vị được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Đặng Chung |

Ngày 10.5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) đã công bố danh sách các đơn vị được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Thiếu chứng chỉ ngoại ngữ, nhiều giáo viên nguy cơ bị hủy kết quả thi

Nguyễn Hùng |

Tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức thi viên chức cho các giáo viên mầm non, với kết quả 1.267 giáo viên trúng tuyển. Tuy nhiên, rất nhiều giáo viên đang đứng trước nguy cơ bị hủy kết quả thi do thiếu chứng chỉ ngoại ngữ và tin học.

Khai tử chứng chỉ ngoại ngữ A-B-C và những sự kiện giáo dục nổi bật 2019

Đặng Chung |

2019 được xem là năm bản lề để ngành giáo dục thực hiện những giải pháp mang tính đột phá, bước chạy đà quan trọng để chuẩn bị triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Đây cũng là năm chứng kiến hàng loạt sự kiện giáo dục đáng chú ý. Cùng Báo Lao Động nhìn lại những sự kiện này trước khi bước sang năm 2020.