Vệ tinh "made by Việt Nam" gửi về những bức ảnh thử nghiệm đầu tiên

Tô Thế |

Vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã lần đầu tiên chụp ảnh thử nghiệm khu vực nước Mỹ bằng máy ảnh trung tâm của hệ máy ảnh phân cực TPI (Triple Polarization Imager) ở các dải phổ và điều kiện chụp khác nhau để thực hiện quá trình hiệu chỉnh.

Thông tin được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đăng tải vào ngày 23.1 cho biết, vào khoảng 0h11 ngày 22.1.2019 (giờ Việt Nam), vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã lần đầu tiên chụp ảnh thử nghiệm khu vực nước Mỹ bằng máy ảnh trung tâm của hệ máy ảnh phân cực TPI (Triple Polarization Imager) ở các dải phổ và điều kiện chụp khác nhau để thực hiện quá trình hiệu chỉnh.

Hệ máy ảnh TPI của vệ tinh MicroDragon có nhiệm vụ quan sát, phát hiện độ bao phủ mây, đặc tính của sol khí, cải thiện hiệu chỉnh khí quyển…

Những bức ảnh thử nghiệm chưa qua xử lý đầu tiên của hệ máy ảnh TPI, được vệ tinh MicroDragon chụp 4 ngày sau phóng tại khu vực nước Mỹ. Ảnh: Trung tâm Vũ trụ Việt Nam
Những bức ảnh thử nghiệm chưa qua xử lý đầu tiên của hệ máy ảnh TPI, được vệ tinh MicroDragon chụp 4 ngày sau phóng tại khu vực nước Mỹ. Ảnh: Trung tâm Vũ trụ Việt Nam

Tiếp đó, vệ tinh MicroDragon đã lần thứ hai thử nghiệm chụp ảnh tại khu vực nước Úc ở độ cao khoảng 512km vào lúc 6h30 ngày 23.1.2019 (giờ Việt Nam).

Các máy ảnh được hiệu chỉnh lần này là hai máy ảnh của hệ máy ảnh quang học đa phổ – Spaceborne Multispectral Imager (SMI). Đây là thiết bị thực thi nhiệm vụ chính của vệ tinh dùng để chụp ảnh quan sát màu nước biển hỗ trợ các nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng nước biển ven bờ để phục vụ cho ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản Việt Nam.

Những bức ảnh thử nghiệm chưa qua xử lý đầu tiên của hệ máy ảnh SMI được vệ tinh MicroDragon chụp 5 ngày sau phóng tại khu vực nước Úc. Ảnh: Trung tâm Vũ trụ Việt Nam
Những bức ảnh thử nghiệm chưa qua xử lý đầu tiên của hệ máy ảnh SMI được vệ tinh MicroDragon chụp 5 ngày sau phóng tại khu vực nước Úc. Ảnh: Trung tâm Vũ trụ Việt Nam

Toàn bộ dữ liệu mà vệ tinh MicroDragon chụp thử nghiệm đã được gửi qua trạm mặt đất tại Nhật Bản vào lúc 0h42 UTC phút ngày 23.1, tức 7h42 ngày 23.1 (giờ Việt Nam).

Sau khi giải mã, dữ liệu thu được là các ảnh đơn sắc tại các băng phổ khác nhau cho thấy bước đầu việc chụp ảnh đã thành công.

Vị trí vệ tinh MicroDragon khi thực hiện chụp ảnh thử nghiệm lần đầu tiên ở độ cao khoảng 512km trên bầu trời nước Mỹ.
Vị trí vệ tinh MicroDragon khi thực hiện chụp ảnh thử nghiệm lần đầu tiên ở độ cao khoảng 512km trên bầu trời nước Mỹ.

Theo kế hoạch, lần lượt các máy ảnh còn lại cũng như toàn bộ hệ thống vệ tinh sẽ được hiệu chỉnh để tìm ra bộ tham số tối ưu khi vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo. Toàn bộ công việc này do các cán bộ tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam phối hợp cùng các cán bộ của Trung tâm đang công tác tại Đại học Tokyo, Nhật Bản thực hiện trong 3 tháng tới.

Vệ tinh Microdragon có kích thước 50x50x50cm, nặng 50kg và có quỹ đạo 500km.

Microdragon sử dụng nguồn năng lượng được cung cấp bởi những tấm pin mặt trời với công suất phát lớn nhất của pin là 140W.

Microdragon được phóng vào vũ trụ ngày 18.1.2019

Tô Thế
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng gặp mặt các kỹ sư chế tạo vệ tinh MicroDragon

Đặng Tiến |

Chiều 21.1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt, biểu dương các kỹ sư trẻ chế tạo vệ tinh MicroDragon của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

Sau MicroDragon, Việt Nam sẽ chế tạo vệ tinh Lotusat-1 và Lotusa

Minh Hạnh |

Trong khuôn khổ “Chương trình trình diễn công nghệ vệ tinh tiên tiến 1 – Innovative Satellite Technology Demonstration-1” của Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), cùng với MicroDragon, đã có 6 vệ tinh khác của Nhật Bản cùng trong lần phóng này, đã tách thành công khỏi tên lửa đẩy.

Ngoài vệ tinh "made by Việt Nam", ta còn cần thêm vệ tinh nào?

Thành Trung |

Thời gian vì xin, mua ảnh vệ tinh của nước ngoài mất khoảng 2 ngày, nhưng nếu Việt Nam có vệ tinh của mình, sẽ chỉ mất khoảng 6 tới 12 tiếng để có ảnh vệ tinh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thủ tướng gặp mặt các kỹ sư chế tạo vệ tinh MicroDragon

Đặng Tiến |

Chiều 21.1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt, biểu dương các kỹ sư trẻ chế tạo vệ tinh MicroDragon của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

Sau MicroDragon, Việt Nam sẽ chế tạo vệ tinh Lotusat-1 và Lotusa

Minh Hạnh |

Trong khuôn khổ “Chương trình trình diễn công nghệ vệ tinh tiên tiến 1 – Innovative Satellite Technology Demonstration-1” của Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), cùng với MicroDragon, đã có 6 vệ tinh khác của Nhật Bản cùng trong lần phóng này, đã tách thành công khỏi tên lửa đẩy.

Ngoài vệ tinh "made by Việt Nam", ta còn cần thêm vệ tinh nào?

Thành Trung |

Thời gian vì xin, mua ảnh vệ tinh của nước ngoài mất khoảng 2 ngày, nhưng nếu Việt Nam có vệ tinh của mình, sẽ chỉ mất khoảng 6 tới 12 tiếng để có ảnh vệ tinh.