Về nơi nông dân thoát nghèo dễ dàng dù ở tâm hạn mặn gay gắt

Kỳ Quan |

Những ngày cuối tháng 2 này, khi hạn mặn đang ở mức gay gắt, nước trên cù lao Tân Phú Đông đã cạn sát đáy kênh làm trơ ra lớp phèn vàng cháy, các ruộng sả vẫn xanh tươi bạt ngàn...

Huyện cù lao Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) nằm giữa 2 nhánh sông Cửu Long (Cửa Tiểu và Cửa Đại), lại sát biển Đông, vì vậy mà chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn.

Trước đây ruộng đất trên cù lao Tân Phú Đông canh tác chủ yếu cây lúa. Do đặc thù địa lý, hàng năm nơi đây nước mặn đến rất sớm và bao phủ toàn bộ cù lao. Vì vậy dù phải đắp đập chống mặn, lúa cũng chỉ trồng được 1 vụ/năm, năng suất thấp. Cái nghèo cứ bám lấy các thế hệ người dân trên cù lao cách trở này. Trước biến đối khí hậu, hạn mặn ngày càng gay gắt, cuộc sống trên cù lao càng thêm khó khăn.

Nước cạn đáy kênh, cây sả vẫn xanh tốt. Ảnh: K.Q
Nước cạn đáy kênh, cây sả vẫn xanh tốt. Ảnh: K.Q
Trồng sả giúp nhiều hộ nông dân vươn lên khấm khá. Ảnh: K.Q
Trồng sả giúp nhiều hộ nông dân vươn lên khấm khá. Ảnh: K.Q

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang – ông Lê Văn Hưởng – cho biết: Khi thành lập huyện Tân Phú Đông vào tháng 4.2008, tỉnh và huyện đã xác định chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, thích ứng với biến đối khí hậu, xâm nhập mặn là cách để Tân Phú Đông phát triển đi lên.

Thực hiện chủ trương trên, ruộng đất trồng lúa ở Tân Phú Đông chuyển dần sang nuôi tôm và trồng các loại cây chịu hạn mặn tốt, cần ít nước ngọt như sả, mãng cầu xiêm… Đặc biệt là cây sả vốn chịu hạn và chịu phèn rất tốt, đã tỏ ra thích hợp với vùng đất này, đang trở thành cây trồng chủ lực ở Tân Phú Đông.

Những ngày cuối tháng 2 này, khi nước trên cù lao đã cạn sát đáy kênh làm trơ ra lớp phèn vàng cháy, các ruộng sả vẫn xanh tươi bạt ngàn.

Với khoảng 2.000ha trồng sả cho tổng sản lượng hàng năm 31.000 tấn, Tân Phú Đông đã trở thành “thủ phủ cây sả” của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thu hoạch sả trong mùa hạn mặn 2020. Ảnh: K.Q
Thu hoạch sả trong mùa hạn mặn 2020. Ảnh: K.Q
Hình ảnh này có thể gặp ở mọi nơi vào những ngày này ở Tân Phú Đông. Ảnh: K.Q
Hình ảnh này có thể gặp ở mọi nơi vào những ngày này ở Tân Phú Đông. Ảnh: K.Q

Theo ông Nguyễn Trung Hòa – Phó phòng NNPTNT Tân Phú Đông, cây sả ở Tân Phú Đông có chất lượng rất tốt, có mặt trên bàn ăn ở nhiều tỉnh, thành trong nước, xuất khẩu ra cả nước ngoài. Trồng sả cho thu nhập cao gấp 3,5 lần so với trồng lúa trên cùng diện tích, nhờ đó đã giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá giả. Diện tích trồng sả trên cù lao tăng nhanh sau từng mùa vụ, nhiều doanh nghiệp cũng đã đầu tư nhà máy tinh chế tinh dầu sả xuất khẩu…

Kỳ Quan
TIN LIÊN QUAN

Tiền Giang: Lúa đông xuân đã qua được thời kỳ dễ thương tổn vì hạn mặn

Kỳ Quan |

Ngày 21.2, ông Lê Văn Hưởng - Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã đi kiểm tra công tác chống hạn, mặn tại các huyện, thị phía Đông của tỉnh, những nơi từng chịu thiệt hại nặng nề mùa hạn mặn 2015 - 2016.

Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm lối ra giữa vòng vây hạn mặn

Nhóm PV |

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xuất hiện sớm hơn so với mùa khô năm 2015-2016, ở mức độ gay gắt và sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong thời gian còn lại của mùa khô, khả năng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Đặc biệt, tại vùng 2 sông Vàm Cỏ, xâm nhập mặn cao nhất vào các tháng 2,3.2020, sau đó giảm dần nhưng kết thúc muộn (cuối tháng 5.2020).

Những công trình "khủng" ứng phó hạn mặn ở miền Tây

TRẦN LƯU |

Trong suốt nhiều năm, vùng ĐBSCL đã được đầu tư nhiều công trình thủy lợi "khủng" để ứng phó với hạn mặn. Năm nay, dù hạn mặn đang diễn ra khốc liệt, vượt mức báo động năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp; nhờ các công trình được đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả...

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Tiền Giang: Lúa đông xuân đã qua được thời kỳ dễ thương tổn vì hạn mặn

Kỳ Quan |

Ngày 21.2, ông Lê Văn Hưởng - Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã đi kiểm tra công tác chống hạn, mặn tại các huyện, thị phía Đông của tỉnh, những nơi từng chịu thiệt hại nặng nề mùa hạn mặn 2015 - 2016.

Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm lối ra giữa vòng vây hạn mặn

Nhóm PV |

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xuất hiện sớm hơn so với mùa khô năm 2015-2016, ở mức độ gay gắt và sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong thời gian còn lại của mùa khô, khả năng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Đặc biệt, tại vùng 2 sông Vàm Cỏ, xâm nhập mặn cao nhất vào các tháng 2,3.2020, sau đó giảm dần nhưng kết thúc muộn (cuối tháng 5.2020).

Những công trình "khủng" ứng phó hạn mặn ở miền Tây

TRẦN LƯU |

Trong suốt nhiều năm, vùng ĐBSCL đã được đầu tư nhiều công trình thủy lợi "khủng" để ứng phó với hạn mặn. Năm nay, dù hạn mặn đang diễn ra khốc liệt, vượt mức báo động năm 2016, nhưng thiệt hại đến nay là rất thấp; nhờ các công trình được đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả...