Về nguy cơ bị lừa đảo trong lĩnh vực vaccine COVID-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường: Báo Lao Động đã lên tiếng cảnh báo sớm nhất

Nhóm Phóng viên |

"Chúng tôi hết sức ghi nhận Báo Lao Động đã nêu ra đúng "điểm nóng" của tình hình hiện nay. Nếu không có các bài báo của Báo Lao Động thì sẽ có rất nhiều người vẫn còn mơ hồ, cho rằng ai cũng có thể mua được vaccine COVID-19. Báo Lao Động đã lên tiếng cảnh báo sớm nhất về nguy cơ lừa đảo và bị lừa đảo trong lĩnh vực vaccine COVID-19"- Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường nói.

Nhiều đơn vị cung cấp giấy tờ "rởm" để xin nhập khẩu vaccine

Ngày 14.4, Báo Lao Động đã đăng tải loạt bài "Bất thường công vaccine cấp phép nhập khẩu 50 triệu liều vaccine COVID-19", chỉ ra những dấu hiệu cung cấp thông tin thiếu trung thực, giả mạo để đề nghị Bộ Y tế phê duyệt cho phép nhập khẩu vaccine COVID-19. Cụ thể, loạt bài đã chỉ ra những bất thường trong việc doanh nghiệp đề nghị Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu 50 triệu vaccine COVID-19 của Moderna.

Các bài viết mang tính cảnh báo đến người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát và nhu cầu tiêm vaccine COVID-19 vô cùng bức thiết không chỉ riêng tại Việt Nam, mà tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Liên quan đến loạt bài viết này, ngày 17.6, trao đổi với phóng viên Lao Động, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết: "Ngay sau khi các bài viết của Lao Động đăng tải, Bộ Y tế đã ra thông cáo báo chí, cảnh báo tới doanh nghiệp, người dân về nguy cơ vaccine giả, nguy cơ lừa đảo trong nhập khẩu vaccine COVID-19. Chúng tôi rất cảm ơn Báo Lao Động đã vào cuộc kịp thời, đăng tải các bài viết cảnh báo về tình trạng nhập khẩu vaccine COVID-19. Từ việc phản ánh tình trạng mập mờ, bất thường qua các văn bản xin cấp phép nhập khẩu vaccine của doanh nghiệp, Bộ Y tế đã cảnh giác cao độ hơn nữa và liên tục đưa ra các cảnh báo nguy cơ lừa đảo khi trong vấn đề nhập khẩu vaccine”.

Theo Thứ trưởng Trương Quốc Cường, không chỉ các thông tin mà Báo Lao Động phản ánh, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã ghi nhận hàng chục đơn vị xin nhập khẩu các loại vaccine như Moderna, Pfizer... cung cấp giấy tờ khẳng định đã tiếp cận được vaccine, nêu cụ thể số lượng có thể nhập khẩu...

"Tuy nhiên, sau khi Bộ Y tế kiểm tra đối chiếu, xác minh thông tin từ các hãng vaccine thì tất cả đều là giấy tờ "rởm". Có hãng vaccine nói chúng tôi không đủ vaccine để cung cấp cho Chính phủ, làm sao có vaccine để bán cho nhiều đơn vị như vậy" - Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay.

Riêng về vaccine Moderna, theo Thứ trưởng Bộ Y tế, sau khi xác minh từ phía Moderna được biết tháng 5.2021, hãng Moderna chỉ duy nhất cho phép Juellig Pharma (TPHCM) phân phối 5 triệu liều.

"Tôi xin nhấn mạnh là chỉ phân phối, không phải là bán - nghĩa là họ có thể bán cho một đơn vị nào đó rồi Juellig Pharma sẽ bảo quản và phân phối. Vậy mà các giấy tờ đề nghị cấp phép nhập khẩu vaccine của một số đơn vị còn khẳng định nhập khẩu được 20 triệu liều, 40 triệu liều... Vậy, họ lấy đâu ra vaccine để nhập khẩu vào Việt Nam?" - Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Các bài viết đã phản ánh trúng vấn đề

Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định: Báo Lao Động đã phản ánh rất đúng và rất trúng vấn đề. Từ đó, giúp cho ngành Y tế có thể cảnh báo đến người dân, cảnh báo tất cả doanh nghiệp, các đơn vị có mong muốn, có khả năng nhập khẩu vaccine COVID-19 không thể dễ dàng tin tưởng vào những nguồn thông tin chào mời mua vaccine. Ngay sau khi các bài viết của Báo Lao Động được đăng tải, Bộ Y tế đã ra thông cáo báo chí cảnh báo nguy cơ vaccine giả.

"Doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ bị lừa, bởi họ chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực vaccine nói chung và vaccine COVID-19 nói riêng..." - Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Cũng theo lãnh đạo Bộ Y tế, việc tiếp cận và mua vaccine COVID-19 rất khó khăn. Thứ nhất là do năng lực sản xuất của các hãng vaccine rất có hạn. Thứ 2 là nếu có sản xuất được và bán cho các đơn vị Việt Nam như họ đề xuất thì cũng không thể có số lượng lớn như vậy. Thứ 3, nếu có mua được vaccine thật thì chính các doanh nghiệp đề xuất mua đó lại rất khó để đáp ứng được điều kiện vận chuyển, bảo quản vaccine, cũng như kiểm nghiệm.

Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định: "Chúng tôi hết sức ghi nhận Báo Lao Động đã nêu ra đúng "điểm nóng" của tình hình hiện nay. Nếu không có các bài báo của Báo Lao Động thì sẽ có rất nhiều người vẫn còn mơ hồ, cho rằng ai cũng có thể mua được vaccine COVID-19. Báo Lao Động đã lên tiếng cảnh báo sớm nhất về nguy cơ lừa đảo và bị lừa đảo trong lĩnh vực vaccine COVID-19".

"Với trách nhiệm của Bộ Y tế, chúng tôi đã nhiều lần cảnh báo đến các doanh nghiệp. Đồng thời, ngay từ khi các doanh nghiệp đặt vấn đề mua vaccine, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra ngay, để xác minh nguồn thông tin từ các hãng vaccine, để tránh những thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và tránh nguy cơ vaccine giả nhập vào Việt Nam, gây hậu quả khôn lường"- Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Nhóm Phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Báo Lao Động đã phản ánh rất đúng, kịp thời vấn đề lừa đảo khi nhập khẩu vaccine COVID-19

Nhóm Phóng viên |

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, loạt bài viết "Bất thường công văn xin cấp phép nhập khẩu 50 triệu liều vaccine COVID-19" của Báo Lao Động đã giúp cho ngành Y tế có thể cảnh báo đến người dân, cảnh báo tất cả doanh nghiệp, các đơn vị có mong muốn, có khả năng nhập khẩu vaccine COVID-19 không thể dễ dàng tin tưởng vào những nguồn thông tin chào mời mua vaccine, dẫn đến nguy cơ bị lừa đảo.

Cảnh báo lừa đảo tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Thùy Linh |

Hiện nay, xuất hiện nhiều lời mời các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mua/nhập khẩu vaccine phòng COVID-19 hoặc tiêm chủng cho người lao động, đối tác, khách hàng… Một số tổ chức, cá nhân tự nhận tiếp cận được nguồn vaccine của các hãng sản xuất hoặc mua lại của một số nơi dư thừa.

Mạo danh nhân viên điện lực, y tế để lừa đảo

Quang Thành |

Trước tình trạng mạo danh công ty điện lực thông báo khách hàng nợ tiền điện để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, mới đây Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phải đưa ra cảnh báo. Ngoài ra, cũng đã có hiện tượng giả mạo Uỷ ban phòng chống dịch COVID-19 để thu thập và đánh cắp thông tin cá nhân.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Báo Lao Động đã phản ánh rất đúng, kịp thời vấn đề lừa đảo khi nhập khẩu vaccine COVID-19

Nhóm Phóng viên |

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, loạt bài viết "Bất thường công văn xin cấp phép nhập khẩu 50 triệu liều vaccine COVID-19" của Báo Lao Động đã giúp cho ngành Y tế có thể cảnh báo đến người dân, cảnh báo tất cả doanh nghiệp, các đơn vị có mong muốn, có khả năng nhập khẩu vaccine COVID-19 không thể dễ dàng tin tưởng vào những nguồn thông tin chào mời mua vaccine, dẫn đến nguy cơ bị lừa đảo.

Cảnh báo lừa đảo tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Thùy Linh |

Hiện nay, xuất hiện nhiều lời mời các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mua/nhập khẩu vaccine phòng COVID-19 hoặc tiêm chủng cho người lao động, đối tác, khách hàng… Một số tổ chức, cá nhân tự nhận tiếp cận được nguồn vaccine của các hãng sản xuất hoặc mua lại của một số nơi dư thừa.

Mạo danh nhân viên điện lực, y tế để lừa đảo

Quang Thành |

Trước tình trạng mạo danh công ty điện lực thông báo khách hàng nợ tiền điện để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, mới đây Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phải đưa ra cảnh báo. Ngoài ra, cũng đã có hiện tượng giả mạo Uỷ ban phòng chống dịch COVID-19 để thu thập và đánh cắp thông tin cá nhân.