Về Làng Sí Chếnh gặp du kích "cả đời nằm vùng” căn cứ địa

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Khi 16 tuổi đã tham gia du kích, gần 70 năm sau khi giải phóng Lai Châu ông vẫn tình nguyện nằm vùng “căn cứ”. Mặc dù ban đầu không biết chữ nhưng bằng uy tín, trách nhiệm và nỗ lực, ông đã có nhiều năm làm Chủ tịch xã cho đến lúc nghỉ hưu.

Cả đời chọn căn cứ để nằm vùng

Một ngày giữa mùa Thu Tháng 8, chúng tôi tìm gặp ông Giàng A Vừ trên cao nguyên đá – cách trung tâm TP Điện Biên Phủ khoảng 170km. Một ngôi nhà nhỏ nằm lọt thỏm giữa thung lũng Làng Sí Chếnh, thuộc thôn Chế Cu Nhe, xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

Một ngôi nhà nhỏ có mặt tiền nhìn thẳng xuống Sông Đà, xa xa bên bờ sông là địa phận huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Điều đó giải thích tại sao những năm 1950, nơi đây lại được chọn làm căn cứ để kiểm soát mọi hoạt động của quân địch trên đường sông.

Sinh năm 1935, khi vừa bước sang tuổi 16, ông Giàng A Vừ đã tình nguyện tham gia đội du kích khi cán bộ cách mạng lên lập căn cứ kháng chiến. Nay đã ở tuổi 86 nhưng ông Vừ vẫn rất mạnh khỏe, giữ được sự minh mẫn và nhanh nhẹn của một du kích.

Trò chuyện với chúng tôi trong căn nhà đơn sơ nhưng ấm áp, ông Giàng A Vừ đã hồi tưởng lại thời trai trẻ chiến đấu đầy khí thế, nhiệt huyết và những trận đánh nảy lửa như vừa diễn ra ngày hôm qua.

Từ ngôi nhà nhỏ của ông Giàng A Vừ nhì ra sông Đà.
Từ ngôi nhà nhỏ của ông Giàng A Vừ nhìn ra sông Đà.

“Năm 1951, cán bộ cách mạng đã lên đến Tủa Chùa lập căn cứ. Tôi và hơn 10 thanh niên trong bản tham gia vào đội dân quân, du kích do cán bộ tên là Trọng làm đội trưởng. Khi đó chỉ có đội trưởng được phát 1 khẩu súng trường Trung Chính sử dụng loại đạn 7,92x 57mm nên thường gọi là khẩu “7 ly 9”, còn lại đều dùng súng kíp” – Ông Vừ nói.

Khi đó, ngoài lực lượng dân quân, du kích thì mỗi người dân cũng là một chiến sỹ, là tai mắt của cách mạng. Mỗi khi đi làm nương, phát hiện thấy quân địch di chuyển trên sông Đà chuẩn bị xâm nhập vào địa bàn thì ngay lập tức dân chạy đường tắt về báo cho căn cứ. Sau đó thông tin lại nhanh chóng được thông báo đến các tổ.

“Có lần chúng tôi đã bắn chết mấy tên địch khi chỉ cách nhau vài chục mét, số còn lại bỏ chạy và rút về theo đường sông. Khi ấy quân mình bắn xong loạt đạn cũng rút ngay, không dám đến tịch thu vũ khí vì lực lượng mình mỏng nên sợ địch phản công”.

Rồi giọng ông trầm xuống: “Có lần quân mình cũng bị thiệt hại, 1 đồng chí bị bắn què chân rồi chúng lôi ra chỗ tàng đá kia hành quyết" – ông chỉ ra tảng đá cách chỗ chúng tôi ngồi chỉ vài trăm mét.

Ông Vừ chỉ về phí tảng đá - nơi có một chiến sĩ hy sinh.
Ông Vừ chỉ về phía tảng đá - nơi có một chiến sĩ hy sinh.

Theo ông Vừ, ở thời điểm ấy cũng đã có nhiều người dân bị lôi kéo theo phía địch: “Dân mình hiền lành, thật thà, khi bị địch tuyên truyền, lôi kéo cũng dễ bị nghe theo, tin theo. Do vậy bên cạnh việc cảnh giác, chiến đấu với quân địch mình cũng phải liên tục tuyên truyền để người dân tin tưởng vào cách mạng, không để bị địch lôi kéo, lợi dụng” – Ông Vừ nói.

Lãnh đạo nhân dân bằng uy tín

Trước sự uy hiếp mạnh mẽ của quân ta và việc hoạt động hiệu quả của các đội dân quân, du kích, tháng 12.1953, quân địch ở thị trấn Lai Châu đã phải rút về Hà Nội và Điện Biên Phủ. Các đơn vị bộ đội được lệnh chuyển sang truy kích, bao vây tiêu diệt địch, không cho chúng tập trung về Điện Biên Phủ hoặc chạy sang Lào.

“Mó nước” năm xưa được dùng để nuôi cán bộ cách mạng.
“Mó nước” năm xưa được dùng để nuôi cán bộ cách mạng.

Chỉ trong 10 ngày đêm chiến đấu liên tục, bộ đội địa phương, dân quân du kích Lai Châu phối hợp với bộ đội chủ lực đã chiến đấu ngoan cường dũng cảm. Tiêu diệt và bắt sống 24 đại đội địch gồm 2.500 tên, thu 700 súng các loại, hơn 30 tấn đạn dược và hơn một vạn lít xăng dầu.

Thị trấn Lai Châu và các huyện Mường Lay, Mường Tè, Sìn Hồ đã hoàn toàn được giải phóng, đập tan kế hoạch của địch nhằm tuyển quân tăng cường cho căn cứ Điện Biên Phủ.

Ngay sau khi Lai Châu được giải phóng, Bác Hồ đã viết thư biểu dương, khen ngợi đồng bào, cán bộ và căn dặn phải đoàn kết, giúp đỡ bộ đội diệt phỉ, trừ gian, giữ gìn trật tự, ra sức tăng gia sản xuất.

Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn động viên, cổ vũ to lớn đối với quân và dân các dân tộc Lai Châu, đặc biệt là nhân dân trong khu vực mới được giải phóng. Đó cũng là lý do để ông Giàng A Vừ tiếp tục tham gia vào các hoạt động giữ gìn an ninh trật tự, vận động nhân dân phá nhổ cây thuốc phiện, tập trung tăng gia sản xuất, và phát triển kinh tế.

Chia tay cựu du kích năm xưa, ông Giàng A Vừ tiễn chúng tôi ra khỏi “căn cứ“.
Chia tay cựu du kích năm xưa, ông Giàng A Vừ tiễn chúng tôi ra khỏi “căn cứ“.

Mặc dù không biết chữ nhưng sau khi tham gia các vị trí công tác ở xã, ông Giàng A Vừ đã quyết tâm học hỏi và dần dần “đọc thông, viết thạo”. Sau này ông đã làm đến chức Chủ tịch UBND xã Sín Chải cho đến khi nghỉ hưu.

Nói về giai đoạn đó, ông Giang A Vừ bảo: “Thực ra mình không biết nhiều chữ và nhân dân cũng hầu hết là không biết chữ. Do vậy, khi đó mình lãnh đạo nhân dân chủ yếu bằng uy tín; hướng dẫn, vận động nhân dân làm theo các chính sách của Đảng, của Nhà nước. Mình nói đúng, làm đúng thì nhân dân sẽ nghe theo".

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Điện Biên có 1 ca mắc COVID-19 sau gần 100 ngày, lịch sử tiếp xúc phức tạp

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Ngày 18.8, tỉnh Điện Biên đã bất ngờ ghi nhận 1 trường hợp mắc COVID-19 sau gần 100 ngày không có ca mắc trong cộng đồng. Đây là trường hợp có lịch sử tiếp xúc phức tạp trước khi vào cơ sở cách ly.

Người họa sĩ ở Điện Biên nỗ lực xây "thành trì ý thức" chống COVID-19

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Khi được gọi là "Họa sĩ chống COVID-19 bằng ngòi bút" ông Tòng Trung Tiến, ở Điện Biên chỉ khiêm tốn nói rằng "Tôi chỉ cố gắng làm những gì có thể để nâng cao ý thức của người dân trong bản mình và trong cộng đồng".

Tác giả “O du kích nhỏ” ra đi với bức ảnh sống mãi cùng lịch sử

Việt Văn |

Nhắc đến nhà nhiếp ảnh Phan Thoan, ai trong giới ảnh cũng như công chúng đều nhớ tới bức ảnh “O du kích nhỏ” chụp năm 1965: Bức ảnh trở thành biểu tượng của ý chí quả cảm, tinh thần quyết thắng của dân tộc Việt Nam nhỏ bé trước đế quốc Mỹ xâm lược trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Điện Biên có 1 ca mắc COVID-19 sau gần 100 ngày, lịch sử tiếp xúc phức tạp

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Ngày 18.8, tỉnh Điện Biên đã bất ngờ ghi nhận 1 trường hợp mắc COVID-19 sau gần 100 ngày không có ca mắc trong cộng đồng. Đây là trường hợp có lịch sử tiếp xúc phức tạp trước khi vào cơ sở cách ly.

Người họa sĩ ở Điện Biên nỗ lực xây "thành trì ý thức" chống COVID-19

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Khi được gọi là "Họa sĩ chống COVID-19 bằng ngòi bút" ông Tòng Trung Tiến, ở Điện Biên chỉ khiêm tốn nói rằng "Tôi chỉ cố gắng làm những gì có thể để nâng cao ý thức của người dân trong bản mình và trong cộng đồng".

Tác giả “O du kích nhỏ” ra đi với bức ảnh sống mãi cùng lịch sử

Việt Văn |

Nhắc đến nhà nhiếp ảnh Phan Thoan, ai trong giới ảnh cũng như công chúng đều nhớ tới bức ảnh “O du kích nhỏ” chụp năm 1965: Bức ảnh trở thành biểu tượng của ý chí quả cảm, tinh thần quyết thắng của dân tộc Việt Nam nhỏ bé trước đế quốc Mỹ xâm lược trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước.