Về cù lao, nghe kể chuyện đốt râu cọp ở Hổ Châu

Cao Long |

Vẫn như hơn trăm năm nay, để đến Cù Lao Dung vẫn chỉ có một cách duy nhất là qua dòng sông Hậu trên những con đò mà nay đã được thay thế bằng những chiếc phà to lớn, vững chãi.

“Hổ Châu” là mỹ tự mà người xưa đã dùng để đặt tên cho vùng đất này. Chữ “Châu” - bộ xuyên với sáu nét là chữ vừa tượng hình, vừa hội ý, chỉ về vùng đất cồn, bãi nổi lên giữa một vùng nước hay trên sông. Ngay trong quá trình Vua Gia Long lập quốc - địa danh Cù lao Dung với tên chữ là Hổ Châu đã được ghi chép trong chính sử.

Đại Nam thực lục chính biên, Kỷ thứ nhất - Đời Gia Long (Nguyễn Phước Ánh) ghi rõ: “Năm Đinh mùi thứ 8 - 1787 vua trú ở Hổ Châu, thu họp tướng sĩ hơn 300 người, chiến thuyền hơn 20 chiếc, sai Nguyễn Văn Tồn chiêu tập dân Phiên hai xứ Trà Vinh và Mân Thít được vài nghìn người, biên bổ làm lính, gọi là đồn Xiêm binh (năm Gia Long thứ 9 đổi làm đồn Uy Viễn), cho Tồn làm Thuộc nội cai đội để cai quản”.

Vậy có thể khẳng định, địa danh Hổ Châu đã có từ hơn 200 năm trước.

Xưa, vùng đất này còn được gọi lên là “Dung Châu”. Trước năm 1820, đã có lưu dân Việt đến đây khai phá, lập nên 2 thôn: An Thạnh Nhứt và An Thạnh Nhị. Chi tiết đã được ghi lại trong bản sách “Nghiên cứu Địa bạ Triều Nguyễn” - phần địa bạ An Giang. Công trình do nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu dịch và biên soạn, Nhà xuất bản TP.Hồ Chí Minh phát hành vào quý I năm 1995.

Bắt cọp ở Lòng Đầm và chuyện ông Tây làm mướn cho người Việt

Chuyện xứ này thời hoang vu đầy cá tôm, chim thú như heo rừng, nai... rồi cọp giờ mà nhắc hẳn sẽ có người còn hồ nghi bởi cảnh xưa giờ đã biến đổi quá nhiều. Thật may mắn trong một chuyến vô “Lòng Đầm”, chúng tôi đã có duyên ngồi trò chuyện cùng bác ba Khanh, bác Ba Ngọ - những người có thể xem là ‘tiền bối” ở đây. Từ chuyện “ông Tây làm mướn cho người Việt” cho đến những chuyện “bắt hổ dữ, bẫy heo rừng”.

Bác Ba Ngọ (Dương Văn Ngọ, 91 tuổi) - cháu nội của ông Hội đồng Kế - cha của ông chủ điền Mai Phát Văn - nhớ lại: Ông Hội đồng Kế làm hội đồng bên Đại Ngãi nên rành chuyện giấy tờ khẩn hoang. Khi đó, đất bên cù lao này chưa ai đăng khẩn nên ông nộp đơn xin khẩn rồi đóng thuế cho nhà nước. Dân cố cựu ở đây hồi đó rất ít. Đa số ở ngoài mé sông cái là dân Vĩnh Bình, Trà Cú (Trà Vinh) qua vì bên đó đất ruộng cũng có điền chủ rồi. Qua đây khẩn thì có thêm hoa lợi và đất khẩn mới thuế nhẹ nên dễ sống hơn.

Bản đồ Nam Kỳ - Sóc Trăng năm 1889 được chụp lại từ Thư viện quốc gia Pháp. Ảnh tư liệu
Bản đồ Nam Kỳ - Sóc Trăng năm 1889 được chụp lại từ Thư viện quốc gia Pháp. Ảnh tư liệu

Còn tại sao gọi là “Lòng Đầm”? “Hồi xưa ông nội tui khẩn đất này nhiều thì đâu có ai coi. Không có trình độ để đo đất, vô sổ tính toán. Nên ông mướn một “thằng” người Pháp dắt theo một cô vợ, mà dân hay gọi “bà Đầm”. Hồi đó vùng này còn cọp nên phải cất nhà sàn cao, vách bổ kho, ván lót dày cho vợ chồng Tây này ở. Tới mùa thì có cái kiệu, tá điền mười mấy hai chục người chia nhau khiêng “ông Tây” đi đo đất, thu lúa... Vùng đất này hồi xưa trũng, thấp lắm. Lòng này là chỉ cái lòng chảo, vùng đất trũng thấp nhứt vậy! Còn dân thì không nhớ “ông Tây” mà chỉ nhớ “bà Đầm” vợ ổng, thành ra chết danh đất này là Lòng Đầm” – bác Ba Ngọ kể.

Chuyện “bắt ông cọp” được bác Ba Ngọ bắt đầu bằng chính con rạch trước nhà bác Ba Khanh (Nguyễn Văn Khanh, 71 tuổi): Con rạch này xưa còn kêu bằng “rạch bà cọp bắt”. Chuyện là vì buổi chiều tối, có bà già ra chái sau nhà nấu bánh tét thì bị “ông” rình bắt đi. Làng xóm nghe tiếng la đã cùng nhau lên đèn, đốt đuốc rượt theo. Sợ bị bắt, “ông” cọp nhảy xuống rạch, đi “trớ dấu”, lội nước ngược lòng rạch qua mé rừng, sau đó cắn đầu nạn nhân bỏ lại, tha xác đi.

“Ông già tui kể là cả xóm làm một cái rọ bằng ván ngựa, phía trong buộc con chó. Ổng vô vậy là cửa ván ngựa sập xuống. Người ta bu coi rần rần. Ông Quản Tượng (Hương quản tên là Tượng) hận vì có đứa cháu bị “ổng” chụp phạm rồi chết nên xách cây mác thông dài, canh ổng hả họng đâm một phát vô ngập cán. Ổng “hộ” (gầm) lên một tiếng trước khi chết mà tới bên vàm Trà Cú còn nghe” - bác Ba Ngọ kể và cho biết thêm, sau khi hạ sát “ông cọp” người dân ở đây đã lập tức cắt râu mang đi đốt bỏ bởi theo dân gian, râu cọp rất độc, có thể bị kẻ xấu lấy dùng làm thuốc hại chết người.

Đi tìm dấu vết cửa Ba Thắc

Trong những chuyến phiêu du dọc ngang dòng Hậu Giang, len lỏi trong những con rạch, đường đê trên đất Cù Lao Dung... chúng tôi vẫn luôn chú tâm tìm đáp án cho câu hỏi “sông Ba Thắc” và “cửa Ba Thắc” vốn dĩ ở đâu? Sông Cửu Long có 9 cửa đổ ra Biển Đông, riêng dòng Hậu Giang đã ôm trọn 3 cửa: Định An, Ba Thắc và Trần Đề. Nhưng hiện nay, cửa Ba Thắc “bí ẩn” này ở đâu vẫn luôn là một câu hỏi thú vị cần lời giải đáp với ngay cả chính những cư dân nơi đây. Những người lớp trước giờ chẳng còn được mấy người, còn với những người trẻ thì đa phần “không rõ lắm”.

Lần theo dấu những người xưa, thật may mắn chúng tôi đã tìm được chú Ba Hưng (Lê Hoàng Hưng, 82 tuổi), một trong những người dân “cố cựu” ở Cù Lao Nai, nhà ngay đầu Khém Lớn (giờ thuộc ấp An Phú A, xã An Thạnh Tây). Từng ngược xuôi Cù Lao Dung, rồi vượt sông qua vùng Lịch Hội Thượng suốt từ thời kháng chiến chống Pháp rồi đến chống Mỹ... dù đi đâu, làm gì, ở đâu thì với chú Ba Hưng, đất cù lao luôn là “máu thịt”. Quanh câu chuyện với chú Ba Hưng, câu trả lời về con sông xưa và “cửa sông bí ẩn biến mất” đã dần được mở!

Bác Ba Ngọ kể chuyện bẫy cọp ở Cù Lao Dung.
Bác Ba Ngọ kể chuyện bẫy cọp ở Cù Lao Dung.

Chú Ba Hưng khẳng định: “Sông Ba Thắc xưa chính là sông An Thạnh Nhì ngày nay mà người dân ở đây vẫn gọi bằng cái tên quen thuộc là sông Cồn Tròn. Xưa sông này rất rộng lớn, đổ thẳng ra biển gọi là cửa Ba Thắc”. Theo lời kể của chú Ba Hưng, điểm bắt đầu để gọi là sông Ba Thắc chính là từ Cồn Bùn. Dấu tích cửa Ba Thắc là từ Rạch Tráng hiện nay, vòng ra Vàm Hồ. Nhưng bây giờ tất cả đang tiếp tục bị bồi lắng nên đã bít gần hết. “Cách đây chỉ chừng mươi, mười lăm năm, Vàm Hồ còn rộng mênh mông mà bây giờ ngay giữa đã “chình ình” cái đảo khỉ xanh mướt rồi!” – chú Ba Hưng giải thích thêm.

Dưới tác động của dòng chảy nơi gần cửa biển, Vàm Hồ giờ cũng bị chia ra thành Vàm Hồ lớn và Vàm Hồ nhỏ. Dọc theo đây có một cái miếu thờ cá ông. Theo lời kể của chú Ba Hưng, hồi đó có một lần cá ông vô tới trong sông này. Thấy cá “quợn” dữ quá nên người dân hò nhau chặt cây, sóc nọc để cản. Đến lúc nước rút, con cá mắc kẹt lại và chết. Lúc này người dân mới “tá hỏa” biết là cá ông nên đợi rục xác rồi vớt xương lên lập miếu thờ.

Lần theo thông tin mà chú Ba Hưng đã kể lại, chúng tôi lần tìm ra được một số bản đồ xưa từ Thư viện quốc gia Pháp online, những thông tin mà chú Ba Hưng kể lại “trùng khớp hoàn hảo” với bản đồ có ký hiệu “La_Cochinchine_française_en_1878_[...]Bigrel_Théophile_btv1b84450815”. về mảnh đất cù lao cuối nguồn sông Hậu. Sông An Thạnh Nhì, cửa Ba Thắc đã hiện ra trước mắt chúng tôi rồi theo dòng thời gian, theo sự “cần mẫn” của những hạt phù sa đã dần biến thành những ruộng mía, những vườn cây ăn trái, những cánh rừng ngút mắt...

Về Cù Lao Dung hôm nay du khách thật khó để mường tượng ra khung cảnh xưa, khi xứ cù lao điện lưới quốc gia đã phủ khắp, những con đường liên ấp, liên xã khang trang. Đất Cù Lao Dung giờ đã liền nhau xanh ngát giữa “Dáng nước mênh mông” đúng như mỹ tự “Dung Châu” mà người xưa đặt tên cho vùng đất ở điểm cuối của dòng Hậu Giang trước khi hòa vào biển lớn. Những hạt phù sa cần mẫn vẫn ngày đêm kéo Hổ Châu vươn ra biển. Cũng không còn xa nữa, khi dự án cầu Đại Ngãi hoàn thành, đường qua Cù Lao Dung sẽ không chỉ có những chuyến phà, chuyến đò. Huyện cù lao khi ấy sẽ chuyển mình để xứng danh “Đảo Ngọc”, một điểm đến khó phai trong những chuyến hành trình khám phá “Đất Chín Rồng”.

Cao Long
TIN LIÊN QUAN

Thế giới rộn ràng đón Tết Nhâm Dần 2022

Ngọc Vân |

Còn hơn 1 tuần nữa mới đến Tết Nhâm Dần 2022, nhưng nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, đã rộn ràng chuẩn bị đón Tết.

Phối cảnh "gia đình hổ" gây chú ý ở Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Dịp Tết Nguyên đán 2022, TP.Vũng Tàu không trang hoàng nhiều phối cảnh để đón xuân, chỉ duy nhất một phối cảnh "Gia đình hổ"  với nhiều ý nghĩa, được đặt giữa công viên Bãi trước để làm biểu trưng ngày xuân Tết Nhâm Dần, cũng là nơi nhiều người dân check-in chụp ảnh.

Lạ mắt với linh vật “ông Hổ” có khuôn mặt “hờn cả thế giới” ở Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Tỉnh Bạc Liêu đã bắt đầu trang hoàng đường phố đón Tết Nhâm Dần. Năm nay là năm “ông Hổ” nên dĩ nhiên không thể thiếu hình ảnh ông hổ trên đường phố. Tuy vậy, một số hình ảnh linh vật “ông Hổ” được cho là khá lạ mắt và nhiều người gọi vui là ông hổ năm nay có khuôn mặt “hờn cả thế giới”.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Thế giới rộn ràng đón Tết Nhâm Dần 2022

Ngọc Vân |

Còn hơn 1 tuần nữa mới đến Tết Nhâm Dần 2022, nhưng nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, đã rộn ràng chuẩn bị đón Tết.

Phối cảnh "gia đình hổ" gây chú ý ở Vũng Tàu

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Dịp Tết Nguyên đán 2022, TP.Vũng Tàu không trang hoàng nhiều phối cảnh để đón xuân, chỉ duy nhất một phối cảnh "Gia đình hổ"  với nhiều ý nghĩa, được đặt giữa công viên Bãi trước để làm biểu trưng ngày xuân Tết Nhâm Dần, cũng là nơi nhiều người dân check-in chụp ảnh.

Lạ mắt với linh vật “ông Hổ” có khuôn mặt “hờn cả thế giới” ở Bạc Liêu

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Tỉnh Bạc Liêu đã bắt đầu trang hoàng đường phố đón Tết Nhâm Dần. Năm nay là năm “ông Hổ” nên dĩ nhiên không thể thiếu hình ảnh ông hổ trên đường phố. Tuy vậy, một số hình ảnh linh vật “ông Hổ” được cho là khá lạ mắt và nhiều người gọi vui là ông hổ năm nay có khuôn mặt “hờn cả thế giới”.