Vay tiền qua app: Tiết lộ những khoản thu "cắt cổ" gọi là phí dịch vụ

Huân Cao - Trần Tuấn |

Khi cho khách hàng vay tiền, các app chỉ nêu mức lãi suất dưới 20%/năm để lách luật. Tuy nhiên, những khoản tiền "cắt cổ" mà con nợ phải trả chính là các khoản phí dịch vụ và phí phạt khi chậm thanh toán. PV Báo Lao Động thâm nhập để phản ánh và làm rõ những khoản thu này.

Chấp nhận bỏ lãi và chỉ thu tiền gốc

Chiều 23.6, nhóm PV Báo Lao Động đã đến văn phòng của đơn vị app cho vay Vdong, tại tầng 7 một tòa nhà trên đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 2, quận 3 (TPHCM), để tìm hiểu thêm về cách thức thu phí dịch vụ và lãi suất mà nhiều người đang vướng vào.

Trong vai người nhà của "con nợ" P.T.B.N (ngụ quận Ngô Quyền, Hải Phòng) về khoản vay 4 triệu đồng tại Vdong. Theo đó, chị N có vay của app Vdong 4 triệu đồng nhưng chỉ được giải ngân 2,9 triệu đồng, số tiền còn lại được trừ vào tiền lãi và phí dịch vụ. Mặc dù chỉ nhận 2,9 triệu đồng, nhưng sau đó 10 ngày, số tiền nhanh chóng tăng lên 4,3 triệu đồng và chị N không trả theo đúng hạn.

Đại diện Vdong nói về việc bỏ lãi suất, phí và chỉ thu hồi khoản giải ngân gốc trước đó. Ảnh: PV
Đại diện Vdong nói về việc bỏ lãi suất, phí và chỉ thu hồi khoản giải ngân gốc trước đó. Ảnh: PV

Khi làm việc với người nhà của chị N, đại diện Vdong cho biết, hiện chính sách của công ty đang giảm các khoản lãi và phí cho chị N. Do vậy, chị N chỉ cần đóng đủ 2,9 triệu đồng được giải ngân trước đây (thay vì 4,3 triệu đồng) sẽ được app xóa nợ.

Tương tự như Vdong,  sau khi báo Lao Động đăng loạt bài về thực trạng vay tiền qua app với lãi suất "cắt cổ", từ đầu tháng 6 đến nay, nhiều app cho vay khác cũng đang tập trung thu hồi tiền gốc giải ngân, chấp nhận "mất' khoảng lãi và phí "cắt cổ".

Tiết lộ về những khoản thu "cắt cổ"

Theo tìm hiểu của PV, một số đơn vị cho vay qua app lấy danh nghĩa là chỉ cung ứng dịch vụ cho một công ty tài chính, chứ không có chức năng cho vay trực tiếp. Nhưng trên thực tế, các app này trực tiếp cho vay và trực tiếp thu tiền nạn nhân.

Để tránh được sự trừng trị của pháp luật về hành vi cho vay nặng lãi, các app đều đưa ra mức lãi suất dưới 20%/năm. Tuy nhiên, một khoản tiền "cắt cổ" khác được các app che đậy bằng một danh nghĩa khác gọi là phí dịch vụ.

Đơn cử như chị P.T.B.N vay của Vdong 4 triệu đồng và được giải ngân 2,9 triệu đồng, sau 10 ngày số tiền phải trả cho Vdong lên tới hơn 4,3 triệu đồng. Số tiền được giữ lại cho Vdong được lý giải là phí dịch vụ chứ không phải lãi suất.

Đại diện Vdong giải thích về khoản phí dịch vụ “cắt cổ“. Ảnh: PV
Đại diện Vdong giải thích về khoản phí dịch vụ “cắt cổ“. Ảnh: PV

Khi chúng tôi đặt câu hỏi tại sao từ khoản giải ngân ban đầu chỉ có 2,9 triệu đồng, nhưng chỉ 10 ngày sau đó số tiền lại được "nhảy vọt" lên 4,3 triệu đồng? Đại diện Vdong lý giải: “Vay bên tôi là vay tín chấp, hình thức vay là cung cấp chứng minh nhân dân mặt trước mặt sau, hình ảnh "selfie" (tự chụp) của khách hàng. Về vấn đề lãi suất, lãi cam kết dưới 20%/năm, còn số tiền tăng lên kia (1,1 triệu đồng – PV) là phí dịch vụ”

Chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi tại sao lấy số tiền dịch vụ tới 1,1 triệu cho thời gian vay chỉ 10 ngày?.

“Tiền dịch vụ bao gồm phí giải ngân hồ sơ, phí app, phí rủi ro hồ sơ, ví dụ khách hàng mất thì chúng tôi cũng phải xoá nợ. Tiền là của Công ty Fast Fintech (Công ty TNHH Việt Nam Fast Fintech – PV) cho vay, còn Vdong chỉ là trung gian kết nối với người vay và phụ trách thu hồi nợ” - đại diện Vdong nói.

Khi chúng tôi tiếp tục hỏi, số tiền phí dịch vụ cao ngất ngưởng như vậy thì sẽ thu về cho bên Vdong thụ hưởng hay Công ty Fast Fintech thụ hưởng? Về vấn đề này đại diện Vdong nói điều này không thể tiết lộ được và là bí mật kinh doanh của công ty.

Huân Cao - Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Vay tiền qua app: Bị truy bức đến đường cùng, nạn nhân kinh hãi tự tử

Huân Cao |

Không ít nạn nhân dính vào đường dây vay tiền qua app đã bị truy bức, dồn vào đường cùng và tìm đến cái chết để giải thoát. Nhiều nạn nhân còn được gợi ý bán thận, bán máu, bán trứng, bán tinh trùng,... để lấy tiền trả nợ cho app.

Vay tiền qua app: Gia đình lục đục, luôn sống trong sợ hãi và tủi nhục

Huân Cao |

Sau khi Báo Lao Động đăng bài "Khủng hoảng vay nợ qua app: Vay 7 triệu đồng, bị đòi... 200 triệu đồng", nhiều nạn nhân đã tiếp tục tố cáo về thủ đoạn của các đối tượng cho vay tiền qua app (ứng dụng trên điện thoại di động), dẫn đến gia cảnh họ có nguy cơ tan nát, sống trong sợ hãi và tủi nhục.

Khủng hoảng vay nợ qua app: Vay 7 triệu đồng, bị đòi... 200 triệu đồng

Huân Cao |

Nhiều bạn đọc đã phản ánh đến Báo Lao Động về một thực trạng cho vay nặng lãi đáng báo động qua app. Ban đầu chỉ vay một vài triệu đồng, nhưng sau đó số nợ nhanh chóng tăng lên hàng trăm triệu đồng và bị khủng bố tinh thần khủng khiếp.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Vay tiền qua app: Bị truy bức đến đường cùng, nạn nhân kinh hãi tự tử

Huân Cao |

Không ít nạn nhân dính vào đường dây vay tiền qua app đã bị truy bức, dồn vào đường cùng và tìm đến cái chết để giải thoát. Nhiều nạn nhân còn được gợi ý bán thận, bán máu, bán trứng, bán tinh trùng,... để lấy tiền trả nợ cho app.

Vay tiền qua app: Gia đình lục đục, luôn sống trong sợ hãi và tủi nhục

Huân Cao |

Sau khi Báo Lao Động đăng bài "Khủng hoảng vay nợ qua app: Vay 7 triệu đồng, bị đòi... 200 triệu đồng", nhiều nạn nhân đã tiếp tục tố cáo về thủ đoạn của các đối tượng cho vay tiền qua app (ứng dụng trên điện thoại di động), dẫn đến gia cảnh họ có nguy cơ tan nát, sống trong sợ hãi và tủi nhục.

Khủng hoảng vay nợ qua app: Vay 7 triệu đồng, bị đòi... 200 triệu đồng

Huân Cao |

Nhiều bạn đọc đã phản ánh đến Báo Lao Động về một thực trạng cho vay nặng lãi đáng báo động qua app. Ban đầu chỉ vay một vài triệu đồng, nhưng sau đó số nợ nhanh chóng tăng lên hàng trăm triệu đồng và bị khủng bố tinh thần khủng khiếp.