Vay tiền qua app: Công nhân bị ghép ảnh tục tĩu để bêu xấu vì chậm trả nợ

ĐÌNH TRỌNG |

Dịch bệnh kéo dài, một số công nhân lao động ở Bình Dương đã lỡ vay tiền qua app để chi tiêu. Chỉ ít ngày sau, người vay phải nếm "trái đắng" khi lãi mẹ đẻ lãi con, không thể chi trả và bị nhục mạ, nói xấu.

Nhận 15 triệu, sau 2 tháng phải trả lãi, phí thêm 20 triệu đồng

Báo Lao Động liên tiếp nhận được đơn thư phản ánh và cầu cứu hỗ trợ của 2 bạn đọc đang làm việc tại Bình Dương về việc trót vay tiền qua app. Hiện cả 2 rơi vào cảnh nợ nần, còn bị đe dọa dẫn đến khủng hoảng tinh thần.

Chị T.T.H.L (29 tuổi, ngụ phường Bình Chuẩn, Thành phố Thuận An, Bình Dương) do mới sinh con thiếu tiền chi tiêu nên đã cài đặt app, vay 8 triệu đồng vào ngày 13.4.

Tin nhắn dụ vai tiền qua aap. Ảnh: Đình Trọng
Tin nhắn dụ vay tiền qua app. Ảnh: Đình Trọng

Ngày 13.5, chị L phải thanh toán trả nợ 11.720.000 đồng. Như vậy, trong 1 tháng phải đóng 3,7 triệu tiền lãi, phí.

Không dừng lại, do chưa đủ tiền chị L đóng thiếu 720.000 đồng, nên liên tiếp bị buộc đóng phạt lên tới 4 triệu đồng. "Cứ ra đóng thì bên cho vay lại báo trễ, phải đóng thêm phí phạt. Nếu không đóng sẽ tiếp tục tăng cao thêm nữa" - chị L chia sẻ.

Chị C liên tiếp bị đe dọa, “khủng bố” tinh thần. Ảnh: Đình Trọng
Chị C liên tiếp bị đe dọa, “khủng bố” tinh thần. Ảnh: Đình Trọng

Cùng hoàn cảnh túng thiếu, chị L.T.C (23 tuổi, công nhân một công ty may tại Thành phố Dĩ An, Bình Dương), thiếu tiền mua thuốc chữa bệnh đã "bị dụ" vay tiền qua app. "Em nhận được tin nhắn với nội dung cho biết được hỗ trợ 5 triệu đồng và đề nghị vào đường link app để cài đặt nhận tiền vay. Em vay tất cả 20 triệu đồng nhưng tiền thực tế chỉ nhận được là 15 triệu đồng. Nếu vay 2 triệu đồng thì chỉ được nhận 1,2 triệu đồng, còn 800.000 đồng là tiền phí, lãi suất đóng trước. Chỉ trong 2 tháng, em trả cho app vay tất cả 35 triệu đồng. Như vậy, ngoài tiền gốc, em đã đóng thêm 20 triệu đồng gồm tiền lãi và tiền phạt" - chị C chia sẻ.

Nghĩ đóng chừng đó tiền đã đủ, tuy nhiên, các đối tượng cho vay tiếp tục báo phải nộp thêm tiền lãi, phí phạt chậm đóng. "Do phải vay đắp đổi liên tiếp để trả nợ app vay nên bây giờ em đã không còn tiền để trả. Em cũng không chấp nhận lãi suất và tiền phạt nên đã dừng đóng tiền" - chị C nói.

Chậm trả tiền bị ghép ảnh tục tĩu để bêu xấu

Theo chị L, từ khi vay tiền của app chị ăn ngủ không yên. Các đối tượng liên tiếp "khủng bố" bằng cách gọi điện thoại đòi nợ. "Vay 8 triệu đồng trong 1 tháng đã đóng cả gốc, lãi, phí là 11 triệu đồng. Tôi thiếu họ 700.000 đồng bị gọi điện liên tục. Nếu tôi không đóng sẽ bị các lấy danh bạ điện thoại và gọi cho người thân. Không biết bằng cách nào, họ lấy được số điện thoại của bố mẹ mình liên tục gọi điện" - chị L trình bày.

Nghiêm trọng hơn, chị C bị các đối tượng nhắn tin chửi bới, đe dọa. Không dừng lại các đối tượng ghép ảnh với nội dung thô tục và gửi cho bạn bè người thân của chị C.

Chi C bị ghéo ảnh nói xấu với người thân. Ảnh: Đình Trọng
Chi C bị ghép ảnh nói xấu với người thân. Ảnh: Đình Trọng

"Họ dùng nhiều số nhắn tin chửi và đe dọa. Không những vậy còn ghép ảnh với nội dung thô tục gửi cho bạn bè người thân tạo áp lực yêu cầu tôi đóng tiền lãi và phạt chậm trả" - chị C cho hay.

ĐÌNH TRỌNG
TIN LIÊN QUAN

Hơn 50 người tìm bé 4 tuổi bị lọt cống trong cơn mưa mất tích

ĐÌNH TRỌNG |

Hơn 50 người ở Bình Dương gồm lực lượng cứu hộ, người dân, và lực lượng hỗ trợ của địa phương đang nỗ lực tìm kiếm cháu trai 4 tuổi bị lọt cống trong cơn mưa, mất tích.

Bình Dương: Trộm liên tiếp ghé thăm phòng trọ, công nhân "khóc ròng"

ĐÌNH TRỌNG |

Dịch bệnh kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, công nhân bị giảm giờ làm, giảm thu nhập phải tằn tiện mới đủ trang trải cuộc sống; cùng với đó, nạn trộm cắp liên tiếp xảy ra khiến nhiều công nhân lao động "khóc ròng".

Vay tiền qua app: Gia đình lục đục, luôn sống trong sợ hãi và tủi nhục

Huân Cao |

Sau khi Báo Lao Động đăng bài "Khủng hoảng vay nợ qua app: Vay 7 triệu đồng, bị đòi... 200 triệu đồng", nhiều nạn nhân đã tiếp tục tố cáo về thủ đoạn của các đối tượng cho vay tiền qua app (ứng dụng trên điện thoại di động), dẫn đến gia cảnh họ có nguy cơ tan nát, sống trong sợ hãi và tủi nhục.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Hơn 50 người tìm bé 4 tuổi bị lọt cống trong cơn mưa mất tích

ĐÌNH TRỌNG |

Hơn 50 người ở Bình Dương gồm lực lượng cứu hộ, người dân, và lực lượng hỗ trợ của địa phương đang nỗ lực tìm kiếm cháu trai 4 tuổi bị lọt cống trong cơn mưa, mất tích.

Bình Dương: Trộm liên tiếp ghé thăm phòng trọ, công nhân "khóc ròng"

ĐÌNH TRỌNG |

Dịch bệnh kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, công nhân bị giảm giờ làm, giảm thu nhập phải tằn tiện mới đủ trang trải cuộc sống; cùng với đó, nạn trộm cắp liên tiếp xảy ra khiến nhiều công nhân lao động "khóc ròng".

Vay tiền qua app: Gia đình lục đục, luôn sống trong sợ hãi và tủi nhục

Huân Cao |

Sau khi Báo Lao Động đăng bài "Khủng hoảng vay nợ qua app: Vay 7 triệu đồng, bị đòi... 200 triệu đồng", nhiều nạn nhân đã tiếp tục tố cáo về thủ đoạn của các đối tượng cho vay tiền qua app (ứng dụng trên điện thoại di động), dẫn đến gia cảnh họ có nguy cơ tan nát, sống trong sợ hãi và tủi nhục.