Vàng mã đưa ông Táo "về trời", tiền tỉ "hạ giới" hoá tro

Bích Hà |

“Mỗi năm hàng tỉ đồng tiền thật đã cháy thành tro” – đây là cách ví von cho hiện tượng người Việt chi nhiều tiền để mua và đốt vàng mã trong dịp lễ, tết.

Thị trường vàng mã vào mùa 

Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày lễ ông Công ông Táo, tại phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) - con phố nổi tiếng chuyên bày bán những mặt hàng “cõi âm” - bắt đầu tấp nập. Các vật dụng gia chủ chuẩn bị cho ông Táo về trời như tiền vàng mã, mũ, áo, hia, cá chép giấy… được bày bán đỏ rực cả con phố.

Theo các chủ cửa hàng tại đây, do giá nguyên vật liệu nhập vào đắt đỏ nên giá các mặt hàng này năm nay sẽ tăng thêm từ 10 -20% so với năm ngoái. Mặt hàng được ưa chuộng nhất vẫn là bộ áo mũ ông Công ông Táo có giá từ 70.000 – 150.000 đồng/ bộ. Càng đến sát Tết Nguyên đán, sức mua càng tăng cao.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch, trung bình mỗi năm người Việt đã đốt hàng nghìn tấn vàng mã.

Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Việt Cường (giảng viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân), số tiền người dân bỏ ra cho việc đốt vàng mã cũng lên đến nghìn tỉ đồng mỗi năm.

 
Những mặt hàng “cõi âm” phục vụ cho dịp cuối năm được bày bán dọc phố Hàng Mã. Theo một chủ cửa hàng tại đây, sức mua vàng mã tăng mạnh vào dịp cuối năm.

Một khảo sát do nhóm của Tiến sĩ Cường đưa ra vào năm  2018 cho thấy, bình quân một hộ gia đình nước ta chi 574.000 đồng cho cúng lễ vào năm 2012 và con số này tăng lên 654.000 đồng vào năm 2016. Sau khi nhân con số trên với tổng số hộ trên cả nước của từng năm và thu được các con số:

Tổng mức chi tiêu cho cúng lễ là khoảng 13.000 tỉ đồng vào năm 2012 và tăng lên 16.000 tỉ đồng năm 2016. Cũng theo tính toán của Tiến sĩ Cường, chi tiêu cho đồ cúng của cả nước cao gấp gần 8 lần chi tiêu cho đồ chơi và sách truyện cho trẻ em (không bao gồm sách giáo khoa).

 
Số liệu mức chi tiêu cho việc đốt vàng mã được công bố vào năm 2018.

Với quan niệm "trần sao, âm vậy", việc đốt vàng mã từ xưa đến nay đều mang ý nghĩa như một việc làm thể hiện sự hiếu thuận dành cho những người đã khuất.

Hiện nay, mảng kinh doanh vàng mã cũng mang lại lợi nhuận rất lớn cho nhiều doanh nghiệp. Việc sản xuất các mặt hàng vàng mã đang đem lại thu nhập ổn định cho hàng nghìn người dân tại nhiều làng nghề khắp trong Nam ngoài Bắc, đặc biệt vào những ngày cuối năm.

Nên bỏ tục đốt vàng mã

Dù được coi là một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam, tuy nhiên những năm gần đây đã có nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ tập tục đốt vàng mã. Lý do được ra là hoạt động này không chỉ gây tốn kém mà đã xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn, gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, nguyên nhân đến từ việc đốt vàng mã.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền, tục đốt vàng mã không phải của Việt Nam mà có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cụ thể, lịch sử Trung Quốc ghi lại vào trước thế kỷ thứ 6, khi các vua chúa chết đi thường chôn theo những người thân cận và vật sử dụng khi sống.

Sau đó, vào thời Đường, người ta đã nghĩ ra người hình nhân thế mạng để chôn thay cho người sống. Sau đó, do sự ảnh hưởng về văn hóa nên tục đốt vàng mã lan dần sang nước ta. Vì người Việt còn có suy nghĩ "tốt lễ dễ kêu" nên làm biến tướng tục này.

Để thay đổi thói quen của người dân không dễ, nhưng nếu đốt vàng mã gây lãng phí, ô nhiễm môi trường... tại sao chúng ta không hạn chế, hoặc "nói không với đốt vàng mã", ngay từ Tết ông Công, ông Táo này?

Hai năm qua, cứ vào dịp chuẩn bị đón năm mới, Giáo hội Phật giáo Việt Nam lại có văn bản đề nghị các Phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ - Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo TPHCM, đốt vàng mã là một hủ tục, mê tín dị đoan. Ông cũng đưa ra lời khuyên với người dân, với tổng số tiền mà người dân mua vàng mã mang vào chùa đốt có thể nuôi được hàng triệu người Việt nghèo khó. Nếu làm như vậy sẽ gieo duyên tốt và phù hợp với luật nhân quả.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Vì sao lễ cúng ông Công ông Táo phải có cá chép?

Bích Hà |

Theo quan niệm dân gian, trong lễ cúng ông Công ông Táo không thể thiếu cá chép. Đây không chỉ là "phương tiện" để các Táo quân lên chầu trời mà còn là biểu tượng cho tinh thần vươn tới thành công, thịnh vượng.

Thời điểm tốt nhất để lau dọn ban thờ cúng ông Công ông Táo

An Bình |

Theo quan niệm dân gian, bàn thờ là nơi tôn nghiêm, là nơi những người còn sống tưởng nhớ người đã khuất, bày tỏ lòng thành kính cũng như hướng về cội nguồn. Các gia đình Việt thường có thói quen lau dọn bàn thờ vào dịp cúng ông Công ông Táo để chuẩn bị đón năm mới đến.

Thả cá chép ngày ông Công ông Táo: Nguy cơ lây bệnh cho các loài thủy sinh?

L.V |

Tục lệ thả cá chép trong ngày cúng ông Công ông Táo đã từng là phong tục mang nhiều nét đẹp. Tuy nhiên, xung quanh việc thả cá chép này có nhiều vấn đề đang đặt ra.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Vì sao lễ cúng ông Công ông Táo phải có cá chép?

Bích Hà |

Theo quan niệm dân gian, trong lễ cúng ông Công ông Táo không thể thiếu cá chép. Đây không chỉ là "phương tiện" để các Táo quân lên chầu trời mà còn là biểu tượng cho tinh thần vươn tới thành công, thịnh vượng.

Thời điểm tốt nhất để lau dọn ban thờ cúng ông Công ông Táo

An Bình |

Theo quan niệm dân gian, bàn thờ là nơi tôn nghiêm, là nơi những người còn sống tưởng nhớ người đã khuất, bày tỏ lòng thành kính cũng như hướng về cội nguồn. Các gia đình Việt thường có thói quen lau dọn bàn thờ vào dịp cúng ông Công ông Táo để chuẩn bị đón năm mới đến.

Thả cá chép ngày ông Công ông Táo: Nguy cơ lây bệnh cho các loài thủy sinh?

L.V |

Tục lệ thả cá chép trong ngày cúng ông Công ông Táo đã từng là phong tục mang nhiều nét đẹp. Tuy nhiên, xung quanh việc thả cá chép này có nhiều vấn đề đang đặt ra.