Vận tải hành khách vẫn "nửa kín, nửa hở"

Nhóm PV |

Dù đã có hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải, các địa phương vẫn đang quy định rất khác nhau về điều kiện vận tải hành khách và không ít địa phương vẫn chưa cho phép lưu thông liên tỉnh.

Quy định khác nhau 

Hướng dẫn tạm thời của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không) chính thức có hiệu lực từ ngày hôm nay (1.10).

Theo đó, về vận tải nội tỉnh, Sở GTVT tham mưu UBND cấp tỉnh quyết định đảm bảo theo nguyên tắc đánh giá nguy cơ và quy mô cấp độ dịch.

Về vận tải liên tỉnh: Sở GTVT hai đầu tuyến tham mưu UBND cấp tỉnh cho phép hoạt động lại tuyến cố định liên tỉnh và thống nhất thực hiện tần suất khai thác đảm bảo theo nguyên tắc đánh giá nguy cơ và cấp độ dịch.

Mục đích của hướng dẫn này nhằm khôi phục lại hoạt động vận tải hành khách phù hợp với từng cấp độ phòng, chống dịch COVID-19; tạo điều kiện để vận chuyển hành khách phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm an toàn, thống nhất giữa các tỉnh, thành phố, khu vực; kết nối hiệu quả giữa các phương thức vận tải hành khách; góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế.

Dù vậy, theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, hiện ở nhiều địa phương vẫn có các quy định riêng và rất khác nhau về việc lưu thông, vận tải hành khách và tiếp nhận công dân. 

Ở khu vực phía Bắc, tại Thái Bình, địa phương này vẫn tiếp tục thực hiện không tiếp nhận công dân (bao gồm cả công dân người Thái Bình) từ các tỉnh, thành phố, địa phương, khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 và khu vực đang thực hiện phong tỏa do có ca bệnh.

Tại Quảng Ninh, theo công văn của UBND tỉnh, người ra khỏi tỉnh được sử dụng kết quả xét nghiệm PCR tối đa 48 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm đến khi trở về tỉnh; quá thời gian nêu trên, phải thực hiện xét nghiệm lại trước khi về. Khi rời Quảng Ninh, người dân viết phiếu đăng ký tự nguyện cách ly tập trung khi trở về nếu có đi đến các địa bàn có dịch đang thực hiện theo Chỉ thị số 15 và 16 của Chính phủ.

Tỉnh Nam Định tiếp tục tạm dừng tiếp nhận người dân từ các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ trừ những trường hợp theo kế hoạch thống nhất giữa UBND các tỉnh, thành phố nơi giãn cách xã hội và UBND tỉnh Nam Định, các trường hợp công vụ, ngoại giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Nhiều địa phương vẫn đang siết vận tải hành khách liên tỉnh. Ảnh: L.D.
Nhiều địa phương vẫn đang siết vận tải hành khách liên tỉnh. Ảnh: L.D.

Tỉnh này tạm thời chưa có kế hoạch tiếp nhận công dân đi/về từ thành phố Hà Nội và khu vực có dịch COVID-19 khi không có việc thực sự cần thiết. Trường hợp cần thiết được phép vào tỉnh phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 143/TB-UBND ngày 12.8.

Tương tự, tỉnh Hà Nam hiện chưa tiếp nhận người về từ TP.Hà Nội và vùng có dịch.

Ở khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, tại Lâm Đồng, tất cả người dân ở tỉnh thành khác vào là phải cách ly 14 ngày. Tài xế chở hàng ở khu riêng dành cho tài xế, không được đi lại tiếp xúc ngoài khu vực.

Tại Quảng Ngãi, người dân trở về Quảng Ngãi được tiêm vaccine hoặc đã chữa khỏi COVID-19 vẫn phải cách ly tại nhà, theo dõi sức khỏe 14 ngày.

Nhiều địa phương chưa cho phép lưu thông liên tỉnh

Tại TP.HCM, với lưu thông trong nội đô, người dân khi đi đường sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng "Y tế HCM" có thể hiện lịch sử tiêm vaccine (đến khi dữ liệu đồng bộ lên ứng dụng PC-COVID); trường hợp không có mã QR, xuất trình các giấy tờ: F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày; đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vaccine tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm).

Về lưu thông liên tỉnh, người dân không tự ý đi xe cá nhân qua lại giữa TP.HCM và các tỉnh, thành phố khác. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho lao động từ Đồng Nai, Long An, Bình Dương đến TP.HCM làm việc bằng xe cá nhân và ngược lại, TP.HCM đã phối hợp với các địa phương này thống nhất điều kiện cho lao động lưu thông. Cụ thể, người lao động phải được tiêm vaccine, có đăng ký đi đường bằng mã QR để xuất trình tại các chốt.

Trong khi đó, các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu chưa cho phép lưu thông liên tỉnh. Tại Bình Dương, chính quyền tỉnh này chưa cho người dân di chuyển tự do ra khỏi tỉnh.

Còn tại Bình Thuận, 2 địa phương có nhiều ca nhiễm nhất là TP.Phan Thiết và Thị xã La Gi. Tại các cửa ngõ vào 2 địa phương này đều có chốt kiểm soát. Người dân từ các huyện khác muốn vào 2 địa phương này phải xuất trình giấy xét nghiệm âm tính còn thời hạn. Còn cán bộ, công chức, viên chức vào Phan Thiết làm việc phải xuất trình thẻ thông hành, thủ trưởng cơ quan đơn vị chịu trách nhiệm về việc cấp thẻ cho nhân viên của mình và cho xét nghiệm định kỳ.

Trao đổi với PV, ông Đỗ Văn Bằng - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Minh Thành Phát (hãng xe Sao Việt) - nói rằng, các địa phương đang vênh nhau về quy định, gây khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải.

"Vận tải hành khách khác với hàng hóa vì trên xe chở khách không thể can thiệp sâu. Do đó, doanh nghiệp đề xuất để kiểm soát tốt, trước mắt cần mở cho xe buýt nội đô và taxi, sau khi tình hình ổn định mới triển khai xe khách liên tỉnh" - ông Đỗ Văn Bằng nói. 

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Kiểm soát di chuyển "xanh" thế nào khi mở lại vận tải hành khách?

Phạm Đông - Việt Dũng |

Bộ GTVT vừa đề xuất một kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách trong thời gian các địa phương nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Chuyên gia giao thông cho rằng, vận tải hàng hóa có “luồng xanh” để duy trì hoạt động thì cũng cần có một “luồng xanh”, "di chuyển xanh" tương tự cho vận tải hành khách.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội nói về đề xuất cho xe buýt hoạt động từ 1.10

Tùng Giang |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa lên tiếng trước đề xuất cho phép xe buýt hoạt động trở lại từ 1.10.

Khôi phục vận tải hành khách hai chiều từ Thái Nguyên đến 3 tỉnh vùng xanh

An Trịnh |

Tỉnh Thái Nguyên đã cho khôi phục hoạt động kinh doanh vận tải hành khách cả hai chiều liên tỉnh tới Bắc Giang, Bắc Ninh và Quảng Ninh.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Kiểm soát di chuyển "xanh" thế nào khi mở lại vận tải hành khách?

Phạm Đông - Việt Dũng |

Bộ GTVT vừa đề xuất một kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách trong thời gian các địa phương nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Chuyên gia giao thông cho rằng, vận tải hàng hóa có “luồng xanh” để duy trì hoạt động thì cũng cần có một “luồng xanh”, "di chuyển xanh" tương tự cho vận tải hành khách.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội nói về đề xuất cho xe buýt hoạt động từ 1.10

Tùng Giang |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa lên tiếng trước đề xuất cho phép xe buýt hoạt động trở lại từ 1.10.

Khôi phục vận tải hành khách hai chiều từ Thái Nguyên đến 3 tỉnh vùng xanh

An Trịnh |

Tỉnh Thái Nguyên đã cho khôi phục hoạt động kinh doanh vận tải hành khách cả hai chiều liên tỉnh tới Bắc Giang, Bắc Ninh và Quảng Ninh.