Vận tải hàng hóa qua cảng biển tiếp tục giữ đà tăng

Đặng Tiến |

Dù chịu ảnh hưởng mạnh của dịch COVID-19, nhưng vận tải biển 8 tháng qua vẫn giữ đà tăng trưởng trên 4% so với cùng kỳ năm 2020. Để giữ đà tăng trưởng và phát triển ngành hàng hải, ngoài việc đẩy mạnh việc đào tạo, xây dựng đội ngũ thuyền viên trong nước đáp ứng nhu cầu vận tải biển, cần phải nghiên cứu gói vaccine riêng cho thuyền viên.

Tăng 4% so với cùng kỳ 

Theo thống kê, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển 8 tháng năm 2021 đạt 481.557.000 tấn tăng 04% so với cùng kỳ năm 2020, cụ thể: Hàng xuất khẩu đạt 121.507.000 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2020; Hàng nhập khẩu đạt 151.276.000 tấn, bằng với cùng kỳ năm 2020; Hàng nội địa đạt 207.556.000 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2020; Hàng quá cảnh bốc dỡ 1.217.000 tấn; Khối lượng hàng hóa container đạt 16.699.000 Teus, tăng 18% so với năm 2020 (trong đó hàng xuất khẩu đạt 5.450.000 Teus, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020; hàng nhập khẩu đạt 5.503.000 Teus, tăng 21%; hàng nội địa đạt 5.746.000 Teus, tăng 16%).

Theo Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - ông  Hoàng Hồng Giang, Cục Hàng hải Việt Nam đang tích cực triển khai các giải pháp khuyến nghị của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), đề xuất hàng loạt các giải pháp tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động vận tải biển và thuyền viên. Trong đó, kiến nghị Bộ GTVT các chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thuyền viên như: Miễn trừ một số khoản phí, lệ phí, ưu tiên tiêm vaccine và tạo thuận lợi trong công tác thay thế/hồi hương thuyền viên. Đặc biệt là đề xuất Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ có cơ chế bố trí gói vaccine riêng cho thuyền viên. Hiện một số chủ tàu gây khó cho thuyền viên trên hệ thống quản lý dữ liệu, không cho thuyền viên đi tàu khác khai thác, vấn đề xây dựng hệ thống quản lý giúp chủ tàu sàng lọc được thuyền viên yếu kém, lựa chọn được nhân lực tốt… cần có chính sách quản lý chặt chẽ hơn.

Cũng theo ông Giang, trong giai đoạn trước mắt, các doanh nghiệp vận tải biển cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cảng vụ hàng hải khu vực đề xuất địa phương bố trí nguồn vaccine cho thuyền viên. Riêng vấn đề thay thế/hồi hương thuyền viên ở nước ngoài, các doanh nghiệp cần thống kê chi tiết số lượng thuyền viên có nhu cầu, lịch trình dự kiến rõ ràng để Cục Hàng hải có cơ sở cụ thể đề xuất Bộ GTVT kiến nghị Bộ Ngoại giao có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ.

Cần ưu tiên tiêm vaccine cho thuyền viên

Một trong những vấn đề “nóng” hiện nay là vấn đề tiêm vaccine cho thuyền viên, đảm bảo an toàn cho lực lượng đang ngày đêm duy trì các tuyến vận tải biển, giúp chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu được xuyên suốt. Theo thống kê của Văn phòng IMO Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại có gần 6.200 thuyền viên Việt Nam được tiêm vaccine COVID-19 (5.007 thuyền viên được tiêm mũi; 1.191 thuyền viên được tiêm mũi 2). Trong đó, số thuyền viên đang làm việc trên tàu được tiêm vaccine là hơn 4.800 người, số lượng thuyền viên dự trữ tại địa phương là gần 1.400 người. Theo ông Nguyễn Cảnh Tĩnh - TGĐ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), đơn vị đang sở hữu đội tàu lớn nhất cả nước (gần 70 tàu) với hơn 4.000 thuyền viên cho biết, từ khi COVID-19 xảy ra đến nay đã có 21 thuyền viên của VIMC trên tổng số hàng trăm thuyền viên Việt Nam bị nhiễm COVID-19.

Trong điều kiện thuốc men, thiết bị y tế luôn thiếu thốn lực lượng thuyền viên vẫn phải cần mẫn điều động tàu an toàn trên biển. Công tác chữa trị chỉ dựa vào sự tự thân và trông chờ vào sự tư vấn từ xa của các cơ sở y tế. quá trình làm việc rất khó khăn và khắc nghiệt. Hiện, IMO đã có thông tri kiến nghị các quốc gia thành viên công nhận thuyền viên là nguồn lao động chủ chốt; Đồng thời, ban hành nhiều nghị quyết về việc tạo thuận lợi cho việc thay đổi thuyền viên, tiếp cận chăm sóc y tế và di chuyển trong đại dịch. Do đó, rất mong cơ quan chức năng tạo điều kiện hơn nữa để thuyền viên Việt Nam có được thuận lợi hơn trong việc thay thế, hồi hương, tiêm chủng vaccine... để bảo vệ người đi biển, duy trì được chất lượng nhân lực thuyền viên, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

Theo đại diện Công ty Vận tải biển Biển Đông, thời gian qua, khó khăn đối với đội tàu vận tải container hiện tại là thời gian vào cảng chỉ hơn 10 tiếng. Thuyền viên đến cảng nếu tiêm vaccine phải di chuyển đến khu vực chỉ định, thời gian cho công tác tiêm chủng có thể không phù hợp với thời gian tàu ở cảng. Do đó, Cục Hàng hải cần báo cáo Bộ GTVT có ý kiến đề nghị các địa phương bố trí lực lượng triển khai tiêm vaccine khi tàu đến tiêm tại cảng, tại tàu, tạo thuận lợi hơn nữa trong việc tiếp cận vaccine cho thuyền viên.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Nhiều địa phương vẫn “đẻ" quy định riêng về vận tải hàng hóa

Nhóm PV |

Dù Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành hướng dẫn về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải hàng hóa trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19, nhưng nhiều địa phương vẫn có các quy định riêng, gây thêm nhiều bất cập, khó khăn cho người dân. 

"Gỡ khó" cho doanh nghiệp khi vận tải hàng hóa tại Móng Cái siết chặt

Vũ Long |

Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) áp dụng xét nghiệm COVID-19 quá chặt khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Quảng Ninh nói gì về việc bị nhắc nhở gây khó dễ cho vận tải hàng hóa?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh bị Bộ GTVT liệt vào danh sách 8 tỉnh, thành phòng chống dịch COVID-19 quá “gắt”, gây cản trở lưu thông hàng hóa. Tuy nhiên, đại diện Sở Giao thông – Vận tải Quảng Ninh cho biết việc lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh vẫn thông suốt, với số lượng phương tiện và hàng hóa trong 8 tháng đầu năm đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Bộ GTVT yêu cầu công bố đường dây nóng vận tải hàng hóa

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa yêu cầu Tổng cục, các Cục chuyên ngành phải triển khai nhiều giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong đó phải công bố số điện thoại đường dây nóng để gỡ khó ngay các vướng mắc về vận tải hàng hóa cho doanh nghiệp.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Nhiều địa phương vẫn “đẻ" quy định riêng về vận tải hàng hóa

Nhóm PV |

Dù Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành hướng dẫn về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải hàng hóa trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19, nhưng nhiều địa phương vẫn có các quy định riêng, gây thêm nhiều bất cập, khó khăn cho người dân. 

"Gỡ khó" cho doanh nghiệp khi vận tải hàng hóa tại Móng Cái siết chặt

Vũ Long |

Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) áp dụng xét nghiệm COVID-19 quá chặt khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Quảng Ninh nói gì về việc bị nhắc nhở gây khó dễ cho vận tải hàng hóa?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh bị Bộ GTVT liệt vào danh sách 8 tỉnh, thành phòng chống dịch COVID-19 quá “gắt”, gây cản trở lưu thông hàng hóa. Tuy nhiên, đại diện Sở Giao thông – Vận tải Quảng Ninh cho biết việc lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh vẫn thông suốt, với số lượng phương tiện và hàng hóa trong 8 tháng đầu năm đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Bộ GTVT yêu cầu công bố đường dây nóng vận tải hàng hóa

Minh Hạnh |

Bộ Giao thông Vận tải vừa yêu cầu Tổng cục, các Cục chuyên ngành phải triển khai nhiều giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong đó phải công bố số điện thoại đường dây nóng để gỡ khó ngay các vướng mắc về vận tải hàng hóa cho doanh nghiệp.