Văn khấn gia tiên, chúng sinh chuẩn nhất ngày Rằm tháng bảy

An Bình |

Rằm tháng 7 âm lịch hằng năm (dân gian vẫn gọi là tháng cô hồn) có 2 lễ lớn, đó là lễ Vu Lan báo hiếu và xá tội vong nhân. Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ mặn để cúng gia tiên và cỗ chay để cúng trúng sinh.

Tín ngưỡng dân gian Việt Nam cho rằng, tháng 7 Âm lịch cũng là thời điểm mà Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan. Chính vì vậy, vào dịp Rằm tháng 7, nhiều gia đình thường chuẩn bị mâm cơm cúng để tưởng nhớ đến người thân và làm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát, không nơi nương tựa.

Lễ cúng Rằm tháng 7 thông thường được người dân thực hiện từ 2-14.7 âm lịch.

Nhà nghiên cứu tâm linh Nguyễn Xuân Cường (Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam) đưa ra những bài văn khấn cho 2 lễ lớn ngày Rằm tháng 7, để người dân có thể tham khảo.

1. Bài cúng gia tiên Rằm tháng 7 âm lịch

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Kính lạy đức Bản gia Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Kính lạy chư vị Tổ tiên

Kính lạy chư vị Hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy năm .... (Âm lịch)

Tín chủ con là.... cùng toàn gia quyến.

Nhân tiết Trung nguyên động lòng nhớ tới công đức rộng lớn của Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, dạy dỗ chúng con nên người.

Quả là đức cù lao khôn báo, công trời biển khó đền.

Trước linh toạ cúi xin lượng trên thương xót. Linh thiêng giáng lâm chứng giám tấm lòng thành, thụ hưởng lễ vật cùng với kim ngân minh y. Phù hộ độ trì cho con con, cháu cháu được đắc tài, đắc lộc, mọi việc hanh thông, sở cầu như ý, gia đạo hưng long.

Tín chủ con lại mời: Các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất trên đất này, nhân lễ Vu Lan cùng về hâm hưởng.

Kính mong chư vị chấp lễ chấp bái, chấp kêu, chấp cầu.

Đồng lai giám cách.

Kính cẩn dâng lời.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

2. Văn khấn chúng sinh Rằm tháng Bảy

Thông thường, một nghi thức cúng cô hồn đúng bao gồm:

- Muối gạo (1 đĩa).

- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hay là cơm vắt: 3 vắt.

- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc. Trong đó, tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.

- Bắp rang, khoai lang, ngô, sắn luộc...

- Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm).

- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

- Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.

Việc cúng cô hồn có thể tiến hành từ mùng 1 đến ngày rằm tháng Bảy. Tuy nhiên nhiều gia đình thường tiến hành vào ngày Rằm.

- Đặt lễ cúng trước cửa nhà (hay nơi đang buôn bán).

- Sau khi cúng xong, các vật phẩm cúng cô hồn không đem vào nhà (thường mang cho người nghèo, người xin ăn). Đồ mã đốt ngay tại chỗ, còn đĩa muối, gạo rải ra tám hướng.

- Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương.

Văn khấn chúng sinh Rằm tháng Bảy

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà, bày lễ và cúng ngoài trời.

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng – che làn heo may

Cô hồn năm bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

Dù rằng: Chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đau

Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:…………………………

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:……………………………..

An Bình
TIN LIÊN QUAN

Biển người chật cứng Phủ Tây Hồ cầu an trong ngày đầu "Tháng cô hồn"

Tuệ Minh |

Hôm nay 1.8 là ngày đầu "Tháng cô hồn" (tức ngày 1.7 Âm lịch), rất nhiều người dân cũng như du khách thập phương đã tìm tới Phủ Tây Hồ (Hà Nội) để cầu bình an.

Khi “cô hồn sống” trở thành nỗi ám ảnh trong “tháng cô hồn”

Thế Lâm |

“Tháng cô hồn” là cách mà dân gian thường gọi tháng 7 Âm lịch khi nhà nhà thường cúng cô hồn theo phong tục cho các vong hồn của thập loại chúng sinh. Cũng theo đó trong dân gian từ xa xưa đã hình thành loại sinh hoạt giật đồ cúng cô hồn, hay còn gọi là giật cô hồn.

Chuyên gia văn hóa lý giải tục phóng sinh chim "tháng cô hồn"

Thảo Anh - Phan Anh |

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng phóng sinh xuất phát từ tâm, khơi lòng hiếu sinh, không quy định số lượng, giống loài và không tạo công đức thực dụng.

Tháng “cô hồn”: Nhộn nhịp bán mua... “bùa ngải”

LONG NGUYỄN - ĐÌNH TRƯỜNG |

Những ngày tháng 7 âm lịch, nhiều tài khoản trên Facebook hiện ra như một khu chợ tâm linh nhộn nhịp/nhộn nhạo kẻ bán, người mua “bùa ngải”: Khách hàng có thể sở hữu ngay những loại “bùa chú” từ bình dân như cầu tài lộc, tình duyên cho đến những thứ đắt đỏ và kỳ dị, nhưng được miêu tả là “có quyền năng vô cùng đáng sợ”. Trong đó, có một thứ “mốt tâm linh” kỳ dị: Nuôi “quỷ linh nhi”...

Thủ phủ hàng mã tháng cô hồn: Thời trang "giấy" cho người đã khuất đa dạng như thật

TH. HC |

Từ váy áo, sơ mi, comple... tất cả chỉ có giá dao động từ vài nghìn đến hơn chục nghìn một bộ. Thế giới thời trang giấy dành cho người "âm phủ" đa dạng, phong phú y như thật. 

Bài cúng tháng cô hồn chuẩn theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

T/H |

Cúng cô hồn là quan niệm dân gian lâu đời tại Việt Nam, ngoài mâm cỗ, văn khấn cũng là điều vô cùng quan trọng. Bao Lao Động giới thiệu bài văn khấn chúng sinh (cúng cô hồn) theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam để độc giả tham khảo.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Biển người chật cứng Phủ Tây Hồ cầu an trong ngày đầu "Tháng cô hồn"

Tuệ Minh |

Hôm nay 1.8 là ngày đầu "Tháng cô hồn" (tức ngày 1.7 Âm lịch), rất nhiều người dân cũng như du khách thập phương đã tìm tới Phủ Tây Hồ (Hà Nội) để cầu bình an.

Khi “cô hồn sống” trở thành nỗi ám ảnh trong “tháng cô hồn”

Thế Lâm |

“Tháng cô hồn” là cách mà dân gian thường gọi tháng 7 Âm lịch khi nhà nhà thường cúng cô hồn theo phong tục cho các vong hồn của thập loại chúng sinh. Cũng theo đó trong dân gian từ xa xưa đã hình thành loại sinh hoạt giật đồ cúng cô hồn, hay còn gọi là giật cô hồn.

Chuyên gia văn hóa lý giải tục phóng sinh chim "tháng cô hồn"

Thảo Anh - Phan Anh |

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng phóng sinh xuất phát từ tâm, khơi lòng hiếu sinh, không quy định số lượng, giống loài và không tạo công đức thực dụng.

Tháng “cô hồn”: Nhộn nhịp bán mua... “bùa ngải”

LONG NGUYỄN - ĐÌNH TRƯỜNG |

Những ngày tháng 7 âm lịch, nhiều tài khoản trên Facebook hiện ra như một khu chợ tâm linh nhộn nhịp/nhộn nhạo kẻ bán, người mua “bùa ngải”: Khách hàng có thể sở hữu ngay những loại “bùa chú” từ bình dân như cầu tài lộc, tình duyên cho đến những thứ đắt đỏ và kỳ dị, nhưng được miêu tả là “có quyền năng vô cùng đáng sợ”. Trong đó, có một thứ “mốt tâm linh” kỳ dị: Nuôi “quỷ linh nhi”...

Thủ phủ hàng mã tháng cô hồn: Thời trang "giấy" cho người đã khuất đa dạng như thật

TH. HC |

Từ váy áo, sơ mi, comple... tất cả chỉ có giá dao động từ vài nghìn đến hơn chục nghìn một bộ. Thế giới thời trang giấy dành cho người "âm phủ" đa dạng, phong phú y như thật. 

Bài cúng tháng cô hồn chuẩn theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

T/H |

Cúng cô hồn là quan niệm dân gian lâu đời tại Việt Nam, ngoài mâm cỗ, văn khấn cũng là điều vô cùng quan trọng. Bao Lao Động giới thiệu bài văn khấn chúng sinh (cúng cô hồn) theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam để độc giả tham khảo.