Vẫn đang truy tìm thủ phạm vụ phá rừng ở Bình Phước

ĐÔNG ANH |

Sau khi báo Lao Động và nhiều báo – đài phản ánh vụ phá rừng nghiêm trọng xảy ra tại khoảnh 7, tiểu khi 363, nông lâm trường Tân Lập (thuộc Công ty TNHH MTV cao su Bình Phước). Mới đây, UBND huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã chính thức ra văn bản phản hồi vụ việc báo chí nêu.

Văn bản số 2129/UBND-VP ngày 12.10.2018 thừa nhận: Vụ khai thác rừng trái phép đã được Hạt kiểm lâm Đồng Phú phát hiện và cùng các lực lượng chức năng tịch thu, xử lý tang vật vi phạm trước đó 2 tháng 10 ngày. Hiện Hạt kiểm lâm Đồng Phú đang phối hợp với Công an huyện truy tìm các đối tượng khai thác rừng trái phép để xử lý theo quy định của luật pháp.

UBND huyện Đồng Phú cũng thừa nhận việc phản ánh vụ phá rừng trên các báo đã “góp phần tuyên truyền, đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng”.

Vạt một góc gốc cây, vỏ vẫn còn tươi nguyên. Nhưng theo UBND huyện Đồng Phú, cây đã được chặt hạ hợp pháp từ năm 2016, trong dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su. Ảnh: C.H
Vạt một góc gốc cây, vỏ vẫn còn tươi nguyên. Nhưng theo UBND huyện Đồng Phú, cây đã được chặt hạ hợp pháp từ năm 2016, trong dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su. Ảnh: C.H

Riêng về hình ảnh gốc cây cày (kơ nia) được báo chí phản ánh “có chu vi 8,6m, đã bị lâm tặc cưa hạ”, “dùng dao vạt một góc gốc cây, vỏ cây vẫn còn tươi, cho thấy cây cổ thụ mới bị chặt hạ gần đây”...

UBND huyện Đồng Phú cho rằng, vị trí gốc cây cổ thụ mà báo chí đăng tải hình ảnh là đúng tại khoảnh 7, tiểu khu 363, nông lâm trường Tân Lập, thuộc Công ty TNHH MTV cao su Bình Phước quản lý.

Tuy nhiên, “các gốc cây này đã được khai thác tận dụng hợp pháp theo cấp phép của Sở NN-PTNT, tại quyết định số 129/QĐ-SNN-LN ngày 14.3.2016, thuộc Dự án cải tạo, chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước (đã thực hiện xong việc tận dụng lâm sản và khai hoang). Thời điểm khai thác số lâm sản có gốc cây cổ thụ như trong hình ảnh đăng tải là năm 2016, chứ không phải là cây mới bị chặt hạ gần đây...” (?).

Hình ảnh những cây điều vừa mới trồng trên đất mới khai hoang, giáp ranh hiện trường khu rừng bị phá lấy gỗ hôm 19.7.2018. Ảnh: N.H
Không hề thấy cao su, thay vào đó là những cây điều vừa mới trồng trên đất mới khai hoang, giáp ranh hiện trường khu rừng bị phá lấy gỗ hôm 19.7.2018. Ảnh: N.H

Song, trên thực tế, gốc cây cày (chu vi 8,6m) và một số gốc cây khác kề bên đã bị chặt hạ, thì vỏ gốc cây vẫn còn tươi nguyên. Nếu những gốc cây trên đã được chặt hạ hợp pháp từ năm 2016 – cách đây hơn 2 năm, thì tại sao tới thời điểm này vỏ gốc cây vẫn còn tươi mới ?

Chưa kể khoảng cách từ gốc cây cổ thụ này tới khoảnh rừng có 24 cây bị lâm tặc chặt hạ mới đây cách chỉ vài bước chân. Mặt khác, khu đất khai hoang có gốc cây cày cổ thụ, mà theo UBND huyện Đồng Phú nói là thuộc dự án “chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su” từ năm 2016... Nhưng trên thực tế, không thấy cây cao su nào được trồng; trái lại, là hàng ngàn cây điều mới trồng cách đây vài tháng.v.v...

ĐÔNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Nồi bánh tét, chuyện của ngày xưa đón Tết

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Đêm 28 Tết, ở vùng quê tôi, gần như nhà nào cũng nấu bánh tét. Nấu bánh tét không quá sớm vì để lâu không được, cũng không quá muộn vì còn phải chưng lên bàn thờ chuẩn bị đón ông, bà và cho người thân.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Làm sống lại các công viên, giải cơn khát không gian xanh cho Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đang nghiên cứu để công viên không còn hàng rào, không bán vé và người dân được thụ hưởng, đặt quyết tâm năm 2023 phải làm sống lại các công viên ở Thủ đô.