Văn bản nào hướng dẫn học sinh có hành vi phù hợp khi sử dụng mạng xã hội?

Đức Thành (thực hiện) |

Trước việc liên tiếp học sinh bị kỷ luật vì vi phạm trên mạng xã hội, nhiều người đặt câu hỏi: Có phải việc hướng dẫn học sinh sử dụng mạng xã hội đang bị bỏ ngỏ?

Phóng viên báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Linh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên (Bộ GDĐT) về vấn đề này.

- Được biết, Bộ GDĐT đã có khảo sát đánh giá về thực trạng học sinh phổ thông đang sử dụng mạng xã hội hiện nay. Kết quả ra sao, thưa ông?

Thời gian vừa qua Bộ GDĐT đã có những khảo sát, trên cơ sở thực tế học sinh có tham gia mạng xã hội và smart phone thì thấy rằng các em học sinh sử dụng khá nhiều. Qua khảo sát, mục đích dùng đa số đúng với yêu cầu của người lớn và ngành giáo dục, đó là khai thác sử dụng thông tin hữu ích trên mạng xã hội phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin và giải trí lành mạnh. Bên cạnh đó tăng việc tương tác công việc, hoạt động nhà trường và người thân bạn bè.

Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận do thiếu kỹ năng, thiếu kiến thức, chưa được trang bị đầy đủ dẫn tới trở thành lệ thuộc vào các cảm xúc, giá trị ảo trên mạng. Điều này đặt ra đặt bài toán cho các thầy cô giáo, nhà trường và ngành giáo dục và các bậc phụ huynh cần phải trang bị kiến thức cho các em tốt hơn khi tham gia sử dụng mạng xã hội.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác Học sinh, Sinh viên (Bộ GDĐT) Bùi Văn Linh trao đổi cùng Báo Lao Động. Ảnh: Đ.T - T.T
Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh sinh viên (Bộ GDĐT) Bùi Văn Linh trao đổi cùng Báo Lao Động. Ảnh: Tô Thế

- Trong các quy định của Bộ GDĐT, có văn bản nào quy định về các hành vi không được phép đối với học sinh khi sử dụng mạng xã hội không thưa ông?

Nhận thức được trách nhiệm lớn của ngành giáo dục trong việc trang bị các kiến thức, kỹ năng thái độ cho học sinh sinh viên, năm 2014, Bộ GDĐT đã cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ký ban hành Kế hoạch phối hợp 1082 về việc tăng cường giáo dục kỹ năng cho học sinh khai thác mạng internet lành mạnh hiệu quả phục vụ cuộc sống và học tập.

Năm 2018 Bộ trưởng Bộ GDĐT cũng ban hành một đề án tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV trên môi trường mạng internet đến năm 2025 trên cơ sở Kế hoạch 1082. Trong Đề án của Bộ trưởng Bộ GDĐT, nhiều nhiệm vụ giải pháp đã được đưa vào giúp cho các cơ sở giáo dục toàn quốc tăng cường kỹ năng.

Cũng trong năm 2018, Bộ GDĐT đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trường học. Tại Quyết định số 1299, một trong những giải pháp được ban hành có một nhiệm vụ rất quan trọng đó là Bộ GDĐT ban hành một khung quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Trên cơ sở ấy, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư 06/2019 quy định các quy tắc ứng xử đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên.

Đây là lần đầu tiên một quy định khung về quy tắc ứng xử được quy định dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật được quy định trên 3 lĩnh vực: Trang phục; Ngôn ngữ; Hành vi ứng xử đối với các chủ thể trong nhà trường là hiệu trưởng, hiệu phó; thầy cô giáo,cán bộ nhà trường; học sinh, phụ huynh học sinh và khách tới trường.

Đặc biệt, tại mục 7, Điều 4 có quy định “Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục” đối với các chủ thể trong cơ sở giáo dục.

Thầy và trò trường THPT Tây Thạnh (Tp. Hồ Chí Minh) chia sẻ kỹ năng sử dụng mạng xã hội. Ảnh: GD TP. HCM
Thầy và trò trường THPT Tây Thạnh (Tp. Hồ Chí Minh) chia sẻ kỹ năng sử dụng mạng xã hội. Ảnh: GD TP. HCM

- Thông tư 06/2019 mới là quy định khung, các trường tự xây dựng bộ quy tắc riêng nên có thể cùng 1 hành vi nhưng mức độ kỷ luật khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, Bộ GDĐT có giải pháp gì, thưa ông?

Theo yêu cầu, đến tháng 12.2019, tất cả các cơ sở giáo dục đào tạo phải cụ thể hóa và xây dựng trên sự đồng thuận của đa số cán bộ quản lý, các nhà giáo, học sinh, phụ huynh học sinh để triển khai bộ quy tắc ứng xử.

Bản thân Thông tư 06/2019 có nhiệm vụ xây dựng khung quy tắc ứng xử, còn mức độ vi phạm cụ thể như thế nào lại có các quy định khác liên quan. Ví dụ như kỷ luật học sinh, hiện nay Bộ GDĐT đã soạn thảo chuẩn bị ban hành thông tư về khen thưởng kỷ luật học sinh. Trong thông tư mới cập nhật tất cả các giá trị tinh thần của Luật Giáo dục 2019, Luật Trẻ em 2016, Luật An ninh mạng…

Thông tư mới sắp ban hành cũng đưa ra một khung để trên cơ sở đó nhà trường sẽ cụ thể hóa và từ đó triển khai áp dụng trong cuộc sống, cụ thể hóa những nội dung trong Thông tư 06/2019, để bộ quy tắc ứng xử mang tính chất chỉ báo cụ thể, hướng tới khuyến khích các hoạt động nên làm. Bên cạnh đó có cả những chỉ báo hạn chế. Trong đó, trách nhiệm tham gia mạng xã hội cũng là nội dung liên quan.

Xin cám ơn ông!

Đức Thành (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Vụ kỷ luật học sinh xúc phạm nhóm nhạc BTS: Hình thức kỷ luật không phù hợp

Duy Thiên |

Đánh giá việc kỷ luật học sinh lớp 8 có hành vi xúc phạm nhóm nhạc BTS (Hàn Quốc) trên mạng xã hội của trường THCS Ngô Quyền (TP. Hồ Chí Minh), ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác Học sinh, Sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) chỉ rõ trách nhiệm của hiệu trưởng.

Vụ đình chỉ học sinh công kích nhóm BTS: Kiểm điểm trách nhiệm nhà trường

Đình Trường |

Liên quan vụ việc một học sinh bị đình chỉ học vì công kích nhóm nhạc BTS trên mạng xã hội, theo thông tin cập nhật của phóng viên, phía Trường THCS Ngô Quyền (quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh) đã bị yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân, tập thể đưa ra hình thức kỷ luật không phù hợp. 

Kỷ luật học sinh công kích BTS: Dạy trẻ dùng mạng xã hội đang bị bỏ ngỏ?

Nguyễn Hà - Phạm Dung - Phương Anh |

Liên quan đến vụ kỷ luật học sinh "xúc phạm nhóm nhạc BTS" đang gây nên nhiều tranh cãi, Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Cuire về vấn đề dạy trẻ dùng mạng xã hội.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Vụ kỷ luật học sinh xúc phạm nhóm nhạc BTS: Hình thức kỷ luật không phù hợp

Duy Thiên |

Đánh giá việc kỷ luật học sinh lớp 8 có hành vi xúc phạm nhóm nhạc BTS (Hàn Quốc) trên mạng xã hội của trường THCS Ngô Quyền (TP. Hồ Chí Minh), ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác Học sinh, Sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) chỉ rõ trách nhiệm của hiệu trưởng.

Vụ đình chỉ học sinh công kích nhóm BTS: Kiểm điểm trách nhiệm nhà trường

Đình Trường |

Liên quan vụ việc một học sinh bị đình chỉ học vì công kích nhóm nhạc BTS trên mạng xã hội, theo thông tin cập nhật của phóng viên, phía Trường THCS Ngô Quyền (quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh) đã bị yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân, tập thể đưa ra hình thức kỷ luật không phù hợp. 

Kỷ luật học sinh công kích BTS: Dạy trẻ dùng mạng xã hội đang bị bỏ ngỏ?

Nguyễn Hà - Phạm Dung - Phương Anh |

Liên quan đến vụ kỷ luật học sinh "xúc phạm nhóm nhạc BTS" đang gây nên nhiều tranh cãi, Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Cuire về vấn đề dạy trẻ dùng mạng xã hội.