Vai trò của tín dụng chính sách tại Lào Cai

Hải Trang |

Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng - Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2016 - 2020 cùng các thành viên Đoàn công tác thuộc các Bộ ngành vừa dự Hội nghị về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Theo báo cáo, sau 5 năm (2016 - 2020) triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đến nay 100% số xã của Lào Cai có đường đến trung tâm xã. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp duy trì đà tăng trưởng; tỷ lệ hộ nghèo giảm; an sinh xã hội được đảm bảo.

Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng phát biểu.
Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng phát biểu.
Việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai, sau 5 năm triển khai đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; nguồn vốn cho vay ưu đãi của Chính phủ đối với hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác đã và đang phát huy hiệu quả.

Thông qua vốn tín dụng chính sách đã giúp cho trên 53 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển sản xuất; 920 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; trên 10 nghìn lao động được tạo việc làm mới; 24.208 hộ gia đình được vay vốn xây dựng được hơn 49 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường đạt chuẩn quốc gia; hơn 1.700 hộ nghèo có nhà ở dột nát được vay vốn xây dựng được 1.715 căn nhà theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg và 126 hộ cán bộ công nhân, viên chức, người có thu nhập thấp ở khu vực đô thị được vay vốn làm nhà theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP về cho vay nhà ở xã hội; hơn 23,2 nghìn hộ gia đình sinh sống tại tại vùng khó khăn được vay vốn để sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống và vươn lên làm giàu…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Hoàng Quốc Khánh đề xuất, kiến nghị với Đoàn giám sát Trung ương: Đề nghị Chính phủ, NHCSXH tiếp tục quan tâm, tăng nguồn vốn chính sách, giúp tỉnh thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, nâng định mức cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách tại địa phương; tiếp tục triển khai chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo…

Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng ghi nhận những nỗ lực và kết quả trong quá trình Lào Cai triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 cũng như Chỉ thị số 40-CT/TW, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, xây dựng nông thôn mới và xóa nghèo bền vững. Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng đề nghị tỉnh Lào Cai chỉ đạo quyết liệt các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách; tăng cường kiểm tra, giám sát việc giải ngân và sử dụng nguồn vốn; nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn; tuyên truyền, khuyến khích nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả; tập trung nguồn lực thực hiện Chương trình 135 và xây dựng nông thôn mới. NHCSXH cam kết tiếp tục tăng cường các nguồn vốn chính sách giúp tỉnh thực hiện các chương trình mục tiêu, xóa đói, giảm nghèo bền vững, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Công đoàn NHCSXH tặng tỉnh Lào Cai 01 xe ô tô cứu thương.
Công đoàn NHCSXH tặng tỉnh Lào Cai 01 xe ô tô cứu thương.
Về các kiến nghị liên quan đến cơ chế, chính sách thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, Tổng Giám đốc NHCSXH ghi nhận và sẽ báo cáo về Thường trực Ban Chỉ đạo TW để tổng hợp trả lời địa phương.

Nhân dịp này, Công đoàn NHCSXH đã tặng tỉnh Lào Cai một chiếc ô tô cứu thương để cứu giúp người dân cấp cứu trong trường hợp cần thiết.

Lào Cai, 10 tháng cho vay vốn tín dụng chính sách đạt hơn 772 tỉ đồng.

Giám đốc NHCSXH tỉnh Lào Cai Nguyễn Hải Hà cho biết, đến nay tổng nguồn vốn tín dụng chính sách thực hiện đạt 3.128 tỷ đồng; trong đó, vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 151 tỷ đồng. 9/9 huyện, thành phố, thị xã chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương sang ủy thác cho vay với số tiền 25,2 tỷ đồng. Doanh số cho vay 10 tháng đầu năm đạt hơn 772 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước 24 tỷ đồng, với 18.384 lượt khách hàng vay vốn, tăng so cùng kỳ năm trước là 781 lượt khách vay vốn. Một số đơn vị có doanh số cho vay lớn như: Bảo Thắng 128 tỷ đồng, Bảo Yên 97 tỷ đồng.

Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng yêu cầu chi nhánh tỉnh Lào Cai bám sát mục tiêu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc; tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW và giải ngân vốn kịp thời cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách.

Bên cạnh đó chi nhánh cần làm tốt hơn nữa công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương nhận ủy thác nguồn vốn từ ngân sách địa phương để cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn; tăng cường công tác kiểm tra giám sát...

Hải Trang
TIN LIÊN QUAN

Tăng công lực cho phương thức truyền tải tín dụng chính sách

VIỆT HẢI |

99,56% tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện theo phương thức ủy thác cho vay thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội (Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) tương đương với 220.545 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,8% trong 5 năm qua. Nợ quá hạn giảm từ 0,38% năm 2014, đến 31/8/2020 còn 0,25%... Những con số này đã nói lên hiệu ứng của phương thức truyền tải tín dụng chính sách xã hội đặc thù và riêng có ở Việt Nam.

Nguồn vốn tín dụng chính sách khơi dậy tiềm năng nông nghiệp ở Sơn La

ĐÔNG DƯ |

Trong sự đổi thay nhanh chóng của tỉnh miền núi Sơn La có đóng góp không nhỏ của việc tập trung đầu tư từ nguồn vốn tín dụng chính sách cùng với huy động lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác.

Hội tụ sức mạnh hệ thống thực thi tín dụng chính sách xã hội

Việt Hải |

Tín dụng chính sách xã hội 5 năm qua (2015-2020) tăng trưởng bình quân 10,1% năm. Hơn thế, những đột phá mới về chất trong cung ứng tín dụng từ tạo việc làm đến cải thiện chất lượng sống phủ tới 100% các đối tượng chính sách đã đưa tín dụng chính sách xã hội trở thành một kênh chủ lực góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Tăng công lực cho phương thức truyền tải tín dụng chính sách

VIỆT HẢI |

99,56% tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện theo phương thức ủy thác cho vay thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội (Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) tương đương với 220.545 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,8% trong 5 năm qua. Nợ quá hạn giảm từ 0,38% năm 2014, đến 31/8/2020 còn 0,25%... Những con số này đã nói lên hiệu ứng của phương thức truyền tải tín dụng chính sách xã hội đặc thù và riêng có ở Việt Nam.

Nguồn vốn tín dụng chính sách khơi dậy tiềm năng nông nghiệp ở Sơn La

ĐÔNG DƯ |

Trong sự đổi thay nhanh chóng của tỉnh miền núi Sơn La có đóng góp không nhỏ của việc tập trung đầu tư từ nguồn vốn tín dụng chính sách cùng với huy động lồng ghép nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác.

Hội tụ sức mạnh hệ thống thực thi tín dụng chính sách xã hội

Việt Hải |

Tín dụng chính sách xã hội 5 năm qua (2015-2020) tăng trưởng bình quân 10,1% năm. Hơn thế, những đột phá mới về chất trong cung ứng tín dụng từ tạo việc làm đến cải thiện chất lượng sống phủ tới 100% các đối tượng chính sách đã đưa tín dụng chính sách xã hội trở thành một kênh chủ lực góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.