Và họ hy sinh trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến...

KỲ QUAN |

Với những cán bộ, chiến sĩ từng chịu mưa bom bão đạn, vào sinh ra tử trong cuộc trường chinh của dân tộc chống ngoại xâm, 30.4.1975 - ngày thống nhất nước nhà là ngày toàn thắng, vui sướng, hạnh phúc. Họ bùi ngùi nhớ lại những đồng đội của mình ngã xuống ngay trước ngày toàn thắng...

Dấu lặng ở Nghĩa trang

Chỉ một góc nhỏ của Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS) tỉnh Long An, người viết đếm được hơn 10 ngôi mộ liệt sĩ (LS) hi sinh trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến (tháng 4.1975). Trong số ấy có nhiều LS thuộc Sư đoàn 5 (Quân khu 7). Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, Sư đoàn 5 án ngữ phía Tây Sài Gòn, trực tiếp tiến đánh và giải phóng tỉnh Long An. Nhiều chiến sĩ của Sư đoàn 5 đã nằm xuống mảnh đất Long An “Trung dũng - Kiên cường”, một số đã được đón về với quê hương, nhiều người vẫn còn nằm lại NTLS tỉnh Long An.

Trong NTLS Long An có một ngôi mộ tập thể chôn chung 2 LS, không có tên, không biết đơn vị, hi sinh tại xã Lợi Bình Nhơn (TP.Tân An, Long An) vào tháng 4.1975. Theo những người phụ trách nghĩa trang, ngôi mộ được tìm thấy và quy tập đầu thập niên 1980, khi giải tỏa Sân bay Cần Đốt cũ (lúc ấy thuộc xã Lợi Bình Nhơn).

Theo những người dân lớn tuổi trong khu vực, trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, có một đơn vị quân giải phóng tập kích vào Sân bay Cần Đốt giữa ban ngày, nhưng không chiếm được, phải rút đi. Có 2 chiến sĩ giải phóng hi sinh nằm lại trận địa, được bà con chôn chung ngôi mộ ở rìa sân bay. Đã 43 năm trôi qua, hai LS hi sinh khi tiến vào giải phóng TP.Tân An vẫn chịu cảnh “vô danh”...

Trong NTLS huyện Cần Đước (tỉnh Long An) hầu như không có ngôi mộ nào trên bia ghi ngày hi sinh cuối tháng 4.1975, đơn giản là vì từ cuối tháng 3.1975 chính quyền Sài Gòn ở Cần Đước đã co cụm và tự tan rã, không có cuộc chạm trán nào đáng kể giữa hai bên. Vậy mà, ở khu mộ dành cho lãnh đạo huyện trong nghĩa trang, có ngôi mộ ghi: “LS Võ Văn Côn - SN 1932 - Bí thư Huyện ủy Cần Đước - Hi sinh 28.4.1975”. Ông Nguyễn Tân Hòa - nguyên Chủ tịch Ủy ban Quân quản huyện Cần Đước năm 1975 - kể: Sau khi đi họp trên tỉnh về, đồng chí Bí thư Huyện ủy Võ Văn Côn (Tư Côn) triệu tập cuộc họp khẩn Ban Thường vụ Huyện ủy ở xã Long Sơn để triển khai kế hoạch tiếp thu, quản lý huyện nhà sau chiến thắng, mà theo dự báo của trên chỉ còn vài ngày nữa. Cuộc họp kết thúc nhanh, mọi người gấp rút trở về vị trí để lo công việc, Bí thư Huyện ủy là người rời cuộc họp sau cùng. Đúng lúc ấy, có lẽ do có chỉ điểm, một đợt pháo từ Rạch Kiến đã bắn trúng vị trí vừa diễn ra cuộc họp quan trọng, Bí thư Huyện ủy hi sinh...

Trưa ngày 30.4.1975, cả nhà ông Võ Văn Cầm (xã Phước Tuy, huyện Cần Đước) mừng rơi nước mắt khi nghe Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện quân giải phóng qua sóng phát thanh. Gia đình ông Cầm sống trong vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát, mà con trai của ông lại là Bí thư Huyện uỷ bên Cách mạng, nên ông Cầm và gia đình như luôn bị giam lỏng, mất tự do.

Con trai ông - Bí thư Huyện ủy Võ Văn Côn - bị bêu tên, treo thưởng tiền triệu khắp nơi cho ai lấy được đầu giao cho chính quyền. Vì vậy, vào thời khắc trưa ngày 30.4.1975, nhà ông Cầm vui như mở hội. Khi ông Cầm cùng con cháu treo lá cờ giải phóng đã chuẩn bị sẵn lên cổng nhà thì một đồng đội của con ông ghé nhà báo tin dữ. Đến chiều, khi nhà nhà đều tung bay cờ giải phóng, quan tài của Bí thư Huyện ủy Võ Văn Côn được đưa về tới gia đình. Ông Cầm, con dâu và các cháu nội đã đón ngày chiến thắng trong tiếng khóc thương và màu trắng khăn tang.

Nằm lại với Sài Gòn

Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, có hàng trăm cán bộ, chiến sĩ của hai phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Công hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (CHMNVN) trong phái đoàn “Bốn bên” thực thi Hiệp định Paris bị “kẹt” lại trong trại Davis - sân bay Tân Sơn Nhất. Lúc ấy trên bàn làm việc của tướng Cao Văn Viên - Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn - đã có một kế hoạch tiêu diệt toàn bộ 2 phái đoàn của ta ở trại Davis bằng xe tăng và hơi độc. Lường trước mọi chuyện, cán bộ, chiến sĩ 2 phái đoàn đã chuẩn bị tư thế chiến đấu “quyết tử”. Trước sức tiến công như vũ bão của quân giải phóng, kế hoạch “thủ tiêu” của tướng Viên đã không thể triển khai, nhưng cũng có 2 cán bộ ta hi sinh vào ngày 28.4. Trưa ngày 30.4.75, bác sĩ Nguyễn Văn Sáu của phái đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời CHMNVN đã vinh dự cùng đồng đội treo lá cờ giải phóng sớm nhất ở nội ô Sài Gòn trên cột cờ sân trại Davis. Sau hơn 800 ngày đêm sống trong sào huyệt đối phương, trước khi rời khỏi trại, đại úy Sáu cùng đồng đội đã làm lễ truy điệu cho 2 đồng đội (một đại úy và 1 trung sĩ) còn nằm lại trại Davis.

Ở một cửa ngõ khác tiền vào Sài Gòn từ hướng Nam, sáng ngày 30.4.1975, ông Lương Văn Bình (nguyên giám đốc Sở GTVT tỉnh Long An, nguyên cán bộ Bộ Chỉ huy tiền phương Tỉnh đội Long An trong những ngày tháng 4.1975) cùng đồng đội cũng làm một việc tương tự: Làm lễ truy điệu và chôn cất các LS trước khi tiến vào giải phóng Sài Gòn.

Ông Bình kể: Đêm 29.4, một trung đội đặc công quân giải phóng đột nhập vào bót Ký Thú Ôn, chốt chặn cuối cùng trên đường tiến vào Sài Gòn từ hướng Nam. Đối phương đã phát hiện các chiến sĩ; đã diễn ra một cuộc chiến không cân sức, đến khi đại quân đến tiếp viện thì trung đội đặc công hi sinh gần hết. Các LS đã nằm lại trong nghĩa địa bên cạnh bót Ký Thú Ôn...

Chuyện người cắm cờ

Đối với Thượng tá Lê Minh Đời, nguyên Trung đội trưởng thuộc Ban An ninh tỉnh Trà Vinh (nay là Công an tỉnh Trà Vinh), một trong những điều ông đau xót nhất trong đời là ông đã mất người đồng đội thân tín vào sáng 30.4.1975, chỉ ít giờ trước khi Trà Vinh được giải phóng. Thượng tá Đời kể, lúc ấy trung đội của ông đóng quân ở xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, thì được lệnh tiến vào giải phóng TX.Trà Vinh. Trong đêm khao quân trước khi ra trận, một đồng đội thân cận của ông là Nguyễn Văn Tuân đã làm sục sôi khí thế chiến đấu khi cất tiếng hát và bắt nhịp cho trung đội hô vang “Thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Theo kế hoạch, ông Đời cùng đồng đội phối hợp với các đơn vị vũ trang khác làm mũi chủ công đánh chiếm chi Cảnh sát, mở đường giải phóng khu Khám lớn đang giam giữ nhiều cán bộ, chiến sĩ của ta. Chiều 29.4.1975, mũi tấn công của ông Đời với gần 30 quân tiến vào TX.Trà Vinh. Một cuộc đọ súng gằng co đã diễn ra giữa quân giải phóng với đồn quân cảnh đối phương tại khu vực rạp hát Thái Bình ngày nay. Khoảng 5 giờ sáng ngày 30.4.1975, ông Đời chỉ huy một tổ tiếp cận, tấn công đồn địch. Một tổ khác 3 người được phân công vận động các hộ dân có nhà cao tầng cho các chiến sĩ giải phóng sử dụng sân thượng làm điểm quan sát, yểm trợ đồng đội tấn công và cắm cờ giải phóng. Sáu giờ sáng, khi mũi của ông Đời dùng hỏa lực mở đường số 1 thì cờ giải phóng cũng tung bay trên nóc tòa nhà cao nhất gần đó. Nhưng trước khi trận đánh kết thúc, đối phương đã dồn hỏa lực chỉa về phía là cờ giải phóng, trong khi là cờ vẫn tung bay hiên ngang thì người cắm cờ Nguyễn Văn Tuân đã trúng đạn hi sinh.

Ông Đời kể: “Đối phương bắn dữ dội, 2 đồng chí cùng tổ công tác với Tuân chạy xuống báo tình hình, tôi lên đến sân thượng thì đã thấy Tuân nằm trên vũng máu ở góc sân bên cạnh cây tre dùng làm cột cờ giải phóng. Tôi đã liều mình kè Tuân xuống và bị đối phương bắn trúng vào tay, nhưng cũng không cứu được Tuân”.

Khoảng 11 giờ ngày 30.4.1975, tỉnh Trà Vinh được giải phóng hoàn toàn. Trong khi quân giải phóng mở cửa trại giam, giải thoát tù chính trị, tiếp quản các cơ sở quân sự, kinh tế của đối phương, thì ở nơi cắm cờ tại trung tâm tỉnh lỵ có một chiến sĩ trút hơi thở sau cùng. “Tuân lúc đó mới 22 tuổi, gia đình nhiều lần thúc giục chuyện vợ con nhưng Tuân chưa chịu với lý do còn chiến tranh, không biết mình hi sinh lúc nào, sợ làm khổ người ở lại…”, Thượng tá Đời bùi ngùi nhớ lại.

KỲ QUAN
TIN LIÊN QUAN

Tháng tư, đón các anh về

HƯNG THƠ |

Những năm gần đây, cứ vào dịp tháng 4, những bản tin tìm được nhiều  hài cốt liệt sĩ đã hi sinh trên đất Quảng Trị lại dày đặc, nóng sốt. Gần dịp kỷ niệm ngày đất nước thống nhất (30.4), trở lại mảnh đất ác liệt trong những năm chiến tranh là huyện miền núi Hướng Hóa bây giờ, như một sự trùng hợp, chúng tôi lại chứng kiến hình ảnh những người lính thời bình đón những liệt sĩ đã nằm lại trên đất này mấy chục năm nay. Các anh trở về khi ngày vui chiến thắng đến gần, trong vòng tay của đồng đội và nhân dân.

Những bộ phim không thể không xem trong kì nghỉ lễ 30.4 -1.5

LT |

Dưới đây là gợi ý về các bộ phim hấp dẫn, đáng xem trong kì nghỉ lễ 30.4 -1.5 năm nay. 

Những câu chuyện bí ẩn về bộ phim "Mùi cỏ cháy" sau 7 năm công chiếu

Nhóm PV |

Tìm gặp đoàn làm phim sau 7 năm, dường như kí ức về những ngày tháng thực hiện bộ phim đã ghi sâu trong tâm trí họ. Đây là lần đầu tiên, đạo diễn Hữu Mười và quay phim Phạm Thanh Hà tiết lộ về những câu chuyện bí ẩn, khó lý giải đằng sau bộ phim.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tháng tư, đón các anh về

HƯNG THƠ |

Những năm gần đây, cứ vào dịp tháng 4, những bản tin tìm được nhiều  hài cốt liệt sĩ đã hi sinh trên đất Quảng Trị lại dày đặc, nóng sốt. Gần dịp kỷ niệm ngày đất nước thống nhất (30.4), trở lại mảnh đất ác liệt trong những năm chiến tranh là huyện miền núi Hướng Hóa bây giờ, như một sự trùng hợp, chúng tôi lại chứng kiến hình ảnh những người lính thời bình đón những liệt sĩ đã nằm lại trên đất này mấy chục năm nay. Các anh trở về khi ngày vui chiến thắng đến gần, trong vòng tay của đồng đội và nhân dân.

Những bộ phim không thể không xem trong kì nghỉ lễ 30.4 -1.5

LT |

Dưới đây là gợi ý về các bộ phim hấp dẫn, đáng xem trong kì nghỉ lễ 30.4 -1.5 năm nay. 

Những câu chuyện bí ẩn về bộ phim "Mùi cỏ cháy" sau 7 năm công chiếu

Nhóm PV |

Tìm gặp đoàn làm phim sau 7 năm, dường như kí ức về những ngày tháng thực hiện bộ phim đã ghi sâu trong tâm trí họ. Đây là lần đầu tiên, đạo diễn Hữu Mười và quay phim Phạm Thanh Hà tiết lộ về những câu chuyện bí ẩn, khó lý giải đằng sau bộ phim.