Ước vọng lên bờ của người dân vạn chài giữa lòng TP Hòa Bình

Khánh Linh |

Hoà Bình - Đối lập với sự sầm uất, nhộn nhịp của thành phố, cuộc sống làng vạn chài diễn ra hết sức bình dị, yên ả nhưng cũng đầy rẫy những hiểm nguy.

Làng chài yên ả giữa lòng thành phố

Đầu tháng 3.2022, PV Báo Lao Động có dịp ghé thăm xóm vạn chài tại tổ 14, phường Thịnh Lang, TP Hoà Bình. Dưới chân cầu Hoà Bình 3, những chiếc thuyền nằm yên bình trong nắng, đó là nơi sinh sống của hàng chục hộ dân làng vạn chài.

Tiếp chúng tôi là ông Ngô Văn Thông - Trưởng xóm vạn chài, người đàn ông đã có quá nửa cuộc đời lênh đênh trên dòng sông Đà.

Ông Thông kể: "Các hộ dân ở làng vạn này từ Ba Vì (Hà Tây cũ) lên đây từ đầu năm 1975. Khi chưa có đập thuỷ điện, gia đình tôi cùng những người khác cứ lội ngược dòng đánh bắt tôm, cá rồi lại quay trở về bến đậu tại phường Phương Lâm".

Theo ông Thông, do bão gió mạnh, mọi người rủ nhau sang neo đậu ở cầu Đúng, phường Tân Thịnh. Sau trận lũ lịch sử năm 2017, cả xóm vạn chài di chuyển đến nơi mới tại khu Sân Cơ, chân cầu Hòa Bình 3 và thành công dân tổ 14, phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình cho đến nay.

 
Từ trên cầu Hoà Bình 3 nhìn xuống, làng chài nằm yên bình trong nắng.

Bước lên con thuyền chỉ rộng khoảng 10m2 của gia đình anh Ngô Văn Quân (SN 1982) - một trong những người dân sinh sống tại làng chài, không thể nghĩ rằng đây lại là nơi ở của một gia đình 5 thành viên với mọi sinh hoạt của gia đình đều gói gọn trên đó.

Tài sản chẳng có gì đáng giá ngoài ít vật dụng cần thiết cùng chiếc TV cũ. Con thuyền chật chội chỉ đủ 2 chỗ ngủ, một chỗ cho bố mẹ, chỗ còn lại ba đứa con ngủ chung. Bốn bề được che bằng những tấm bạt mỏng, chỉ một cơn gió nhẹ có thể thổi bay đi.

Anh Quân chia sẻ, cơn mưa giông tối qua, nước tạt vào ướt hết chăn màn, quần áo. Nửa đêm cả nhà phải dậy buộc lại bạt để cho kín gió.

"Hai vợ chồng đều là dân làng vạn, theo bố mẹ lênh đênh từ nhỏ, đến tuổi dựng vợ gả chồng thì yêu thương nhau rồi về chung một nhà. Ba đứa con cũng lần lượt sinh ra và lớn lên trên con thuyền nhỏ này" - chị Nguyễn Thị Minh (vợ anh Quân) chia sẻ thêm.

 
Chiếc thuyền nhỏ với diện tích chỉ khoảng 10m2 là nơi ở, sinh hoạt của 5 thành viên gia đình anh Ngô Văn Quân (SN 1982).

Theo chị Minh, hiện nay, vợ làm nghề đánh bắt cá dưới sông, chồng thi thoảng lên bờ ai thuê gì làm nấy, ngày may mắn thì kiếm được vài trăm nghìn, còn vào mùa “đồng trắng, nước trong” thì có ngày chẳng kiếm được đồng nào. Tận dụng khoảng trống trên bờ, chị nuôi  vài con gà để thi thoảng cải thiện bữa ăn.

“Về nước sinh hoạt và ăn uống, vợ chồng tôi thay phiên nhau bơi ra múc nước giữa dòng rồi khử phèn để sử dụng, chứ ở dưới sông lấy đâu ra nước sạch, nước máy. Ở đây gia đình nào cũng vậy, một số nhà có điều kiện khá giả hơn thì có máy lọc nước” - Chị Minh bộc bạch. 

Cuộc sống vất vả, hiểm nguy và giấc mơ "an cư, lạc nghiệp"

Cuộc sống ở xóm vạn cứ thế yên bình, hiền hoà trôi đi như dòng chảy của sông Đà mùa nước cạn. Ban ngày người lớn đi làm, trẻ con đi học. Chiều về, không khí nhộn nhịp, tiếng cười nói của lũ trẻ nô đùa, người người, nhà nhà chuẩn bị bữa tối rồi tất bật chuẩn bị cho chuyến đánh bắt cá đêm.

Theo lời kể của ông Thông, giờ đây tất cả lũ trẻ ở làng vạn chài đã được lên bờ đi học  cùng chúng bạn. Nhưng mỗi sáng đi học vẫn là một ngày khó khăn bởi phải bơi thuyền mới có thể vào bờ rồi đi đến lớp. Nói cách khác, quãng đường đến trường phải đi trên cả đường thuỷ lẫn đường bộ, vất vả hơn, khó khăn hơn và nguy hiểm hơn.

Công việc vất vả, thu nhập bấp bênh nhưng những người dân làng vạn vẫn miệt mài, cần mẫn bám sông nước để mưu sinh. Sâu thẳm trong lòng họ vẫn mong muốn có một ngày nào đó được lên bờ để ổn định cuộc sống. 

Những người dân chia sẻ, tôm cá đánh mãi cũng hết, kế sinh nhai không còn khiến những người lao động dần dịch chuyển lên bờ tìm việc. Nhưng học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng không đáp ứng đủ các nhu cầu của nhà tuyển dụng khiến việc lên bờ vẫn là bài toán nan giải. Giấc mơ “an cư, lạc nghiệp” vẫn bỏ ngỏ.

Cuộc sống của người dân làng vạn chài vẫn còn nhiều khó khăn vất vả.
Cuộc sống của người dân làng vạn chài vẫn còn nhiều khó khăn vất vả.

“Tiền không có, lên bờ thì tiền đâu mà mua đất? Đã nhiều lần người dân làm đơn trình lên cấp trên với mong muốn chính quyền các cấp tạo điều kiện cho bà con có được ngôi nhà trên bờ để ổn định cuộc sống nhưng chờ mãi vẫn chưa có câu trả lời chính xác” - Trưởng xóm vạn chài tâm sự.

Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Mỹ Bình - Chủ tịch UBND phường Thịnh Lang cho biết: "Làng vạn chài tại tổ 14, phường Thịnh Lang có 72 hộ dân với 247 nhân khẩu, chủ yếu làm nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản".

Theo bà Bình, do không có đủ điều kiện để mua đất xây nhà, hầu hết các hộ dân phải sống trong những chiếc bè nổi lênh đênh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đặc biệt vào mùa mưa lũ. Cuộc sống vất vả cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội như trộm cắp, nghiện hút tại đây.

"Cả phường Thịnh Lang tính đến nay có 28 người nghiện ma túy, riêng làng Vạn Chài có tới 22 người. Nguyên nhân chính vẫn là “cái khó bó cái khôn”, cuộc sống tách biệt với bên ngoài dẫn đến nhận thức kém.

UBND phường cũng rất mong các cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện về quỹ đất để cấp cho các hộ dân, giúp họ sớm ổn định cuộc sống về lâu dài” - bà Bình cho biết thêm.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Hoà Bình: Khu du lịch nổi tiếng vắng du khách vì dịch bệnh

Khánh Linh |

Hòa Bình - Những ngày đầu năm 2022, khu du lịch nổi tiếng ở Hòa Bình vắng vẻ du khách vì dịch bệnh.

Ước vọng lên bờ của hơn 30 hộ dân xóm vạn chài bên nhánh sông Lam

TRẦN TUẤN |

Hàng chục năm nay, nhiều hộ dân xóm vạn chài ở thôn Tiền Phong, xã Quang Vĩnh (huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh) sống lênh đênh trên con thuyền chật hẹp với ước mơ có được “mảnh đất cắm dùi” trên bờ để làm nhà.

Chạy xuồng hơi đến tặng quà cho người dân khu làng chài ven sông Hồng

Hạ Nguyên |

20 xuồng hơi thuộc Đội Xuồng hơi mang theo những suất quà đã đến với người dân làng chài ven sông Hồng, giúp họ vượt qua khó khăn trong thời điểm dịch bệnh.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Hoà Bình: Khu du lịch nổi tiếng vắng du khách vì dịch bệnh

Khánh Linh |

Hòa Bình - Những ngày đầu năm 2022, khu du lịch nổi tiếng ở Hòa Bình vắng vẻ du khách vì dịch bệnh.

Ước vọng lên bờ của hơn 30 hộ dân xóm vạn chài bên nhánh sông Lam

TRẦN TUẤN |

Hàng chục năm nay, nhiều hộ dân xóm vạn chài ở thôn Tiền Phong, xã Quang Vĩnh (huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh) sống lênh đênh trên con thuyền chật hẹp với ước mơ có được “mảnh đất cắm dùi” trên bờ để làm nhà.

Chạy xuồng hơi đến tặng quà cho người dân khu làng chài ven sông Hồng

Hạ Nguyên |

20 xuồng hơi thuộc Đội Xuồng hơi mang theo những suất quà đã đến với người dân làng chài ven sông Hồng, giúp họ vượt qua khó khăn trong thời điểm dịch bệnh.