Ước mơ được lên bờ của những phận đời lênh đênh ở xóm Phao ven sông Hồng

Phạm Đông - Quốc Toản |

Không hộ khẩu, không điện, không nước sạch, 28 hộ dân ở xóm Phao bãi giữa sông Hồng (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội) phải đối mặt với điều kiện sống thiếu thốn trên chiếc thuyền ọp ẹp, chông chênh hơn 20 năm qua.

Những phận đời lênh đênh

Chạy dọc cầu Long Biên có một lối đi nhỏ dẫn xuống “ốc đảo” giữa lòng thành phố Hà Nội. Đó là nơi cư ngụ của những hộ dân xóm Phao trong nhiều năm qua. Con đường nhỏ rộng chừng một mét, hai bên cỏ cây mọc um tùm và bạt ngàn bãi ngô, bãi chuối, rau màu xanh ngút ngàn.

Những căn lều xập xệ chưa đầy 15m2 được che chắn bởi những tấm cót mỏng manh, rách nát từ lâu đã trở thành chốn nương thân cho 100 nhân khẩu tại đây. Lối đi vào duy nhất là qua chiếc cầu gỗ đã mục nát, chỉ cần bước chân xuống là ngập trong nước. Cuộc sống của người dân xóm Phao cứ lênh đênh trên mặt nước như cuộc đời lang bạt của họ.

Lối đi vào những căn lều xệ là chiếc cầu gỗ. Ảnh: QT
Lối đi vào những căn lều xệ là chiếc cầu gỗ. Ảnh: QT

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Đăng Được (SN 1946), người đầu tiên đặt thuyền mưu sinh trên bãi sông Hồng đồng thời là trưởng xóm Phao cho biết, những hộ dân ở đây đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình… ra Hà Nội với mong ước giản dị có chỗ để ngủ, có cơm để ăn. Thế nhưng, cuộc sống khắc nghiệt khiến họ lang thang khắp nơi. Truyền tai nhau qua những người nhặt ve chai, họ tìm đến bãi giữa sông Hồng.

“Sống ở đây gặp rất nhiều khó khăn do không có hộ khẩu, không có điện lưới quốc gia, không có nước sạch. Người dân tự đào giếng, bơm nước sinh hoạt lên rồi lọc tay để nấu ăn. Vào mùa mưa bão, nhiều hộ dân bị tốc mái, lật thuyền bè là chuyện bình thường. Đi lên bờ còn phải lội bì bõm cũng là chuyện thường ngày”, ông Được cho biết.

Ông Nguyễn Đăng Được tranh thủ đi vào khu dân cư kiếm nước gạo về chăn nuôi.
Ông Nguyễn Đăng Được tranh thủ đi vào khu dân cư kiếm nước gạo, đồ ăn thừa về chăn nuôi.

Để kiếm sống, thanh niên trong xóm đi bốc vác, làm xe ôm, bán hàng nước… còn người già chỉ có một việc là nhặt phế liệu. Mỗi ngày, những người trên 50 tuổi sẽ đi khắp các phố của nội đô nhặt chai lọ, giấy vụn… từ 5 giờ chiều đến tối mịt mới về. Công việc này giúp họ kiếm được khoảng 20.000 đồng/ngày để trang trải cuộc sống.

Những lúc ốm đau, người dân của xóm Phao không dám đến bệnh viện vì không có đủ tiền chữa trị. Mỗi lần nghe đến tiền triệu là họ sợ không thể trả được. Họ đành về nhà mua thuốc uống cầm chừng hoặc đợi thời gian trôi qua để họ được “giải thoát”.

Người dân ở đây sống nhưng không có giấy tờ tùy thân. Ảnh: QT.
Người dân ở đây sống nhưng không có giấy tờ tùy thân. Ảnh: QT.
Người dân ở đây sống nhưng không có giấy tờ tùy thân. Ảnh: QT.

Ước mơ được lên bờ

Sống không hộ khẩu hay bất kỳ giấy tờ cá nhân nào khác ngoài giấy khai sinh, anh Nguyễn Ngọc Bảo (SN 1989, quê Thanh Hóa) không thể xin làm ở công ty nào. Anh Bảo cho hay, làm xe ôm truyền thống mỗi ngày anh chỉ kiếm được 20 - 50.000 đồng nên anh muốn xin làm cho công ty xe ôm công nghệ cao để có thêm thu nhập.

Tuy nhiên, bên công ty yêu cầu anh Bảo phải có đầy đủ giấy tờ cá nhân thì mới được nhận. Bao nhiêu năm nay anh chạy về Thanh Hóa xin nhập hộ khẩu vào nhà bác ruột nhưng thiếu giấy xác nhận thời gian tạm trú của phường nên không được.

Anh Nguyễn Ngọc Bảo tranh thủ thời gian lọc nước sạch cho gia đình sử dụng. Ảnh: QT.
Anh Nguyễn Ngọc Bảo tranh thủ thời gian dọn dẹp, lọc nước sạch cho gia đình sử dụng. Ảnh: QT.

“Cũng vì tôi không có giấy tờ cá nhân mà 6 năm trước tôi với vợ chỉ làm đám cưới, không đăng ký kết hôn được. Con tôi sinh ra làm giấy khai sinh mà không có bố. Đến giờ, con vào lớp một mà theo luật pháp tôi vẫn chưa được công nhận làm bố của nó”, anh Bảo lắc đầu ngán ngẩm.

Nhiều thế hệ ở xóm Phao ven sông Hồng chỉ có một mong ước duy nhất là được lên bờ. Họ mong có thể tìm được một công việc khác ổn định hơn, con cái được học hành đàng hoàng và có giấy tờ tùy thân. Thế nhưng, ước mong của họ bao đời nay vẫn chưa thành hiện thực vì nếu bây giờ có lên bờ cũng không có nhà để ở.

Phạm Đông - Quốc Toản
TIN LIÊN QUAN

Cuộc sống cô lập ở “đảo hoang” trên sông Hồng

Phạm Đông - Lan Nhi |

Trên bãi đất hoang cô lập giữa sông Hồng (đoạn qua Hà Nội) không điện, không nước sạch, điều kiện sống thiếu thốn trăm bề - ít ai biết vẫn có nếp nhà của 7 hộ dân đã bám víu ở đây suốt 20 năm qua.

Hành trình chạy sông Hồng: Ba VĐV Châu Âu vượt 300km vì điều đặc biệt

Cát Tường |

Hành trình chạy sông Hồng kéo dài 36 giờ trên quãng đường 300km từ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tới Lào Cai với sự tham gia của ba vận động viên (VĐV) - Marieke Dekkers (Hà  Lan), Grant  Bowdrey và Rob West (Anh).

Hà Nội duyệt chi 80 tỉ đồng xây hầm đường bộ qua đê sông Hồng

Thành Trung - Vương Trần |

HĐND TP Hà Nội vừa phê duyệt chủ trương đầu tư 21 dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, trong đó có dự án xây dựng hầm đường qua đê sông Hồng.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cuộc sống cô lập ở “đảo hoang” trên sông Hồng

Phạm Đông - Lan Nhi |

Trên bãi đất hoang cô lập giữa sông Hồng (đoạn qua Hà Nội) không điện, không nước sạch, điều kiện sống thiếu thốn trăm bề - ít ai biết vẫn có nếp nhà của 7 hộ dân đã bám víu ở đây suốt 20 năm qua.

Hành trình chạy sông Hồng: Ba VĐV Châu Âu vượt 300km vì điều đặc biệt

Cát Tường |

Hành trình chạy sông Hồng kéo dài 36 giờ trên quãng đường 300km từ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tới Lào Cai với sự tham gia của ba vận động viên (VĐV) - Marieke Dekkers (Hà  Lan), Grant  Bowdrey và Rob West (Anh).

Hà Nội duyệt chi 80 tỉ đồng xây hầm đường bộ qua đê sông Hồng

Thành Trung - Vương Trần |

HĐND TP Hà Nội vừa phê duyệt chủ trương đầu tư 21 dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, trong đó có dự án xây dựng hầm đường qua đê sông Hồng.