Ứng xử với học sinh cũng là nghệ thuật

L.Hà |

Không thể áp đặt cách phạt, xử lý học sinh một cách cứng nhắc. Điều này không những không giúp học trò tiến bộ mà còn phản tác dụng.

Giáo viên và học trò cần có tiếng nói chung

Sự việc cô giáo phạt học sinh quỳ bị phụ huynh phản ứng vẫn chưa lắng xuống. Từ sự việc trên, việc giáo dục học sinh của giáo viên với các hình thức “lối mòn” như viết kiểm điểm, đứng góc lớp… đã quá cũ và không thích hợp.

Theo PGS.TS Phạm Hương Trà, Phó trưởng khoa Xã hội học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Đối với học trò, nhất là trò nhỏ, các con đang trong quá trình hoàn thiện bản thân, cần học hỏi, tìm hiểu mọi thứ. Nhiều khi học trò nhỏ chỉ bắt chước người lớn nên hành vi hoàn toàn chưa nhận thức được.

Với đối tượng học trò còn nhỏ, cần có phương pháp sư phạm giúp các em có nhận thức để đi theo đúng chuẩn mực xã hội. Trước đây, giáo viên nói 1 là 1, học trò phải nghe theo không dám cãi lại. Nhưng nay, xã hội đã thay đổi, học trò có quyền đưa ra những ý kiến nhận xét, quan điểm, chính kiến của mình. Còn giáo viên sẽ là người giúp học sinh đi theo đúng chuẩn mực.

PGS.TS Hương Trà cũng thừa nhận, đối với giáo viên ở những bậc thấp, đặc biệt là cấp 1, thật khó tìm ra cách tốt nhất để răn dạy học trò. Giáo viên cần linh hoạt với từng trường hợp học sinh vì mỗi em có một tính cách khác nhau. Đơn cử, học sinh cấp 1 hạn chế tối đa việc đánh đập, cần có phương pháp khác như trò chuyện, trao đổi với phụ huynh. Giáo viên không phê bình nghiêm khắc quá trước mặt bạn bè mà nên tìm cách nhẹ nhàng nhưng có tính răn đe để con ý thức tốt nhất.

PGS.TS Hương Trà cũng đưa ra 1 cách, tại sao giáo viên không thảo luận cùng học trò hình thức xử lý vi phạm từ trước? Nếu các trò đồng thuận thì cứ theo đó mà áp dụng. Hình thức này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng và có hiệu quả bởi nó tạo được tính công bằng, bình đẳng.

Phạt thế nào cho đúng?

Chị Phạm Hồng Minh, Ban phụ huynh khối lớp 2 – Trường Tiểu học Dịch Vọng B, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho rằng: Hình phạt với học sinh là cần thiết nhưng nên căn cứ vào tình huống cụ thể. Tại sao ở nhà bố mẹ đôi lúc cũng đánh con? Tại sao vẫn xảy ra những câu chuyện đáng tiếc giữa giáo viên và học trò?

“Tôi không cổ vũ hành động trừng phạt học trò của giáo viên nhưng cũng không nên làm quá nên mọi chuyện. Nếu không có các biện pháp nghiêm khắc thì cứ nhẹ nhàng, khuyên bảo có ổn định được lớp không?”, chị Hồng Minh chia sẻ.

Đồng tình với quan điểm của PGS.TS Phạm Hương Trà, chị Hồng Minh cho rằng: Giáo viên cũng phải có các biện pháp dạy bảo học trò nhưng cần linh hoạt. Nên chăng cần nâng cao chất lượng đầu vào (về nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp) của giáo viên thật tốt? Hiện tượng như cô giáo vừa qua chỉ là cá biệt.

L.Hà
TIN LIÊN QUAN

Phạt học sinh quỳ: Chuyện thường ngày ở… Long An

Kỳ Quan |

Chuyện “cô giáo quỳ xin lỗi” ở Trường Tiểu học (TH) Bình Chánh (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) bắt nguồn từ việc cô giáo Nhung phạt học trò quỳ gối. Khảo sát tình hình chung trong tỉnh Long An, chúng tôi nhận thấy chuyện giáo viên (GV) phạt học sinh (HS) quỳ gối là khá phổ biến…

Vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Đã có dấu hiệu phạm tội

Kỳ Quan |

Ông Ngô Văn Phê - nguyên Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Long An - cho rằng, với những tình tiết đã rõ, có dấu hiệu phạm tội “Làm nhục người khác” theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Cục trưởng Cục Trẻ em: "Tuyệt đối không được hạ nhục học sinh"

Cường Ngô |

Theo Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội) Đặng Hoa Nam, câu chuyện của cô giáo Nhung đang có sự không rạch ròi, minh bạch giữa việc cô là "thủ phạm" của hành vi trừng phạt học sinh quỳ gối và là "nạn nhân" của hành vi bị quỳ gối do phụ huynh ép làm.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Phạt học sinh quỳ: Chuyện thường ngày ở… Long An

Kỳ Quan |

Chuyện “cô giáo quỳ xin lỗi” ở Trường Tiểu học (TH) Bình Chánh (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) bắt nguồn từ việc cô giáo Nhung phạt học trò quỳ gối. Khảo sát tình hình chung trong tỉnh Long An, chúng tôi nhận thấy chuyện giáo viên (GV) phạt học sinh (HS) quỳ gối là khá phổ biến…

Vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Đã có dấu hiệu phạm tội

Kỳ Quan |

Ông Ngô Văn Phê - nguyên Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Long An - cho rằng, với những tình tiết đã rõ, có dấu hiệu phạm tội “Làm nhục người khác” theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Cục trưởng Cục Trẻ em: "Tuyệt đối không được hạ nhục học sinh"

Cường Ngô |

Theo Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội) Đặng Hoa Nam, câu chuyện của cô giáo Nhung đang có sự không rạch ròi, minh bạch giữa việc cô là "thủ phạm" của hành vi trừng phạt học sinh quỳ gối và là "nạn nhân" của hành vi bị quỳ gối do phụ huynh ép làm.