Ứng phó áp thấp nhiệt đới: Bạc Liêu, Cà Mau kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn

NHẬT HỒ |

Do ảnh hưởng của ATNĐ, Cà Mau và Bạc Liêu đã chính thức kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú tránh an toàn. Bạc Liêu cũng đề nghị trực 24/24, đề nghị người dân bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản, các đầm tôm…

Để kịp thời ứng phó trước diễn biến phức tạp của ATNĐ hình thành trên biển, Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau tổ chức kêu gọi và thông báo cho tất cả tàu thuyền của ngư dân đang hoạt động trên biển vùng biển Cà Mau biết vị trí hướng di chuyển của ATNĐ.

Đến sáng 1.11, các đồn biên phòng trong tỉnh đã kêu gọi được 1.136 phương tiện với 4.909 người vào các cửa biển trong tỉnh để tránh trú an toàn. Hiện còn 406 phương tiện với 2.802 người di chuyển trên biển đang tìm về các cửa biển để tránh trú. 

Nhiều tàu đánh cá đã vào cửa biển Gành Hào trú ẩn an toàn (ảnh Nhật Hồ)
Nhiều tàu đánh cá đã vào cửa biển Gành Hào trú ẩn an toàn (ảnh Nhật Hồ)

Bộ Chỉ huy chỉ đạo các đơn vị chủ động phối hợp địa phương và các lực lượng tại chỗ tuyên truyền cho nhân dân, nhất là những người đang sinh sống ở những địa bàn trọng yếu, ven biển, có biện pháp di dời đề phòng mưa dông, nước dâng kết hợp triều cường, nhất là lốc xoáy. Làm tốt công tác chuẩn bị và có phương án xử lý tốt các tình huống xảy ra khi có áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào địa bàn. 

Tại Bạc Liêu, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chính thức phát đi thông báo số 1 ứng phó với ATNĐ.

Theo đó, Bạc Liêu đề nghị liên lạc với các chủ tàu cá tìm nơi trú ẩn an toàn; đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị thông tin, tuyên truyền rộng rãi diễn biến của ATNĐ để nhân dân chủ động ứng phó; phối hợp với Bộ chỉ huy BĐBP kiểm đếm tàu thuyền, bố trí nơi trú ẩn an toàn, chuẩn bị các phương tiện sẵn sàng ứng phó; triển khai nhanh các biện pháp phòng chống triều cường kết hợp mưa tập trung đề phòng ngập úng; vận động nông dân tích cực gia cố bờ bao, ao đầm, bơm tát nước để bảo vệ các trà lúa, chủ động chằng chống nhà cửa đề phòng lốc xoáy, giông sét…

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Những khu đất vàng ở TPHCM khiến nhiều đời lãnh đạo Vinafood II lao đao

HỮU CHÁNH |

Nhiều đời lãnh đạo Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood II) bị cáo buộc có hành vi vi phạm pháp luật trong việc quản lý, sử dụng khu đất “vàng” trung tâm TPHCM gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước.

Tối nay diễn ra lễ trao giải báo chí về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

PHẠM ĐÔNG - HOÀI ANH |

Tối nay 5.11, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 - 2023.

Xôn xao dự án đô thị lấn biển, có 3,88 ha thuộc vùng đệm vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Những ngày qua, dư luận xôn xao về một dự án khu đô thị nằm gần trục đường ven biển Hạ Long - Cẩm Phả với những hình ảnh đoàn xe tải lớn đổ đất xuống vịnh Bái Tử Long. Dự án này có một phần nằm trong vùng đệm của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.

Công nhân xuyên đêm lắp dầm cầu bộ hành đầu tiên của tuyến metro số 1 TPHCM

Phương Ngân - Anh Tú |

Khoảng 4 giờ sáng ngày 5.11, dầm cầu bộ hành đầu tiên tại nhà ga Khu Công nghệ cao của tuyến metro số 1 TPHCM (Bến Thành - Suối Tiên) đã được hoàn thành lắp đặt. Cầu bộ hành là hạng mục xây dựng kết cấu cuối cùng của dự án metro số 1, vừa tạo sự kết nối với các nhà ga trên cao, vừa là phương án thoát hiểm, thoát nạn quan trọng trong trường hợp cháy nổ, sự cố xảy ra tại nhà ga.

Điều chỉnh tiền lương của người nghỉ hưu khi cải cách tiền lương

LƯƠNG HẠNH - LAN PHƯƠNG |

Lương hưu chưa được 3 triệu đồng/tháng, bà Tẹo phải làm thêm nhiều việc để trang trải cuộc sống. Cải cách tiền lương từ 1.7.2024 nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận trong đó có những người đã nghỉ hưu như bà.

Chạnh lòng khi 6 viên chức kế toán trường học tại Cần Thơ xin thôi việc

LƯƠNG HẠNH |

Chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ đã có 28 viên chức thôi việc; trong đó 6 viên chức kế toán trường học.

Khắp nơi mỏi mòn chờ máu

PHONG LINH - PHƯƠNG ANH |

“Mỗi lần nhập viện mà thiếu máu là rất hồi hộp”; “Chúng tôi không còn cách nào khác là buộc phải để bệnh nhân chờ”; “Phải tiết kiệm máu! Hôm nay bệnh viện chỉ còn vài chục đơn vị”;… khi những lời than thở này còn vang lên trong bệnh viện cũng là lúc câu chuyện thiếu máu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn còn kéo dài, dai dẳng…