UNDP hỗ trợ 185.000 USD cho các tỉnh bị hạn hán và ngập mặn

Khánh Vũ |

Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) chính thức trao cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long gói hỗ trợ 185.000 USD từ quỹ khẩn cấp toàn cầu để ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn tại khu vực này.

Ngày 17.3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) và UNDP đã chính thức ký thỏa thuận về hỗ trợ cho các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phải chịu hạn hán và ngập mặn.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, Bộ NNPTNT, UNDP đã chủ động phối hợp cùng Tổng cục Phòng, chống thiên tai thành lập các đoàn đánh giá nhanh về hạn hán và xâm nhập mặn, cung cấp thông tin để các thành viên khác trong Đối tác có cơ sở hỗ trợ.

Thông qua Bộ NNPTNT, UNDP cũng chính thức trao cho người dân ĐBSCL gói hỗ trợ 185.000 USD từ quỹ khẩn cấp toàn cầu để hỗ trợ ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL.

Theo bà Caitlin Wiesen – Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, trong khuôn khổ hoạt động, UNDP cung cấp 300 bồn trữ nước cho các hộ dân chịu ảnh hưởng tại Bến Tre; hỗ trợ sinh kế cho 176 hộ ở Cà Mau; hoạt động đánh giá tác động của hạn hán đến sinh kế, khả năng tiếp cận nước ngọt, sụt lún đất.

Bà Caitlin Wiesen – Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc. Ảnh: Ngọc Hà
Bà Caitlin Wiesen – Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc phát biểu về ủng hộ của UNDP giúp người dân ĐBSCL chống chọi với hạn hán và ngập mặn. Ảnh: Ngọc Hà

Ngoài ra, UNDP cũng sẽ hỗ trợ về đối thoại chính sách trong phòng chống thiên tai về hạn hán và xâm nhập mặn; ứng dụng công nghệ di động để cập nhật thiệt hại do thiên tai, trong đó có vấn đề hạn hán và xâm nhập mặn.

Tại buổi ký thỏa thuận, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ: “Đây là đợt hạn hán và xâm nhập mặn lịch sử của Việt Nam tại ĐBSCL. Chưa năm nào hạn vào sâu như vậy. Đặc biệt năm nay xâm nhập mặn sớm hơn bình thường đến 1,5 tháng. Một số địa điểm chúng tôi đo được có ranh mặt vào sâu 90km”.

Các đại biểu tham gia lễ ký kết chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Ngọc Hà
Các đại biểu tham gia lễ ký kết chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Ngọc Hà

Hiện tại, người dân ĐBSCL đang gặp khó khăn về nguồn nước phục vụ cả sinh hoạt lẫn sản xuất. Sự hỗ trợ của UNDP đối với người dân vùng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn có ý nghĩa rất quan trọng.

"Chúng tôi đã cam kết với Thủ tướng đến năm 2023, tỉnh Bến Tre sẽ kiểm soát được xâm nhập mặn, năm 2025 cơ bản đảm bảo đủ nước ngọt phục vụ sinh hoạt của người dân ĐBSCL và đến năm 2013 sẽ chủ động về nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất" – Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh.

Khánh Vũ
TIN LIÊN QUAN

ĐBSCL ứng phó với hạn hán khốc liệt trong 3 ngày cuối tuần

Khánh Vũ |

Dự báo từ nay đến cuối tuần (12-15.3.2020), ranh mặn 4gram/lít trên sông Cái Lớn sẽ xâm nhập vào 55-58km tính từ cửa biển. Xâm nhập mặn diễn ra khốc liệt, đồng bằng sông Cửu Long chắt chiu từng giọt nước ngọt.

Hạn hán, xâm nhập mặn nhanh chóng lan rộng đến Trung Bộ

Khánh Vũ |

Hiện nay, lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 40-80%. Hạn hán và xâm nhập mặn đang đe dọa vùng đất này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khảo sát tình hình ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

Kỳ Quan |

Ngày 8.3, tại tỉnh Bến Tre, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã có cuộc làm việc với lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về hạn hán, xâm nhập mặn.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

ĐBSCL ứng phó với hạn hán khốc liệt trong 3 ngày cuối tuần

Khánh Vũ |

Dự báo từ nay đến cuối tuần (12-15.3.2020), ranh mặn 4gram/lít trên sông Cái Lớn sẽ xâm nhập vào 55-58km tính từ cửa biển. Xâm nhập mặn diễn ra khốc liệt, đồng bằng sông Cửu Long chắt chiu từng giọt nước ngọt.

Hạn hán, xâm nhập mặn nhanh chóng lan rộng đến Trung Bộ

Khánh Vũ |

Hiện nay, lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 40-80%. Hạn hán và xâm nhập mặn đang đe dọa vùng đất này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khảo sát tình hình ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

Kỳ Quan |

Ngày 8.3, tại tỉnh Bến Tre, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã có cuộc làm việc với lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về hạn hán, xâm nhập mặn.