Tuyển và giữ chân thợ lò ngành than ngày càng khó khăn

Nguyễn Hùng |

Không nhà, xa gia đình, vợ con, nên nhiều thợ lò, đặc biệt là những người ở vùng Tây Bắc, xác định sẽ chỉ làm một vài năm, kiếm đủ tiền xây nhà, mua đàn trâu là về hẳn quê. Vì thế, việc tuyển và giữ chân thợ lò của ngành than ngày một khó khăn và mãi chưa tìm ra giải pháp để ổn định lực lượng chủ chốt này.

Nghề tạm thời

Có lẽ giờ này, L.V.T ở Hà Giang đang yên phận cùng vợ, con ở bản làng của mình, sau khi đã hoàn thành chỉ tiêu “kiếm đủ đàn trâu”. Ngày về Hạ Long đầu quân cho một công ty than, L.V.T nói với lãnh đạo công ty này rằng, sẽ về quê sau khi kiếm tiền mua đủ đàn trâu như của người giàu nhất bản anh.

Với mức lương cao của thợ lò hiện nay - trung bình 15 triệu đồng/tháng, nhiều người thu nhập từ 400-500 triệu đồng/năm - chỉ cần tiết kiệm chi tiêu, chưa đến một năm L.V.T đã hoàn thành chỉ tiêu. Tuy nhiên, anh vẫn ở lại thêm một vài năm để kiếm tiền xây nhà rồi mới quyết định bỏ nghề thợ lò, về quê ở hẳn.

Trần Văn Huynh - dân tộc Tày, quê Lục Yên, tỉnh Yên Bái - làm thợ lò của Công ty than Hòn Gai từ năm 2019. Anh trải qua rất nhiều nghề, phiêu bạt khắp nơi và chỉ cảm thấy yên tâm khi trở thành thợ lò, với mức thu nhập không dưới 20 triệu đồng/tháng cùng nhiều chế độ ưu đãi khác.

Nhưng, nỗi niềm canh cánh trong anh là vợ, con, bố ở quá xa, không thể chia sẻ gánh nặng hoặc thường xuyên về thăm được. Một số đồng nghiệp cùng quê của anh, dù gắn bó với nghề thợ lò 7-8 năm cũng đã bỏ về quê, sau khi tích cóp được chút vốn.

Ông Vũ Văn Thịnh - Phó Hiệu trưởng kiêm Giám đốc Trung tâm tuyển sinh & giới thiệu việc làm của trường Cao đẳng than - khoáng sản Việt Nam vừa trở về từ chuyến đi Tây Bắc kéo dài gần 2 tuần để đi tuyển thợ lò theo chỉ tiêu TKV giao.

Trước kia, được vào ngành than không hề đơn giản, nhưng giờ đây, lãnh đạo, cán bộ, giáo viên của trường Cao đẳng than - khoáng sản Việt Nam phải đến tận các bản làng xa xôi để tuyển thợ lò.

Đau đầu bài toán an cư

Theo ông Thịnh, từ nhiều năm nay, số lượng công nhân, lao động toàn ngành than không biến động, nhưng mỗi năm nhà trường vẫn tuyển từ 2.000 - gần 5.500 thợ lò.

“Số tuyển mới chính là số thay thế cho số đã nghỉ hưu, nghỉ việc. Nhưng lượng về hưu không đáng mấy, mà phần lớn là nghỉ việc, trong đó chủ yếu là thợ lò quê Tây Bắc” - ông Thịnh cho biết.

Cũng theo ông Thịnh, theo khảo sát, ở nhiều doanh nghiệp đều có tình trạng người lao động nghỉ việc và buộc phải tuyển mới. Đây là điều bình thường, nhưng với ngành than thì rất khó khăn, bởi để đào tạo được một thợ lò không đơn giản và đến lúc có tay nghề vững thì lại bỏ việc.

Tuy nhiên, những năm gần đây, việc tuyển thợ lò là người dân Quảng Ninh hoặc ở các tỉnh, thành lân cận rất khó khăn, nên buộc phải lên tận vùng cao, vùng sâu để săn tìm nguồn nhân lực. Theo báo cáo của trường Cao đẳng than - khoáng sản Việt Nam, lượng thợ lò là người các tỉnh Tây Bắc luôn chiếm 50% tổng số thợ lò được tuyển mới hằng năm.

“Không chỉ các thợ lò quê Tây Bắc, mà ngay các thợ lò ở các tỉnh, thành dưới xuôi, nếu không có cơ chế, chính sách phù hợp thì cũng khó giữ chân họ” - ông Thịnh cho biết.

Chia sẻ với Lao Động, nhiều thợ lò xa quê cho rằng ước mơ có một nơi “cắm dùi” ở Quảng Ninh, để hi vọng một ngày nào đó đưa vợ, con ra đoàn tụ, ngày một xa vời khi mà giá đất cứ liên tục nhảy múa.

Chưa kể, đưa vợ, con ra Quảng Ninh, vợ không có việc làm, con đi học, nhà đi thuê thì lấy gì nuôi nhau và biết đến bao giờ ổn định cuộc sống?

Hiện, hầu hết các khu tập thể của các công ty than ở Quảng Ninh đều chỉ bố trí phòng ở cho các thợ lò độc thân; vợ, con ở quê ra thăm ngắn ngày thì được bố trí ở một số phòng “hạnh phúc” ít ỏi trong các khu tập thể. Một số thợ lò đưa vợ con ra Quảng Ninh sinh sống, buộc phải ra ngoài thuê nhà trọ.

Để thu hút và giữ chân thợ lò, TKV vừa quyết định tăng lương và các mức thưởng, hỗ trợ lớn từ năm 2022.

Tuy nhiên, theo những người làm công tác tuyển dụng và giới thợ lò, “an cư” mới là vấn đề quyết định “lạc nghiệp” của thợ lò. Vấn đề này đã được ngành than và tỉnh Quảng Ninh bàn nhiều, nhưng đến giờ vẫn chưa có giải pháp khả thi, nên tình trạng “kiếm đủ đàn trâu, sẽ về quê” còn kéo dài.

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Thông xe kỹ thuật tuyến đường cao tốc thứ 3 ở Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Hôm nay (1.1.2022), tỉnh Quảng Ninh đã thông xe kỹ thuật tuyến đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái. Đây là tuyến cao tốc thứ 3 của Quảng Ninh, đưa tỉnh này trở thành địa phương có tổng số km đường cao tốc dài nhất cả nước – khoảng 200km.

Quảng Ninh đưa cầu Tình Yêu và đường ven biển Hạ Long - Cẩm Phả vào sử dụng

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sáng nay (1.1.2022), Quảng Ninh chính thức đưa 2 công trình giao thông trọng điểm, động lực là cầu Tình Yêu bắc qua vịnh Cửa Lục, TP.Hạ Long và đường ven biển kết nối TP.Hạ Long với TP.Cẩm Phả vào sử dụng.

Những đại công trình giao thông “mở đất” mới ở Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - 3 công trình giao thông trọng điểm, với tổng mức vốn đầu tư hơn 15.000 tỉ đồng của Quảng Ninh, được khánh thành, thông tuyến vào ngày 1.1.2022, sẽ góp phần mở ra một không gian phát triển mới, đầy triển vọng cho địa phương này. Các công trình này đều được triển khai trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát, giá cả nguyên vật liệu leo thang, địa hình và địa chất phức tạp, nhưng thời gian thi công nhanh và vượt tiến độ.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Thông xe kỹ thuật tuyến đường cao tốc thứ 3 ở Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Hôm nay (1.1.2022), tỉnh Quảng Ninh đã thông xe kỹ thuật tuyến đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái. Đây là tuyến cao tốc thứ 3 của Quảng Ninh, đưa tỉnh này trở thành địa phương có tổng số km đường cao tốc dài nhất cả nước – khoảng 200km.

Quảng Ninh đưa cầu Tình Yêu và đường ven biển Hạ Long - Cẩm Phả vào sử dụng

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sáng nay (1.1.2022), Quảng Ninh chính thức đưa 2 công trình giao thông trọng điểm, động lực là cầu Tình Yêu bắc qua vịnh Cửa Lục, TP.Hạ Long và đường ven biển kết nối TP.Hạ Long với TP.Cẩm Phả vào sử dụng.

Những đại công trình giao thông “mở đất” mới ở Quảng Ninh

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - 3 công trình giao thông trọng điểm, với tổng mức vốn đầu tư hơn 15.000 tỉ đồng của Quảng Ninh, được khánh thành, thông tuyến vào ngày 1.1.2022, sẽ góp phần mở ra một không gian phát triển mới, đầy triển vọng cho địa phương này. Các công trình này đều được triển khai trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát, giá cả nguyên vật liệu leo thang, địa hình và địa chất phức tạp, nhưng thời gian thi công nhanh và vượt tiến độ.