Tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) TPHCM: Nguy cơ chậm tiến độ sau sự cố rớt gối cầu

MINH QUÂN |

Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hiện đã hoàn thành hơn 80% khối lượng và đang trong giai đoạn gấp rút đẩy nhanh tiến độ đưa vào khai thác cuối năm 2021. Tuy nhiên, gần 2 tháng sau sự cố rớt gối caosu dầm cầu cạn tại gói thầu CP2 (ngày 30.10 - PV) đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến không chỉ làm chậm tiến độ gói thầu này mà còn ảnh hưởng các gói thầu khác, nhất là ở gói CP3 (thiết bị cơ điện, toa xe, đường ray...).

Trọng lượng gối cầu nhẹ hơn thiết kế

Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR), từ khi xảy ra sự cố cuối tháng 10 đến nay, chủ đầu tư MAUR tổ chức ít nhất 3 cuộc họp giữa liên danh tư vấn chung NJPT và liên danh SCC (tổng thầu gói CP2 - đoạn trên cao và depot) để đôn đốc các đơn vị gửi báo cáo nguyên nhân. Tuy nhiên, tổng thầu không chỉ chậm trễ trong báo cáo mà còn đưa ra các nhận định ban đầu sơ sài, kém thuyết phục.

Đáng chú ý, ngày 11.12, tư vấn giám sát NJPT (đại diện chủ đầu tư) đã có công văn gửi liên danh SCC về sự khác biệt về trọng lượng các gối cầu trong hồ sơ và thực tế. Cụ thể, trong hồ sơ để trình do liên danh SCC gửi hồi tháng 3.2015 nêu trọng lượng gối cầu EB1 và EB4 trên tuyến metro số 1 bằng 126,1 kg.

Nhưng thực tế, 2 gối cầu EB1 và EB4 được lắp tại công trình chỉ có 117 kg - tức nhẹ hơn 9kg so với hồ sơ thiết kế trình 5 năm trước. Do đó, MAUR nghi ngờ chất lượng thực tế tất cả gối cầu được lắp đặt tại công trình và đề nghị liên danh SCC phải cung cấp tất cả kết quả thí nghiệm để chứng minh rằng gối cầu được lắp đặt đáp ứng chất lượng kỹ thuật theo yêu cầu.

Tuy nhiên, đến nay các nội dung mà liên danh SCC giải trình chưa được MAUR chấp nhận và đề nghị liên danh này phải cung cấp hồ sơ liên quan để trình tổ công tác rà soát sự cố gối cầu của TPHCM xem xét có ý kiến. Tổ công tác này được MAUR thành lập với sự tham gia của nhiều chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực xây dựng và giao thông công trình, để tìm ra nguyên nhân khách quan nhất.

Trao đổi với Lao Động chiều ngày 22.12, đại diện MAUR khẳng định sự cố trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất của dự án cũng như sự an toàn trong giai đoạn khai thác tuyến metro số 1. “Hiện tại khó có thể đưa ra đánh giá toàn diện các ảnh hưởng do sự việc này vẫn đang tiếp tục diễn ra.

Tuy nhiên, sự cố không chỉ làm chậm tiến độ gói thầu CP2 mà còn ảnh hưởng các gói thầu khác, nhất là ở gói CP3 (thiết bị cơ điện, toa xe, đường ray - PV)” - đại diện MAUR nói và cho biết đơn vị sẽ đưa ra quyết định cần thiết và quyết liệt để đảm bảo chất lượng và an toàn công trình trong giai đoạn vận hành trong thời gian tới.

Đề nghị đội điều tra độc lập từ Nhật Bản đến TPHCM

Liên quan đến sự cố, ngày 10.12, liên danh tư vấn giám sát NJPT đã có thư gửi văn phòng chính tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) - công ty chính của liên danh Sumitomo - Cienco 6 (SCC) làm tổng thầu gói CP2 tuyến metro số 1.

Trong thư, tư vấn NJPT cho biết đã 5 tuần trôi qua kể từ khi xảy ra sự cố mà chưa có sự tiến triển đáng chú ý nào đối với việc đánh giá tìm ra nguyên nhân vấn đề này.

Theo tư vấn JNPT, số lượng thành viên của SCC hiện có không đủ đáp ứng công việc điều tra đúng hạn. Hơn nữa, do công việc bổ sung mà sự cố gây ra, một số công việc bị chậm trễ như trình nộp hồ sơ thiết kế kỹ thuật, trình nộp bản vẽ thi công và các hồ sơ khác. Việc này có nghĩa dự án cũng sẽ tiếp tục bị chậm trễ từ những khía cạnh này.

Cũng theo NJPT, chủ đầu tư đã yêu cầu liên danh SCC phải thi công lại dầm và gối cao su cầu cạn bị hư hại do lo ngại ảnh hưởng từ sự cố. Tuy nhiên, liên danh SCC cho rằng thiệt hại không nghiêm trọng và không chấp nhận đề nghị thay các nhịp liên quan.

Do đó, tư vấn NJPT yêu cầu văn phòng tập đoàn Sumitomo cảnh cáo liên danh SCC không thể tuyên bố một cách đơn giản mà không có sự đánh giá nào để cho rằng sự cố đó là không nghiêm trọng.

Đồng thời, đề nghị văn phòng chính tập đoàn này triển khai ngay đội điều tra độc lập từ Tập đoàn Sumitomo và biệt phái đội này đến TPHCM. Đội điều tra này sẽ chủ trì việc tìm hiểu sự cố, đưa ra các giải pháp khắc phục và thảo luận các điều khoản bồi thường với chủ đầu tư.

* Cuối tháng 10.2020, gối caosu dầm cầu cạn tại trụ P14-10 (lắp đặt năm 2016) thuộc gói thầu CP2 bị rơi ra ngoài. Việc này khiến đường ray đã lắp phía trên hư hỏng, mất liên kết với hệ thống đỡ ở dưới, bêtông đệm đường ray cùng vị trí bị nứt vỡ. Vị trí gối caosu bị hỏng sau đó đã được gấp rút thay mới và khắc phục tạm thời các nứt vỡ liên quan.

* Tuyến metro số 1 dài 19,7km, trong đó có 2,6km đi ngầm với tổng mức đầu tư hơn 43.757 tỉ đồng. Tuyến có tổng cộng 14 nhà ga (11 ga trên cao và 3 ga ngầm) bắt đầu từ depot Long Bình và kết thúc ở Bến Thành. Dự kiến dự án hoàn thành đưa vào khai thác vào cuối năm 2021.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Vụ rớt gối dầm cầu tuyến metro số 1: Tổng thầu chối bỏ trách nhiệm?

MINH QUÂN |

Hơn 1 tháng sau sự cố rớt gối dầm cầu tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), tổng thầu vẫn không có báo cáo nguyên nhân mà chỉ đưa ra các giải thích, nhận định sơ sài và không thuyết phục nhằm mục đích chuyển hướng sự việc, kéo dài thời gian, chối bỏ trách nhiệm.

Sự cố hư hỏng dầm cầu cạn trên tuyến metro số 1: Mất khoảng 1 tháng để tìm ra nguyên nhân

MINH QUÂN |

Ngày 11.11, Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) phối hợp cùng Sở GTVT TPHCM, Sở Xây dựng, tổng thầu và các đơn vị liên quan đã kiểm tra, xác định nguyên nhân sự cố gối cao su tại một vị trí dầm cầu cạn thuộc gói thầu CP2 tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) bị rớt, gây lệch đầu dầm, hư hỏng một đoạn đường ray.

Cận cảnh vị trí dầm cầu cạn tuyến metro số 1 gặp sự cố hư hỏng

MINH QUÂN |

Bêtông đệm một đoạn đường ray tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) xuất hiện một số vết nứt, vỡ sau khi gối caosu tại 1 vị trí trên dầm cầu cạn thuộc gói thầu CP2 tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) bị rớt. Nhà thầu đã cho khắc phục bằng cách đặt gối caosu mới giữ ổn định cho dầm cầu trong thời gian kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Vụ rớt gối dầm cầu tuyến metro số 1: Tổng thầu chối bỏ trách nhiệm?

MINH QUÂN |

Hơn 1 tháng sau sự cố rớt gối dầm cầu tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), tổng thầu vẫn không có báo cáo nguyên nhân mà chỉ đưa ra các giải thích, nhận định sơ sài và không thuyết phục nhằm mục đích chuyển hướng sự việc, kéo dài thời gian, chối bỏ trách nhiệm.

Sự cố hư hỏng dầm cầu cạn trên tuyến metro số 1: Mất khoảng 1 tháng để tìm ra nguyên nhân

MINH QUÂN |

Ngày 11.11, Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) phối hợp cùng Sở GTVT TPHCM, Sở Xây dựng, tổng thầu và các đơn vị liên quan đã kiểm tra, xác định nguyên nhân sự cố gối cao su tại một vị trí dầm cầu cạn thuộc gói thầu CP2 tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) bị rớt, gây lệch đầu dầm, hư hỏng một đoạn đường ray.

Cận cảnh vị trí dầm cầu cạn tuyến metro số 1 gặp sự cố hư hỏng

MINH QUÂN |

Bêtông đệm một đoạn đường ray tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) xuất hiện một số vết nứt, vỡ sau khi gối caosu tại 1 vị trí trên dầm cầu cạn thuộc gói thầu CP2 tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) bị rớt. Nhà thầu đã cho khắc phục bằng cách đặt gối caosu mới giữ ổn định cho dầm cầu trong thời gian kiểm tra, xác định nguyên nhân.