Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông: Xuất hiện bất tiện vì thiếu kết nối, đồng bộ giao thông

VƯƠNG TRẦN |

Sau 10 ngày vận hành tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, trước việc người dân thiếu điểm gửi xe để lên tàu, Sở GTVT TP.Hà Nội cũng đã có văn bản đề nghị 4 quận trên dọc tuyến là Đống Đa, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hà Đông phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) rà soát các vị trí có thể lập bãi trông giữ xe máy, xe đạp cho người dân đi tàu.

Theo chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Xuân Thuỷ, nếu không có các điểm trông giữ phương tiện cá nhân, hành khách sẽ không mặn mà với đường sắt đô thị bởi sự bất tiện và thiếu tính kết nối, đồng bộ giao thông.

Lo bị “chặt chém” vì thiếu các điểm trông giữ xe

Nhà cách ga Cát Linh khoảng 3km, chị Nguyễn Kim Anh (Thành Công, Ba Đình, Hà Nội) di chuyển bằng xe máy đến ga này để đi lại bằng tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Những ngày qua, tàu điện trên cao cũng là phương tiện giao thông được chị Kim Anh sử dụng chính để đi làm. Ngoài chất lượng dịch vụ trên tàu, không phải chịu cảnh ùn tắc giao thông thì một điều khiến chị yên tâm đó là tại nhà ga Cát Linh đang tạm thời trông xe miễn phí cho người dân đi tàu.

Yên tâm hơn bởi vì, những ngày đầu khi đi tàu, chị Kim Anh phải loay hoay tìm chỗ gửi xe. Trong khi nhà ga chưa có nơi gửi thì các bãi xe lậu tự phát bên ngoài lại “chặt chém” người dân khiến chị rất bức xúc. Những khu vực gửi xe tự phát ngay bên cạnh ga thu vé trông xe tới 10.000 đồng/lượt trong thời gian ban ngày. Thậm chí người dân còn phải trả giá với mức 20.000 đồng/lượt vào buổi tối. “Tôi cứ đinh ninh rằng đến nơi sẽ có chỗ gửi xe được cấp phép với giá cả hợp lý chứ không nghĩ phải trả giá vé gửi xe đắt hơn cả vé tàu như vậy” - chị Kim Anh nói về tình trạng chưa có chỗ trông xe trong 2 ngày đầu tiên tàu chạy.

Cùng chung cảm xúc với chị Kim Anh, anh Nguyễn Văn Vui (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, trong những ngày qua, mọi người đi lại bằng tàu điện trên cao đã yên tâm hơn vì có nơi gửi xe phía bên trong nhà ga. Như vậy, người sử dụng dịch vụ tránh được tình trạng “chặt chém” giá gửi xe máy. Theo anh Vui, những người tham gia giao thông bằng tàu điện rất cần nơi để gửi xe máy khi tới các ga. Nếu có các điểm gửi xe sẽ tăng tính kết nối giao thông với tuyến đường sắt và người dân có thể thuận tiện khi muốn đi lại bằng đường sắt trên cao.

Ghi nhận của PV Lao Động, trong nhiều ngày qua, khu vực trông giữ xe tạm thời ở sàn tầng 1 ga Cát Linh có tới hàng nghìn chiếc xe máy được xếp thành những hàng dài. Tại đây có nhân viên mặc đồng phục, đeo băng đỏ hướng dẫn cho hành khách đi tàu. Tuy nhiên, về công năng, khu vực tầng 1 của nhà ga không phải nơi được quy hoạch để trông giữ xe nên nhiều người đi tàu khá lo lắng về việc sau này đi tàu sẽ phải gửi xe ở đâu để vừa an toàn, vừa đảm bảo giá cả hợp lý, tránh tình trạng giá vé gửi xe “đắt” hơn cả vé tàu.

Cũng theo khảo sát của PV, dọc tuyến đường sắt đô thị này, ngoài 2 điểm đầu cuối là ga Cát Linh và ga Yên Nghĩa hiện có nơi trông giữ phương tiện thì các nhà ga khác dọc tuyến người dân rất khó tìm được khu vực để gửi xe. Cụ thể, tại các nhà ga như ga La Thành, ga Thái Hà, ga Láng… người dân “mỏi mắt” nhưng không tìm thấy các điểm trông, giữ xe máy được cấp phép. Từ nhà ga Láng, khi được hỏi về điểm giữ xe để đi tàu, người bảo vệ phía bên dưới nhắn phải đi sang khu vực xung quanh gần ga Thượng Đình mới có nơi trông xe.

"Có điểm trông giữ phương tiện cá nhân mới thu hút hành khách"

Theo chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Xuân Thuỷ - nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông Vận tải - cho rằng, việc đưa vào khai thác thương mại tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được nhiều người dân chờ đợi sau hơn 10 năm xây dựng. Qua những ngày đầu theo dõi cho thấy, lượng khách đi tàu là một tín hiệu đáng mừng bước đầu.

Tuy nhiên, ông Thuỷ cũng đưa ra nhận định, sau thời gian 15 ngày đầu đi tàu miễn phí, lượng hành khách sẽ được điều chỉnh lại và sẽ giảm hơn nhiều so với những ngày qua. Bởi hiện nay, nhiều hành khách hiện đang đi tàu với tính chất trải nghiệm chứ chưa phải lấy đây làm phương tiện thay thế cho phương tiện cá nhân.

Ông Thuỷ cho rằng, khi đưa vào sử dụng, với những người dân sinh sống, làm việc… ở cách các trạm dừng lên - xuống của tàu khoảng 1km trở lại thì họ đi tàu Cát Linh - Hà Đông rất thuận tiện. Tuy nhiên, để người dân sử dụng tàu điện trên cao đông hơn thì cần phải có sự kết nối giữa các loại hình giao thông thật tốt. Ví dụ như trạm xe buýt, taxi, điểm trông giữ phương tiện cá nhân… “Có như vậy, hành khách khi sử dụng mới thấy được tính tiện ích khi kết nối với tuyến đường sắt, nhiều người có thể sử dụng. Nếu đi cả tuyến đường sắt chỉ mất chưa đầy 30 phút mà lại mất thêm 30 phút để chờ xe, đi bộ hay bắt xe tới nơi khác thì sẽ ít người sử dụng. Bởi việc này liên quan tới tính đúng giờ mà người sử dụng mong muốn” - TS Nguyễn Xuân Thuỷ phân tích.

Cũng theo ông Thuỷ, khi các nhà ga, điểm đón khách chưa bố trí được điểm trông giữ phương tiện cá nhân sẽ là một bất lợi là thiếu tính kết nối với người sử dụng. Do vậy, thành phố cần nghiên cứu để bố trí, ưu tiên những khu vực phục vụ nhu cầu này của người dân. Cần phải kết hợp nhiều giải pháp để thay đổi thói quen từ bỏ phương tiện cá nhân, chuyển sang phương tiện công cộng.

Trao đổi với PV Lao Động, Tổng Giám đốc Hanoi Metro Vũ Hồng Trường cho biết, hiện nay Metro Hà Nội đang đồng ý với phương án cho mượn tạm sảnh B nhà ga Cát Linh để trông giữ phương tiện cá nhân của người dân khi đi tàu. Tuy nhiên, việc này chỉ kéo dài trong 2 tuần đầu trong khi chờ Sở GTVT Hà Nội và phường Cát Linh tính toán, tìm vị trí bố trí điểm trông giữ xe theo quy định.

Ông Trường cho biết, theo tính toán của các đơn vị, việc bố trí điểm trông giữ xe cá nhân (xe máy) có thể sẽ nằm trong bán kính cách nhà ga 300-400m cho hành khách đi tàu đường sắt Cát Linh-Hà Đông. Hiện nay, thành phố đã giao Sở GTVT Hà Nội và các đơn vị liên quan khảo  sát. Đồng thời, trong sổ tay hướng dẫn cho hành khách, Hanoi Metro cũng đưa ra gợi ý các điểm trông giữ xe sẵn có để người dân tham khảo.

Trước việc người dân thiếu điểm gửi xe để lên tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, Sở GTVT Hà Nội cũng đã có văn bản đề nghị 4 quận trên dọc tuyến là Đống Đa, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hà Đông phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội rà soát các vị trí có thể lập bãi trông giữ xe máy, xe đạp cho người dân đi tàu. Bình luận về việc này, TS Nguyễn Xuân Thuỷ cho rằng đây là một yêu cầu tất yếu của thực tiễn cần phải giải quyết để người dân có thể yên tâm sử dụng đường sắt trên cao, phát huy hiệu quả của tuyến đường sắt này.

Gần 70.000 lượt hành khách trong 2 ngày cuối tuần

Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 6.11, đến nay vừa tròn 10 ngày, tuyến đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông chính thức đưa vào khai thác thương mại. Trong vòng 15 ngày đầu tiên, đơn vị vận hành tuyến đường sắt đô thị này đã miễn phí vé cho người dân có thể trải nghiệm và sử dụng dịch vụ. Tuyến đường sắt phục vụ người dân từ 5h30-22h hằng ngày. Con số thống kê vào 2 ngày cuối tuần gần nhất cho thấy, mỗi ngày có 203 lượt tàu phục vụ. Lượng khách trong 2 ngày cuối tuần vừa qua lên tới gần 70.000 lượt khách. T.Vương

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Đã đành là "tin vịt", nhưng COVID-19 có trừ đường sắt trên cao ra đâu?

Anh Đào |

Gần 80.000 người đã đi tàu Cát Linh- Hà Đông trong 2 ngày đầu. Nếu tính bằng “biển người”, nó bằng mấy cái “biển người đêm trung thu”.

Lo kết cục trạm thu phí xe vào nội đô dang dở như BRT, đường sắt trên cao

Phạm Đông |

Hà Nội - Nhìn vào các dự án nhằm hạn chế xe cá nhân, tăng cường giao thông công cộng của Thành phố Hà Nội thời gian qua, người dân Thủ đô có lý do để nghi ngại đề án thu phí xe vào nội đô cũng có thể phá sản nếu không tính toán kỹ lưỡng.

Có đường sắt trên cao - bỏ BRT được không?

Hoàng Lâm |

Năm 2008, dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được phê duyệt và hơn 5 năm sau, cũng từ điểm đầu là khu vực Kim Mã - Cát Linh, điểm cuối là Yên Nghĩa Hà Đông, tuyến xe buýt BRT được hình thành.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Đã đành là "tin vịt", nhưng COVID-19 có trừ đường sắt trên cao ra đâu?

Anh Đào |

Gần 80.000 người đã đi tàu Cát Linh- Hà Đông trong 2 ngày đầu. Nếu tính bằng “biển người”, nó bằng mấy cái “biển người đêm trung thu”.

Lo kết cục trạm thu phí xe vào nội đô dang dở như BRT, đường sắt trên cao

Phạm Đông |

Hà Nội - Nhìn vào các dự án nhằm hạn chế xe cá nhân, tăng cường giao thông công cộng của Thành phố Hà Nội thời gian qua, người dân Thủ đô có lý do để nghi ngại đề án thu phí xe vào nội đô cũng có thể phá sản nếu không tính toán kỹ lưỡng.

Có đường sắt trên cao - bỏ BRT được không?

Hoàng Lâm |

Năm 2008, dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được phê duyệt và hơn 5 năm sau, cũng từ điểm đầu là khu vực Kim Mã - Cát Linh, điểm cuối là Yên Nghĩa Hà Đông, tuyến xe buýt BRT được hình thành.