Từ vụ cô giáo quỳ gối cần "khung" và "hành lang" để giáo viên phạt học sinh

Lục Tùng (ghi) |

"Việc một cô giáo bị bắt buộc quỳ trước phụ huynh là một hành động quá khích, hạ thấp vai trò của giáo viên (GV) cần được phê bình nghiêm túc, “đến nơi, đến chốn” trước khi bàn đến việc cô giáo ấy đã phạt đúng hay sai. Bởi nếu không thì học sinh (HS) sẽ không biết “tôn sư trọng đạo” và môi trường giáo dục (GD) sẽ bị hạ thấp trong cái nhìn của xã hội..." - Đó là ý kiến của GS.TS, NGND Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ.

Trách nhiệm trước tiên thuộc về phụ huynh

GV phạt HS, nói khái quát hơn là xâm phạm nhân thân trong trường học (corporal punishment in schools) đang là một đề tài tranh cãi rất gay gắt tại nhiều quốc gia.

Thật vậy, chỉ cần lên Google tìm cụm từ “corporal punishment in schools”, chúng ta sẽ thấy có hàng chục triệu trang web đề cập đến đề tài này. Nhiều ý kiến bày tỏ đồng tình, nhưng cũng có nhiều ý kiến chưa thật sự đồng tình... Tất cả cho thấy cuộc tranh cãi chưa có hồi kết. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta chấp nhận để GV “bó tay” khi có một HS ngổ ngáo, gây mất trật tự trong lớp...

Dư luận và thậm chí cả những người phản đối việc áp dụng biện pháp phạt HS sẽ nghĩ gì khi tận mắt chứng kiến cảnh HS không chịu nghe khi GV khuyên đừng phá hoặc đừng chọc bạn, để im lặng cho bạn học? Trong các ý kiến tranh luận, nhiều ý kiến cho rằng, trách nhiệm trước tiên chính là phụ huynh của HS ngổ ngáo đó. Bởi các vị đã không dạy được con mình ở nhà và điều này đã gián tiếp “bắc cầu” cho các cháu quá tự do muốn gì được nấy khi đến trường. Nhiều ý kiến cho rằng, đây chính là ngòi nổ cho nạn bạo lực học đường.

Cần khung hình phạt hợp tình, hợp lý

Trở lại câu chuyện cô giáo bị ép quỳ trước phụ huynh. Lúc này, chúng ta không nên loay hoay suy đoán “ai đúng - ai sai”, mà nên hướng câu chuyện lớn hơn - cái gốc của vấn đề: Chiếc khung hình phạt hợp tình, hợp lý để làm thước đo đúng - sai trong môi trường giáo dục.

Theo Bách khoa từ điển, hình phạt có xâm phạm nhân thân của HS bị cấm trong 128 quốc gia khắp thế giới trừ một số quốc gia như ở Châu Á như Malaysia và Singapore, ở Châu Phi... Riêng Mỹ, có cho phép trong các bang miền Nam và miền Tây. Singapore thì cho phép phạt đánh roi trong lớp đối với HS ngổ ngáo. Người dân Singapore thấy đây là một hình thức răn đe rất hiệu quả.

Còn tại Việt Nam, gần đây, hầu hết các trường mẫu giáo, tiểu học đều khuyên GV không phạt đánh HS. Ý kiến cá nhân tôi, thì việc áp dụng hình phạt xâm phạm nhân thân lên HS là cần thiết. Bởi phạt ở đây mang mục đích điều chỉnh hành vi cá biệt của HS theo quỹ đạo chung, hay làm cho cả nhóm HS tuân thủ theo hướng dẫn của GV. Ngày xưa ông bà mình cũng từng dạy: “Thương cho roi cho vọt”. Tuy nhiên, mỗi thời kỳ lịch sử, xã hội có yêu cầu khác nhau nên hình thức phạt cũng khác nhau.

Thí dụ, cách đây khoảng 60 năm, khi còn học Tiểu học ở Tây Ninh, GV thường xuyên dùng roi để phạt HS. Trong giờ học Hán văn, thầy giáo là ông đồ già, rất nghiêm khắc. Trước khi bắt đầu học, cả lớp phải đọc kinh. Trong phút nghiêm trang ấy, ông thầy liếc mắt để ý đến HS nói chuyện mà không đọc kinh. Khi bài kinh kết thúc, thầy cho mọi người ngồi xuống, rồi gọi HS không nghiêm túc ấy lên cúi trên bàn đầu, rồi gọi một học sinh giỏi lên đánh vào mông các học sinh kia 3 roi.

Đến các giờ Hán Văn sau đó, mọi người đều nghiêm túc tập trung đọc kinh, không ai dám giỡn nữa. Nhờ bị đòn như vậy mà chúng tôi học rất chăm. Nay đã gần 80 tuổi mà vẫn nhớ nhiều chữ của thầy cũ dạy.

Tuy nhiên, ngày nay không thể bê nguyên xi cái cách bắt HS nằm sấp giữa lớp học để đánh đòn như xưa được vì xã hội và luật pháp không chấp nhận. Nhưng, như thế không có nghĩa là GV không được phạt HS. Nhất là HS khối tiểu học vốn rất hiếu động và phần lớn được gia đình được cưng chiều bởi hội chứng con một hoặc ít con. Vấn đề ở đây là người quản lý phải định ra cái “khung” và đề ra “hành lang” để GV áp dụng hình phạt HS một cách hợp tình, hợp lý nhất.

Thí dụ tại Trường Song ngữ T.H do tôi sáng lập, tôi đề ra khung “hình phạt mềm” rồi tổ chức tập huấn kỹ năng cho GV ứng dụng nên có nhiều điểm khác với mặt bằng chung. Như khi phát hiện HS làm gì đó không đúng, thì GV không nên rầy hoặc đánh vào mông, bảo cháu phải dừng lại. Trái lại, GV phải coi chừng cháu đến khi cháu tự cảm thấy làm như thế là sai, thì mới giúp cháu hiểu làm thế nào là đúng.

Chăm lo, bảo vệ GV chính là bảo vệ nền GD, phải bắt đầu từ những công việc cụ thể và thiết thực như thế! Và để nền GD Việt Nam không bị lạc hậu, để môi trường GD Việt Nam không còn phải canh cánh với nỗi lo GV bị hành hung, hạ nhục, thay vì lên án cách GV áp dụng hình phạt đối với HS, chúng ta nên dành thời gian để suy nghĩ, tìm tòi rồi chung tay xây dựng nên cái khung hình phạt sát với điều kiện thực tiễn từng miền vùng... để GV an tâm thực thi thực quyền dạy HS ngoan - học giỏi.

GS.TS, NGND Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ

Lục Tùng (ghi)
TIN LIÊN QUAN

Cô giáo quỳ gối, học sinh bị xâm hại: Giáo dục có “đánh mất” niềm tin?

QUANG ĐẠI |

Chưa bao giờ giáo dục chịu nhiều cú sốc như thời gian vừa qua: Cô giáo phải quỳ trước phụ huynh để chuộc lỗi, học sinh bóp cổ giáo viên, thầy giáo sàm sỡ học sinh…

Vụ “cô giáo quỳ gối”: Xin hãy cho sự trung thực một cơ hội!

Thế Lâm |

Vụ cô giáo Nh quỳ gối xin lỗi phụ huynh học sinh tại Trường Tiểu học Bình Chánh (Long An) đang trở thành tâm điểm của dư luận khiến cho nhiều bên liên quan có vẻ muốn “chạy tội”.

Vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Tổ chức Công đoàn thăm hỏi, động viên

Kỳ Quan |

Ngày 7.3, bà Nguyễn Thị Bích Hợp - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã đến Trường TH Bình Chánh (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) động viên, thăm hỏi cô giáo Bùi Thị Cẩm Nhung, người đã “quỳ xin lỗi” cha mẹ học sinh ngày 28.2.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Cô giáo quỳ gối, học sinh bị xâm hại: Giáo dục có “đánh mất” niềm tin?

QUANG ĐẠI |

Chưa bao giờ giáo dục chịu nhiều cú sốc như thời gian vừa qua: Cô giáo phải quỳ trước phụ huynh để chuộc lỗi, học sinh bóp cổ giáo viên, thầy giáo sàm sỡ học sinh…

Vụ “cô giáo quỳ gối”: Xin hãy cho sự trung thực một cơ hội!

Thế Lâm |

Vụ cô giáo Nh quỳ gối xin lỗi phụ huynh học sinh tại Trường Tiểu học Bình Chánh (Long An) đang trở thành tâm điểm của dư luận khiến cho nhiều bên liên quan có vẻ muốn “chạy tội”.

Vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Tổ chức Công đoàn thăm hỏi, động viên

Kỳ Quan |

Ngày 7.3, bà Nguyễn Thị Bích Hợp - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã đến Trường TH Bình Chánh (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) động viên, thăm hỏi cô giáo Bùi Thị Cẩm Nhung, người đã “quỳ xin lỗi” cha mẹ học sinh ngày 28.2.