Từ sự cố bảo mật của Zoom: Phải giáo dục, nâng cao ý thức người dùng

Thế Lâm |

Ứng dụng video trực tuyến Zoom đang được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam (chỉ riêng khối trường học có ít nhất 158 trường có học trực tuyến thông qua Zoom) đang bị cảnh báo về lỗi bảo mật khiến cho tin tặc có thể xâm nhập vào phá hoại. Tuy nhiên tới thời điểm này, diễn biến mới về lỗi bảo mật còn thuộc về phía người dùng.

Chia sẻ link để… phá lớp học

Trong khi lỗi bảo mật của Zoom đang được cảnh báo, trên một số nhóm Facebook kín đã xuất hiện tình trạng chia sẻ link về lớp học trên Zoom từ ID (tên truy nhập), mật khẩu, giờ học… để kêu gọi người ngoài vào quấy phá lớp học.

Trên một số group Facebook kín, các thông tin trên đã bị tiết lộ một cách cố tình nhằm kêu gọi người lạ vào phá lớp học. Cụ thể, trong một nhóm Facebook kín có tên “Share Zoom phá lớp***” một tài khoản đã đăng dòng trạng thái “Mai 8h sáng có buổi học, anh em vào xử lý hộ nhé” cùng với các thông tin như đã đề cập ở trên. Thậm chí, thông tin được tiết lộ gồm cả tên một số học sinh trong lớp. Quản trị viên của nhóm Facebook này còn “tư vấn thêm” rằng nên lấy tên những học sinh để được giáo viên dễ dàng cho tham gia vào lớp học.

Tình trạng người lạ không xác định vào quậy phá các lớp học trực tuyến qua ứng dụng Zoom không chỉ xảy ra tại Việt Nam. Mới đây tình trạng này đã xảy ra tại Singapore. Kẻ lạ thậm chí còn “khoe của quý” và quấy rối các nữ sinh bằng cách đòi xem ngực, khiến Bộ Giáo dục Singapore quyết định tạm ngừng sử dụng Zoom. Trước đó tình trạng này cũng xảy ra tại một số trường học thuộc bang Connecticut (Mỹ) và đường link tham gia lớp học đã được cảnh sát xác định là do nội bộ học sinh trong lớp phát tán ra bên ngoài. Chính vì thế, trong một cảnh báo của FBI Boston đã khuyến cáo không được chia sẻ đường link các lớp học, cuộc họp trực tuyến qua ứng dụng Zoom ra các website, nhóm Facebook để tin tặc, đối tượng lạ từ bên ngoài vào phá hoại.

Chống “tin tặc trong ý thức” người dùng

Anh Toàn Thắng - cán bộ phụ trách mảng thiết bị dùng cho các giải pháp hội nghị video của một công ty công nghệ nước ngoài tại TPHCM - cho biết: “Tình trạng chia sẻ đường link các lớp học cho người ngoài vào quậy phá xảy ra gần đây là do những học sinh trong nội bộ lớp học tiết lộ ra. Trong trường hợp người lạ xâm nhập, nếu giáo viên (cũng đồng thời là quản trị viên lớp học - host) phát hiện ra thì có thể dùng quyền quản trị viên (host) mời đối tượng ra khỏi lớp học”.

Với những trường hợp người lạ bên ngoài “đội tên” học sinh trong lớp, giáo viên vẫn có thể kiểm tra thông qua âm thanh (trao đổi) hay hình ảnh (hiển thị qua video). Trong trường hợp nhằm ngăn chặn kẻ xấu lẻn vào và bất ngờ tung ra các nội dung, hình ảnh phá hoại, khiêu dâm, bạo lực v.v…, anh Thắng cho rằng, giáo viên nên cài đặt sẵn chế độ Webinar theo đó chỉ có host mới có quyền quản lý về âm thanh (audio) và hình ảnh (video), học viên chỉ được phát biểu khi giơ tay và được giáo viên đồng ý.

Ở góc nhìn chuyên gia bảo mật, ông Võ Đỗ Thắng - Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Athena - cho rằng, một khi học sinh đã cố tình chia sẻ thông tin tài khoản lớp học Zoom (gồm ID, mật khẩu, tên) của mình hoặc lấy cắp từ bạn học phát tán ra cho người ngoài vào phá hoại thì vấn đề nằm ở ý thức. Hay nói cách khác, trong trường hợp này phải chống “tin tặc trong ý thức” người dùng.

“Chỉ có giáo dục, huấn luyện nâng cao ý thức để học sinh không chỉ biết bảo mật cho chính tài khoản của mình mà còn bảo vệ lớp học chung, không tiết lộ thông tin lớp học ra ngoài cho kẻ phá hoại. Nếu không, chẳng có giải pháp kỹ thuật nào có thể ngăn chặn triệt để được cả”, ông Thắng nói. Song song đó, theo ông Thắng, các lớp học cần dần nâng cao biện pháp xác thực như bảo mật 2 lớp, xác thực qua vân tay…

TS Quách Tuấn Ngọc - nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, việc ứng dụng phần mềm Zoom được ưa chuộng là do chúng ta hay chạy theo thói quen, giáo viên thường chia sẻ kinh nghiệm cho nhau và cứ thế sử dụng.

Ở khía cạnh khác, ở Việt Nam, chưa có đơn vị nào có được hạ tầng để đáp ứng nổi số lượng người truy cập quá lớn, đường truyền như Zoom. Trong bối cảnh đó, giáo viên đành phải lựa chọn Zoom để giải quyết vấn đề tình thế.

“Tôi cho rằng không phải lúc nào cũng cần tương tác tức thời, hay dạy học đồng bộ. Nghĩa là không nhất thiết sử dụng Zoom hay ứng dụng nào có chức năng tương đương. Để có thể học được mọi lúc thì bài giảng phải luôn sẵn có trên mạng, để học sinh học bất cứ lúc nào cũng được”, ông Ngọc chia sẻ. Theo ông Ngọc, giáo viên có thể chọn phương án tương tác không đồng bộ với học sinh, tốt nhất là qua nhóm email của từng lớp, từng giáo viên, hay qua facebook, qua nhóm chat... để trả lời thắc mắc, kiểm tra kiến thức học sinh qua các câu hỏi trực tiếp hay trắc nghiệm.

Với cách làm như trên thì không lo mạng bị nghẽn, không lo phải chờ đủ học sinh thì giáo viên mới giảng bài được và học sinh thậm chí không cần webcam (để chat video với giáo viên) mà vẫn học bài được.

“Điều quan trọng nhất là bài giảng tốt có thể đến với nhiều học sinh khác và giáo viên có thể cập nhật để nâng cao bài giảng trong kỳ tiếp theo. Đó là tính bền vững của giải pháp học trực tuyến” - TS Quách Tuấn Ngọc nhấn mạnh. Huyên Nguyễn

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Phần mềm học trực tuyến bị lỗi bảo mật, Bộ GDĐT lên tiếng cảnh báo

Đặng Chung |

Trước việc một số nước cấm sử dụng ứng dụng Zoom trong tổ chức họp, học trực tuyến vì lo ngại về tính bảo mật, Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến cáo giáo viên nên sử dụng các phần mềm có bản quyền, được cung cấp miễn phí bởi các doanh nghiệp trong nước khi thực hiện dạy học online.

Dạy và học trực tuyến – cần nỗ lực của thầy, ý thức của trò

Bích Hà |

Không thể phủ nhận việc dạy và học trực tuyến đang là lựa chọn tối ưu với ngành giáo dục trong tình hình dịch bệnh như hiện nay. Nhưng để có những giờ học chất lượng, ngoài khả năng tương tác, nỗ lực của người dạy thì đòi hỏi người học phải có ý thức, cũng như văn hóa học trực tuyến.

Sẽ đảm bảo quyền lợi cho học sinh không thể tham gia lớp học trực tuyến

Đặng Chung |

Trong thời gian tới, ngành giáo dục thủ đô đặt mục tiêu 100% trường học tổ chức dạy học trực tuyến; 100% giáo viên có khả năng sử dụng, soạn giáo án, tổ chức dạy học trực tuyến. Bên cạnh đó cũng sẽ có giải pháp để đảm bảo quyền lợi cho những học sinh không có điều kiện tham gia những lớp học trực tuyến này.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Phần mềm học trực tuyến bị lỗi bảo mật, Bộ GDĐT lên tiếng cảnh báo

Đặng Chung |

Trước việc một số nước cấm sử dụng ứng dụng Zoom trong tổ chức họp, học trực tuyến vì lo ngại về tính bảo mật, Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến cáo giáo viên nên sử dụng các phần mềm có bản quyền, được cung cấp miễn phí bởi các doanh nghiệp trong nước khi thực hiện dạy học online.

Dạy và học trực tuyến – cần nỗ lực của thầy, ý thức của trò

Bích Hà |

Không thể phủ nhận việc dạy và học trực tuyến đang là lựa chọn tối ưu với ngành giáo dục trong tình hình dịch bệnh như hiện nay. Nhưng để có những giờ học chất lượng, ngoài khả năng tương tác, nỗ lực của người dạy thì đòi hỏi người học phải có ý thức, cũng như văn hóa học trực tuyến.

Sẽ đảm bảo quyền lợi cho học sinh không thể tham gia lớp học trực tuyến

Đặng Chung |

Trong thời gian tới, ngành giáo dục thủ đô đặt mục tiêu 100% trường học tổ chức dạy học trực tuyến; 100% giáo viên có khả năng sử dụng, soạn giáo án, tổ chức dạy học trực tuyến. Bên cạnh đó cũng sẽ có giải pháp để đảm bảo quyền lợi cho những học sinh không có điều kiện tham gia những lớp học trực tuyến này.