Từ “người mẫu” tới thú sưu tập tiền cổ

Lan Nhi - Phạm Đông |

Nguyễn Bá Đạm nổi danh trong giới sưu tầm cổ vật ở Hà Thành. Dành cả đời theo đuổi niềm đam mê, ông Đạm chưa bao giờ ưu tư, rằng, sưu tầm cổ vật là thú chơi của giới lắm tiền nhiều của, để bán chác kiếm lời. Ông chơi đồ cổ để trân trọng, để lưu giữ những giá trị lịch sử bất biến của dân tộc.

Sưu tầm tiền cổ là thú vui tao nhã

Căn nhà cổ kính rợp bóng cây của nhà giáo, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Đạm nằm sâu trong một con ngõ thuộc phường Giáp Nhất, quận Thanh Xuân. Căn nhà lưu giữ nhiều kỷ niệm quý giá của ông Đạm, cũng là nơi văn nhân, tài tử chốn Hà Thành xưa  thường lui tới tâm tình như nhà văn Nguyễn Tuân, nhà sưu tập Đức Minh, bộ tứ danh họa của nền mỹ thuật Việt Nam là Nghiêm-Liên-Sáng-Phái.

Ông Nguyễn Bá Đạm vốn là giáo viên dạy sử của trường Phan Đình Phùng. Sau khi về hưu, ông dồn tâm huyết viết sách báo, sưu tầm, nghiên cứu cổ vật theo các niên đại lịch sử của nước nhà.

Nói về thú chơi tiền cổ mê mẩn từ tấm bé, một ngày cuối năm, ông Đạm chậm rãi giảng giải kỹ càng cho chúng tôi hiểu về bộ sưu tập hơn 400 đồng tiền cổ của mình. Có những đồng đến nay đã bạc sờn, han rỉ, vân chữ chỉ còn là vết tích mờ nhạt, thế nhưng ông Đạm vẫn nhớ như in từng chi tiết, luận giải niên đại và ý nghĩa qua mỗi thời kỳ lịch sử.

Bức tranh Bùi Xuân Phái vẽ tặng ông Nguyễn Bá Đạm.
Bức tranh Bùi Xuân Phái vẽ tặng ông Nguyễn Bá Đạm.

Sau này, do tuổi cao, sức yếu, gia đình lại không có một ai hào hứng với cái thú chơi độc đáo ấy, nên ông Đạm đã quyết định nhượng lại bộ sưu tập quý giá mà cả đời ông đã bỏ công tìm kiếm cho chàng trai trẻ Nguyễn Đình Sử.

“Dù biết cậu Sử là chốn thân tình, cũng có chung niềm đam mê và am hiểu về tiền cổ giống như mình, thế nhưng ngày phải chia tay bộ sưu tập tâm huyết đó, lòng tôi hỗn loạn không khác gì vừa bị cháy nhà. Sưu tầm tiền cổ là một thú vui tao nhã, cần nhiều lắm sự công phu. Bởi mỗi đồng tiền qua từng thời kỳ đều phản ánh cô đọng một bức tranh lịch sử, tình hình kinh tế, chính trị, hơn hết, nó còn là bằng chứng sống động về quá khứ hào hùng của dân tộc. Người chơi phải có kiến thức, am hiểu thì mới cảm nhận rõ nét giá trị của thú vui độc đáo này” - ông Đạm chia sẻ.

Người mẫu đặc biệt của Bùi Xuân Phái

Nguyễn Bá Đạm đã lọt vào “con mắt xanh” của danh họa Bùi Xuân Phái. Trong dòng tranh Phố Phái, ông Đạm là một nhân vật lạ lùng, ông thường đảm nhiệm vai trò là hình mẫu ký họa chân dung, một nhà giáo đúng mực đậm tính cách, hồn phách người Hà Nội, thông qua nét vẽ có chiều sâu của người bạn tâm giao.

Trong hồi tưởng của ông Đạm, Bùi Xuân Phái là một người tài hoa gắn liền với những phẩm chất đặc biệt không thể lẫn ở đâu được. Thuở hàn vi, khi cuộc sống còn nhiều chật vật, dòng tranh Phái chưa được công chúng biết đến rộng rãi, mỗi lần sang nhà ông Đạm chơi, đôi bạn lại ngồi tâm sự những vấn đề của cuộc sống thường nhật. Những lúc như vậy, ông Phái đều tranh thủ quan sát, cầm bút phác họa chân dung tặng bạn. Tranh Phái vẽ Đạm giản dị, mộc mạc lắm, có khi trên vỏ bao thuốc lá, vỏ bánh mứt kẹo, trên giấy nhật trình rồi đến cả vỏ bao diêm.

“Tôi với Phái rất thân thiết với nhau, thường thì gặp tôi đâu thì Phái vẽ đấy, ngồi đâu vẽ đấy. Khi tôi đến chơi, trong lúc trò chuyện hay khi nhấm nháp với nhau chén rượu, chén trà, cứ tiện tay thì ông ấy lại vẽ. Tính ra, tôi được ông Phái vẽ chân dung nhiều nhất, con số lên đến 242 bức kỳ họa. Nhiều người bạn khác cũng chỉ được ông ấy vẽ cho 3- 4 bức là cùng” - ông Đạm chia sẻ.

Ông Đạm bảo, “lý do Phái thích vẽ Đạm, trước hết xuất phát từ chỗ Đạm và Phái là chốn thân tình, gần gũi với nhau lâu năm”. Lại như lời nhận xét của một số danh họa cùng thời, ở ông giáo Đạm luôn toát lên vẻ cá tính riêng nên Phái rất dễ cảm xúc, bắt nhịp để vẽ. Nhiều người có khuôn mặt đẹp, thuộc dạng tiêu chuẩn, nhưng không có nét... phá cách thì rất khó để Phái lột tả được tâm tư thầm kín. Còn mẫu người như Đạm, đôi khi Phái chỉ cần nhấn mạnh một vài ba nét là đã thành một bức tranh, không cần chú thích mà người xem vẫn biết đó là Đạm.

Thầm lặng một tình yêu Hà Nội

Sống gần trọn một thế kỷ ở Hà Nội, bước qua tuổi 97, ông Đạm mực thước, hào hoa, tao nhã, thanh lịch trong giao tiếp, trò chuyện. Nâng niu, trân trọng từng dấu ấn văn hóa Thủ đô - những mảng màu kỳ ức dẫu chỉ còn là “một thời vang bóng” - ông Đạm cẩn trọng ghi chép lại từng ngày qua những cuốn hồi ký, thầm lặng lưu giữ qua từng trang viết.

Mỗi đồng tiền cổ, mỗi phác họa đã ngả màu hoen ố... đối với ông Đạm tựa như một chứng nhân lịch sử, một dấu tích của mỗi giai đoạn, thời kỳ khác nhau, chứa đựng biết bao câu chuyện từ quá khứ tới hiện tại.

Tấm ảnh lưu niệm ông Đạm trân trọng khi có dịp chụp chung với họa sĩ Bùi Xuân Phái (bên phải).
Tấm ảnh lưu niệm ông Đạm trân trọng khi có dịp chụp chung với họa sĩ Bùi Xuân Phái (bên phải).

Hà Nội thuở xưa qua góc nhìn của ông giáo Nguyễn Bá Đạm là một  Hà Nội hào hoa, thâm trầm mà không kém phần sâu sắc. Tiếng lòng của một người con đất Kinh Kỳ ông tái hiện rõ nét qua từng trang viết, những đầu sách chất chứa nỗi niềm: “Hà Nội thuở ấy”, “Hà Nội - Những câu chuyện kể cuối thế kỷ XIX - XX”... Ông yêu Hà Nội sâu sắc, thầm lặng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Phúc từng bộc bạch trong cuốn “Hà Nội thuở ấy” rằng: “Bằng lối viết dung dị, hồn hậu, tác giả Nguyễn Bá Đạm như dựng lại một bộ phim ký sự về Hà Nội những năm đầu thế kỉ XX với một tình cảm thân thiết, trìu mến”.

Trong “những thước phim quay chậm”  ấy, ông Đạm khắc họa một Hà Nội chân thực, rõ nét qua những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Nhà thờ Lớn, vườn Bách Thảo, chợ Đồng Xuân đến những sự kiện làm chấn động cả một thời kỳ lịch sử như phiên xử án cụ Phan Bội Châu, nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi hay những mẩu chuyện về ông vua phóng sự đất Bắc Vũ Trọng Phụng...

Lan Nhi - Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hồi sinh "xế đồ cổ" hơn 80 năm tuổi

Long DU |

Chiếc xe Bentley Corniche 1939 được đặt hàng sản xuất riêng cho một tay đua người Hy Lạp nhưng nhanh chóng gặp nạn. Và hơn 80 năm sau, chiếc xe huyền thoại trên đã được phục dựng thành công.

“Xâm nhập” phiên chợ đồ cổ bán hàng nghìn món đồ độc, lạ

BẢO TRUNG - HOÀI ANH |

Hàng trăm món đồ cổ có niên đại dài, ngắn khác nhau được bày bán vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần ở phiên "chợ đồ cổ" tại một quán cà phê ở Cần Thơ. Phiên "chợ đồ cổ" này được các tiểu thương bày bán rất nhiều những sản phẩm độc lạ, bắt mắt.

Săn tìm đồ cổ độc lạ tại phiên chợ mỗi năm chỉ họp một lần ở Thủ đô

Duy Hiệu |

Trên con phố Hàng Lược, cùng với chợ hoa ngày tết là phiên chợ đồ cổ đặc biệt, thu hút nhiều dân chơi đồ cổ dịp cuối năm, cũng như là người dân đi sắm tết.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Hồi sinh "xế đồ cổ" hơn 80 năm tuổi

Long DU |

Chiếc xe Bentley Corniche 1939 được đặt hàng sản xuất riêng cho một tay đua người Hy Lạp nhưng nhanh chóng gặp nạn. Và hơn 80 năm sau, chiếc xe huyền thoại trên đã được phục dựng thành công.

“Xâm nhập” phiên chợ đồ cổ bán hàng nghìn món đồ độc, lạ

BẢO TRUNG - HOÀI ANH |

Hàng trăm món đồ cổ có niên đại dài, ngắn khác nhau được bày bán vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần ở phiên "chợ đồ cổ" tại một quán cà phê ở Cần Thơ. Phiên "chợ đồ cổ" này được các tiểu thương bày bán rất nhiều những sản phẩm độc lạ, bắt mắt.

Săn tìm đồ cổ độc lạ tại phiên chợ mỗi năm chỉ họp một lần ở Thủ đô

Duy Hiệu |

Trên con phố Hàng Lược, cùng với chợ hoa ngày tết là phiên chợ đồ cổ đặc biệt, thu hút nhiều dân chơi đồ cổ dịp cuối năm, cũng như là người dân đi sắm tết.