Từ 11-15.3, ĐBSCL chịu đợt xâm nhập mặn có thể vượt kỷ lục năm 2016

Vũ Long |

Tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục diễn ra gay gắt trong tháng 3.2020, đặc biệt là thời kỳ từ 11-15.3.2020. Đợt hạn hán và xâm nhập mặn này có khả năng gây nhiều thiệt hại.

ĐBSCL cảnh báo rủi ro thiên tai cấp độ 2

Theo Tổng cục Phòng, Chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ngoài đợt xâm nhập mặn đã diễn ra từ ngày 6-10.3, từ hôm nay (11.3), xâm nhập mặn có xu thế tăng dần vào kéo dài đến hết ngày 15.3.2020.

"Độ mặn cao nhất trong đợt này ở mức tương đương và cao hơn đợt mặn ngày 10-13.2 và cùng kỳ năm 2016" - ông Trần Quang Hoài - Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, Chống thiên tai (Bộ NNPTNT) cho biết.

Ông cũng đồng thời nhấn mạnh: Đối với chiều sâu ranh mặn 1g/l trong thời kỳ này, tại sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây phạm vi xâm nhập mặn 110-130km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, sông Hàm Luông: Phạm vi xâm nhập mặn 65-95km; sông Cổ Chiên: 60-65km; sông Hậu: 60-67km; sông Cái Lớn: 55-65km;

 
Dự báo hạn mặn ĐBSCL. Nguồn: PCTT

Đối với chiều sâu ranh mặn 4g/l trong thời kỳ này có khả năng diễn ra tại các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: Phạm vi ngập mặn 87-110km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: 55-60km; sông Hàm Luông: 68-78km; sông Cổ Chiên: 55-68km; sông Hậu: 60-67km; sông Cái Lớn: 50-58km.

"Từ thời điểm này, ĐBSCL bước vào mức độ 2 về rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn" - ông Trần Quang Hoài cảnh báo.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, xâm nhập mặn các sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn duy trì ở mức cao tới cuối tháng 4.2020, sau đó xâm nhập mặn có khả năng giảm dần.

"Tuy nhiên, trong trường hợp cực đoan, thời gian thiếu mưa kéo dài kết hợp với tăng sử dụng nước trên các dòng nhánh và trữ nước tại các đập, sẽ làm cho tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn kéo dài hơn và trầm trọng hơn" - ông Vũ Đức Long - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo.

10/13 tỉnh ĐBSCL bị thiếu nước, thiệt hại rau màu

Theo Tổng cục Phòng, Chống thiên tai, mặc dù áp dụng nhiều biện pháp ứng phó, nhưng do tình trạng hán hán, xâm nhập mặn quá sâu, những thiệt hại ban đầu tại khu vực ĐBSCL đã rất rõ rệt.

Xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh từ tháng 12.2019 và liên tục tăng cao cho đến nay, hiện đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh ở ĐBSCL (trừ An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ).

Cụ thể, tại Cà Mau, hạn hán, xâm nhập mặn đã khiến gần 16.555ha lúa tôm và 10.644ha lúa Đông Xuân cùng 3,6ha rau màu bị thiệt hại. Hiện nay, có 3.568 hộ ở Cà Mau thiếu nước sinh hoạt;  hạn hán đã gây 887 điểm (21.167m) sụp lún ven bờ kênh; gây sự cố xoáy lở đáy Cống Trùm Thuật Nam, huyện Trần Văn Thời.

 
Hạn hán tại ĐBSCL gây thiếu nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất .

Tại tỉnh Bến Tre, có gần 105ha lúa Thu - Đông bị thiệt hại; 5.000ha lúa Đông Xuân sinh trưởng và phát triển chậm (khả năng cao bị mất trắng). Toàn bộ người dân trên địa bàn tỉnh đều bị ảnh hưởng do nước sinh hoạt bị nhiễm mặn.

Tại tỉnh Trà Vinh, thiệt hại 624ha lúa Đông Xuân từ 30 - 70%. Tổng số hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt: 8.662 hộ (huyện Càng Long, Châu Thành).

Tại tỉnh Vĩnh Long, tổng số hộ dân bị ảnh hưởng nhiễm mặn nguồn nước sinh hoạt là 66.200 hộ (huyện Vũng Liêm, Trà Ôn, Mang Thít và Tam Bình).

Tại tỉnh Kiên Giang, thiệt hại hoàn toàn 172ha lúa mùa (huyện An Minh), 1.503ha lúa Đông Xuân (30 - 70%).

Tại tỉnh Sóc Trăng, thiệt hại 1.000ha lúa Đông Xuân…

Theo Tổng cục Khí tượng Thủy văn, dòng chảy trên sông Mê Kông về ĐBSCL trong tháng 3.2020 ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm và năm 2016 từ 5-20%, mực nước tại Biển Hồ (Campuchia) ở mức thấp, khả năng bổ sung nước cho ĐBSCL không nhiều.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Hạn hán, xâm nhập mặn nhanh chóng lan rộng đến Trung Bộ

Khánh Vũ |

Hiện nay, lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 40-80%. Hạn hán và xâm nhập mặn đang đe dọa vùng đất này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khảo sát tình hình ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

Kỳ Quan |

Ngày 8.3, tại tỉnh Bến Tre, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã có cuộc làm việc với lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về hạn hán, xâm nhập mặn.

Khẩn cấp hoàn thiện các công trình chống hạn hán, xâm nhập mặn

Phong Nguyễn |

Hiện 5/13 tỉnh (Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An) tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ban bố tình huống khẩn cấp về hạn hán, xâm nhập mặn. Thời gian tới, xâm nhập mặn tai khu vực  này dự báo sẽ vượt mức kỷ lục mùa khô năm 2015-2016 nếu gió mùa đông bắc tăng cường. Hơn lúc nào hết, cần sự nỗ lực vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do xâm nhập mặn, hạn hán gây ra.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hạn hán, xâm nhập mặn nhanh chóng lan rộng đến Trung Bộ

Khánh Vũ |

Hiện nay, lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 40-80%. Hạn hán và xâm nhập mặn đang đe dọa vùng đất này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khảo sát tình hình ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

Kỳ Quan |

Ngày 8.3, tại tỉnh Bến Tre, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã có cuộc làm việc với lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về hạn hán, xâm nhập mặn.

Khẩn cấp hoàn thiện các công trình chống hạn hán, xâm nhập mặn

Phong Nguyễn |

Hiện 5/13 tỉnh (Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An) tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ban bố tình huống khẩn cấp về hạn hán, xâm nhập mặn. Thời gian tới, xâm nhập mặn tai khu vực  này dự báo sẽ vượt mức kỷ lục mùa khô năm 2015-2016 nếu gió mùa đông bắc tăng cường. Hơn lúc nào hết, cần sự nỗ lực vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do xâm nhập mặn, hạn hán gây ra.