TS Khoa học Đoàn Hương:"Có chùa cúng sao giải hạn thu được cả chục tỉ"

Đặng Chung |

Tiến sĩ khoa học Ngữ văn Đoàn Hương cho rằng, hiện nay đang có hiện tượng lợi dụng niềm tin, tín ngưỡng của người dân để trục lợi. Khi tôn giáo bị biến thành thứ để kinh doanh thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

Dòng người xì xụp khấn vái, dù hết tháng Giêng mà vẫn chưa hết không khí hội hè… Nhìn vào bức tranh đời sống tâm linh ấy của người Việt, tiến sĩ có suy nghĩ gì?

- Tôi phải nói thật, mê tín dị đoan đang tồn tại trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam và nhiều nước ở Châu Á. Ở phương Tây, người dân vẫn đến đền, chùa, nhà thờ nhưng để tìm bình an, chứ không phải để cầu khấn, xin xỏ như cách người dân ở ta đang làm.

Có điều này là do chúng ta bị ảnh hưởng của văn hóa lúa nước, tâm lý phụ thuộc vào thiên nhiên. Người dân cầu trời, cầu đấng thần linh mà mình không biết để phù hộ cho mình. Ở một xã hội công nghiệp, người ta không trông chờ vào thiên nhiên, thần linh để tồn tại như thế.

Những năm gần đây rộ lên phong trào đi dâng sao giải hạn ở các chùa. Nhiều nhà nghiên cứu nói tục này hiện ở mức mê tín dị đoan, quan điểm của bà ra sao?

- Tôi đã có thời gian nghiên cứu về Phật giáo và khẳng định trong văn hóa Phật giáo không cho phép cúng sao giải hạn.  Chính Đức Phật cũng nói rằng Ngài không có pháp thuật mà chỉ giúp con người ngộ ra về bản chất của cuộc sống để không tham sân si mà thôi.

Nguồn gốc dâng sao là từ Đạo giáo của Trung Quốc. Đạo giáo quan niệm con người sinh ra đều có sao chiếu mệnh, trong đó có sao xấu và tốt. Thực ra việc làm này không đúng, vì xưa nay không ai giải được hạn cả.

Tiếc là, người dân u mê đã đành, nhiều nhà chùa còn lợi dụng điều này để tăng thêm thu nhập cho chùa. Tôi biết có nơi, mỗi mùa giải hạn có thể thu hàng chục tỉ đồng. Không chỉ có dịch vụ giải hạn, có chùa còn tổ chức bài trừ tà ma, đuổi ma. Điều này làm mê tín dị đoan ngày càng tăng.

 
Người dân tràn cả ra đường để cầu cúng. Ảnh:Tienphong.vn

Cụm từ “kinh doanh tâm linh” gần đây được nhắc đến để chỉ việc đang có phong trào doanh nghiệp đua nhau xây chùa, đúc tượng. Bà nhìn nhận ra sao về hiện tượng này?

- Hiện nay có một vấn đề mà ai cũng nhận ra là thu nhập của nhà chùa không hề bị quản lý. Vì thế, người ta đua nhau xây nhiều chùa, đúc tượng thật to và biến nhà chùa trở thành công ty kinh doanh.

Luật pháp của chúng ta tôn trọng tôn giáo, nhưng là tôn trọng những tôn giáo có quan điểm nhân sinh đẹp, ý nghĩa, chứ không phải là kiếm ăn trên quyền lợi của người dân.

Việc kinh doanh tâm linh không phải chỉ vấn đề người dân mất tiền, mà dễ bị lung lạc niềm tin trở thành mê tín dị đoan.

Nếu tôn giáo biến thành thứ để kinh doanh thì rất kinh khủng, những chân lý tốt đẹp sẽ bị nhuốm màu vật chất. Khi đó, chúng ta sẽ không thể có một đời sống văn hóa tâm linh lành mạnh.

Theo tiến sĩ, để có một đời sống văn hóa tâm linh lành mạnh, chúng ta cần bắt đầu từ đâu?

Văn hoá tâm linh là một điểm đặc biệt của văn hoá phương Đông và Việt Nam. Đặc điểm này cũng làm sâu sắc đời sống văn hoá của dân tộc và con người Việt Nam, nhưng trong văn hoá tâm linh không chứa đựng phần mê tín dị đoan. Từ xưa, cha ông ta đã lên án nạn buôn thần bán thánh.

Ngày nay cũng vậy, văn hoá tâm linh để khắc sâu tình yêu quê hương đất nước, các bậc anh hùng, tổ tiên đã hy sinh vì đất nước chứ không phải vì mê tín dị đoan. Điều này cần phải phân biệt rõ ràng và những cơ quan công quyền, mà cụ thể là Bộ Văn hoá phải có kế hoạch ngăn chặn quyết liệt.

Ngoài sự vào cuộc của cơ quan quản lý cũng cần tăng cường tuyên truyền cho người dân. Việc tuyên tuyền phải bắt đầu từ giáo dục.

Nhà trường cần dạy học sinh về cách ứng xử với văn hóa, tôn giáo. Nội dung này có thể đưa vào môn Giáo dục công dân.

Ví dụ, cần dạy học sinh văn hóa Phật giáo không hề đưa đến sự mê tín mà khuyên chúng ta sống hướng thiện. Khi học sinh có kiến thức và hiểu về tôn giáo, các em sẽ có ứng xử đúng, không đặt niềm tin đến mức u mê.

- Cảm ơn Tiến sĩ đã chia sẻ!

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Thánh thần nào giúp giải hạn?

MAI CHÂU - ĐẶNG CHUNG |

Cứ vào dịp rằm tháng Giêng, hàng vạn người dân lại đổ về các cơ sở thờ tự, chịu ngồi dưới lòng đường, vỉa hè, khấn vái và đốt cả đống vàng mã để mong xóa bỏ vận hạn, cầu may mắn, tài lộc... Vậy nhưng, thần thánh nào giúp giải hạn, khi công chức bỏ bê công việc để đi lễ, con người không sống và làm việc theo pháp luật mà trông chờ vào sự ban phát từ thế giới tâm linh?

Thần thánh hóa từ con cá tới cục đá: Đừng biến tín ngưỡng thành mê tín, mông muội!

MAI CHÂU - MINH THI - HUYÊN NGUYỄN |

Những ngày đầu năm, các lễ hội được tổ́ chức dày đặc, vẫn diễn ra cảnh cướp lộc, chen chân, xô lấn, thậm chí đánh nhau gây thương tích. Đặc biệt, nạn buôn thần, bán thánh, “mua chuộc” thánh thần bằng vài đồng tiền lẻ và các lễ vật… đã trở thành nỗi ám ảnh của những người hành hương.

Chen chúc đi lễ chùa đầu năm: Chúng ta đang "mặc cả" với thánh thần?

HẢI ĐĂNG |

Những dòng người chen chúc đổ về các đền chùa, miếu mạo trong dịp đầu năm, cùng với đó là cảnh hỗn loạn, khói hương, vàng mã nghi ngút, rác rưởi tràn ngập nhiều di tích.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thánh thần nào giúp giải hạn?

MAI CHÂU - ĐẶNG CHUNG |

Cứ vào dịp rằm tháng Giêng, hàng vạn người dân lại đổ về các cơ sở thờ tự, chịu ngồi dưới lòng đường, vỉa hè, khấn vái và đốt cả đống vàng mã để mong xóa bỏ vận hạn, cầu may mắn, tài lộc... Vậy nhưng, thần thánh nào giúp giải hạn, khi công chức bỏ bê công việc để đi lễ, con người không sống và làm việc theo pháp luật mà trông chờ vào sự ban phát từ thế giới tâm linh?

Thần thánh hóa từ con cá tới cục đá: Đừng biến tín ngưỡng thành mê tín, mông muội!

MAI CHÂU - MINH THI - HUYÊN NGUYỄN |

Những ngày đầu năm, các lễ hội được tổ́ chức dày đặc, vẫn diễn ra cảnh cướp lộc, chen chân, xô lấn, thậm chí đánh nhau gây thương tích. Đặc biệt, nạn buôn thần, bán thánh, “mua chuộc” thánh thần bằng vài đồng tiền lẻ và các lễ vật… đã trở thành nỗi ám ảnh của những người hành hương.

Chen chúc đi lễ chùa đầu năm: Chúng ta đang "mặc cả" với thánh thần?

HẢI ĐĂNG |

Những dòng người chen chúc đổ về các đền chùa, miếu mạo trong dịp đầu năm, cùng với đó là cảnh hỗn loạn, khói hương, vàng mã nghi ngút, rác rưởi tràn ngập nhiều di tích.