Trượt đại học, tôi đi làm bảo vệ chờ làm lại từ đầu (phần 4)

Trường Hùng |

Đi qua Nghệ An, cách thành phố Hà Tĩnh 5km xe tôi bị thủng săm. 23 giờ đêm, không một quán nào còn mở cửa nhưng khi thấy có khách gọi, một bác trung niên vẫn dậy mở cửa vá xe cho tôi, một người khách đi đường không may gặp nạn. Đêm hôm đó, tôi kết thúc chuyến đi của mình tại đây.

Sáng hôm sau, sau khi vào Thành phố Hà Tĩnh thăm quan, ăn bánh cu đơ và uống một ly chè xanh, tôi chia tay với Hà Tĩnh và hướng tới Quảng Bình. Đèo Ngang và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là những điều tôi tâm niệm, nhất định phải thăm khi đến đây.

Tôi ở đường hầm vượt qua Đèo Ngang - ngày 17.8.2014.
Tôi ở đường hầm vượt qua Đèo Ngang - ngày 17.8.2014.
Trời nắng, gió phơn thổi phần phật, đường lại dốc lên dốc xuống nên có lúc đạp xe rất mệt. Vào khoảng giữa trưa trong hoàn cảnh như vậy, tôi đang trên đường tiến về Đèo Ngang, có một cô tầm trung niên, dáng nông dân thấy tôi đạp xe nặng nhọc nên có tò mò đến hỏi. Sau khi nghe xong câu chuyện, cô gạt nước mắt, cô dặn tôi nhất quyết phải đợi cô 5 phút.

Hoá ra lúc ấy cô không có tiền, cô chạy đi vay một hàng quán gần đó 20.000 đồng để dúi vào tay tôi, thấy cô đưa tiền tôi nhất quyết từ chối nhưng khi nhìn những giọt nước mắt của cô rơi, tôi biết mình cần đón nhận tấm lòng chân thành này.

Đến Đèo Ngang khi trời đã tối, tôi chỉ kịp vào Vũng Chùa để thắp một nén nhang trước mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau đó, do đường xa khó có thể tìm được phòng trọ nên tôi xin ngủ lại ở đền thờ bà chúa Liễu Hạnh – ngay ở chân đèo, cách mộ Đại tướng 2km.

Tôi ở Vùng Chùa - Đảo Yến - nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tôi ở Vùng Chùa - Đảo Yến - nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Những ngày sau đó, tôi lần lượt đi qua các tỉnh còn lại trên cung đường vào Nam thăm ba. Ở mỗi tỉnh thành, tôi đều ghé thăm những địa danh gắn liền với mảnh đất và con người từng nơi.

Qua Quảng Trị tôi ghé vào thăm cầu Hiền Lương, Cột cờ Giới tuyến, Thành cổ Quảng Trị. Đến Thừa Thiên Huế tôi vào thăm Kinh thành Huế, Chùa Thiên Mụ, Văn Miếu.

Tôi ở Thành cổ Quảng trị - ngày 19.8.2014.
Tôi ở Thành cổ Quảng trị - ngày 19.8.2014.

Tôi ở kinh thành Huế - ngày 19.8.2014.
Tôi ở kinh thành Huế - ngày 19.8.2014.
Vượt Đèo Hải Vân, sau gần 4 tiếng rong xe tôi lên tới đỉnh đèo chính là cổng Hải Vân Quan, tôi ngắm nhìn một bên là bãi biển Lăng Cô của Huế, một bên là bãi biển Non Nước của Đà Nẵng hùng hùng vĩ vĩ trong mây trời non xanh nước biếc. Đêm hôm đó, tôi xin ngủ lại trên đỉnh đèo để rồi về đêm tôi nhìn thấy cầu sông Hàn vàng rực, thành phố Đà Nẵng đẹp lung linh...

Tôi và các du khách nước ngoài ở cổng Hải Vân Quan trên đỉnh Đèo Hải Vân - ngày 20.8.2014.
Tôi và các du khách nước ngoài ở cổng Hải Vân Quan trên đỉnh Đèo Hải Vân - ngày 20.8.2014.
Do lượng tiền có hạn, để tiết kiệm nên mỗi ngày tôi chỉ ăn hai bữa, mỗi bữa dao động từ 10.000-20.000 đồng, tôi ăn đơn giản nên chỉ cần có cơm, rau và nước rau. Hơn nữa, do ngày nhập học đang tới gần (ngày 6.9.2014 tôi nhập học) nên mỗi ngày tôi đặt mục tiêu là phải ít nhất qua một tỉnh thành và đi trung bình 100km.

Với nỗ lực như vậy, ngày 25.8.2014, sau 10 ngày khởi hành tôi đã đến Đắk Lắk. Tôi vẫn nhớ như in lúc đó, tôi đến nơi ba tôi an nghỉ vào buổi chiều, xã Eatu (Buôn Ma Thuột) đón tôi với những cánh rừng cà phê, những ngôi nhà gỗ có gác của đồng bào dân tộc Ê đê.

Tôi ở địa danh chiến thắng Đăk Tô - ngày 23.8.2014 - nơi cách bố tôi an nghỉ 2 ngày đường.
Tôi ở địa danh chiến thắng Đăk Tô - ngày 23.8.2014 - nơi cách bố tôi an nghỉ 2 ngày đường.
Gì Đéc là vợ của bố tôi, cũng là bạn học của bố khi bố còn học ở Trường Cao đẳng Sư phạm Buôn Ma Thuột dẫn tôi ra khu mộ của đồng bào nơi đây. Mộ bố tôi nằm rời ra ở một góc nhỏ của khu nghĩa địa, mộ đã được đổ bê tông theo phong tục “đào sâu chôn chặt” của người Ê đê, bên cạnh ngôi mộ là một bóng cây mới lớn.

Đến ngôi mộ của bố, tôi ngồi chầm chậm xuống thắp hương và nói với bố rằng: “Bố ơi! Con đỗ đại học rồi, hôm nay con vào đây để báo với bố!”, nhưng bố vẫn lặng im, không một lời hồi đáp lại.

Lúc này, tôi nhớ đến khi tôi đỗ vào trường Cao đẳng Xây dựng công trình đô thị Hà Nội (năm 2012) bố tôi vui lắm, bố gọi điện khoe hết người này người kia. Nay nếu bố còn sống, biết được tôi đã đỗ vào đại học, theo đuổi nghề làm văn viết báo thì chắc là bố sẽ vui biết bao nhiêu.

Thời gian ngày một tối, tôi thổi sáo bài “Tình cha” thay cho lời tạm biệt bố: “Tình cha ấm áp như vầng thái dương/Ngọt ngào như dòng nước trôi đầu nguồn...” để tiếp tục cuộc hành trình con dang dở.

Tôi tiếp tục qua Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương rồi đến TP. HCM để được đến thăm tận nơi mà nhân vật của Búp Sen Xanh đã ra đi tìm đường cứu nước, ấy là ngày 31.8. Đó là cuốn sách mà tôi đã khóc khi đọc, hình ảnh của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành là Bác Hồ ngày ấy đã tiếp cho tôi động lực để ôn thi và hoàn thành lời hứa với chú Trường Anh.

Tôi ở Bến Nhà Rồng - ngày 31.8.2014
- kết thúc hành trình xuyên Việt sau 16 ngày.
Tôi ở Bến Nhà Rồng - ngày 31.8.2014 - kết thúc hành trình xuyên Việt sau 16 ngày.
Con đường tôi đến với đại học như thế đó, cũng quanh co, khúc khuỷu như con đường tôi đạp vào Nam thăm ba tôi. Cũng có lúc mệt mỏi tôi muốn bỏ cuộc nhưng tình yêu, tình thương, sự tin tưởng của gia đình và của mọi người đã tiếp cho tôi thêm sức lực để bước tiếp đến với ba và đến với đại học.

Cũng như khi tôi bắt đầu cuộc hành trình này, tôi tin rằng chỉ cần cất bước về phía trước. Dù bánh xe có quay chậm đến đâu nhưng nếu tôi kiên trì, không bỏ cuộc thì cho dù có lâu đến bao nhiêu, khó khăn có đến thế nào tôi cũng sẽ có thể đến đích.

>>> Trượt đại học, tôi đi làm bảo vệ chờ làm lại từ đầu (phần 1)
>>> Trượt đại học, tôi đi làm bảo vệ chờ làm lại từ đầu (phần 2)
>>> Trượt đại học, tôi đi làm bảo vệ chờ làm lại từ đầu (phần 3)

Trường Hùng
TIN LIÊN QUAN

Trượt đại học, tôi đi làm bảo vệ chờ làm lại từ đầu (phần 4)

Trường Hùng |

Đi qua Nghệ An, cách thành phố Hà Tĩnh 5km xe tôi bị thủng săm. 23 giờ đêm, không một quán nào còn mở cửa nhưng khi thấy có khách gọi, một bác trung niên vẫn dậy mở cửa vá xe cho tôi, một người khách đi đường không may gặp nạn. Đêm hôm đó, tôi kết thúc chuyến đi của mình tại đây.

Trượt đại học, tôi đi làm bảo vệ để chờ làm lại từ đầu (phần 3)

Trường Hùng |

Sau khi nhận được tin báo đỗ đại học, không có chỗ cho việc vui mừng, việc tôi cần làm đầu tiên đó là hoàn thành lời hứa với chú tôi - đưa ông vào Nam thăm bố. Cả chú và bố đều đã mất, tôi đạp xe 1.300km đưa chú đến thăm bố tại Đắk Lắk.

Trượt đại học, tôi đã chọn làm bảo vệ để chờ làm lại từ đầu (phần 2)

Trường Hùng |

3 tháng mùa đông lạnh nhất đã qua, tôi về quê mang theo 4 triệu đồng dành dụm được trong 3 tháng làm thuê để ôn thi đại học. Lời dạy của Đức Khổng Tử tôi học được trong những đêm vắng lặng nơi Hà Thành ấy cũng theo bước đường tôi đạp xe về quê Lúa (Thái Bình): “Có chí thì ham học/Bất chí thì ham chơi”.

Trượt đại học, tôi đã chọn làm bảo vệ để chờ làm lại từ đầu

Trường Hùng |

Đại học đối với mỗi người có một ý nghĩa khác nhau. Đối với tôi, đại học là những câu chuyện cổ tích. Đại học không phải là con đường duy nhất nhưng lại là con đường tôi lựa chọn để đi lên.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Trượt đại học, tôi đi làm bảo vệ chờ làm lại từ đầu (phần 4)

Trường Hùng |

Đi qua Nghệ An, cách thành phố Hà Tĩnh 5km xe tôi bị thủng săm. 23 giờ đêm, không một quán nào còn mở cửa nhưng khi thấy có khách gọi, một bác trung niên vẫn dậy mở cửa vá xe cho tôi, một người khách đi đường không may gặp nạn. Đêm hôm đó, tôi kết thúc chuyến đi của mình tại đây.

Trượt đại học, tôi đi làm bảo vệ để chờ làm lại từ đầu (phần 3)

Trường Hùng |

Sau khi nhận được tin báo đỗ đại học, không có chỗ cho việc vui mừng, việc tôi cần làm đầu tiên đó là hoàn thành lời hứa với chú tôi - đưa ông vào Nam thăm bố. Cả chú và bố đều đã mất, tôi đạp xe 1.300km đưa chú đến thăm bố tại Đắk Lắk.

Trượt đại học, tôi đã chọn làm bảo vệ để chờ làm lại từ đầu (phần 2)

Trường Hùng |

3 tháng mùa đông lạnh nhất đã qua, tôi về quê mang theo 4 triệu đồng dành dụm được trong 3 tháng làm thuê để ôn thi đại học. Lời dạy của Đức Khổng Tử tôi học được trong những đêm vắng lặng nơi Hà Thành ấy cũng theo bước đường tôi đạp xe về quê Lúa (Thái Bình): “Có chí thì ham học/Bất chí thì ham chơi”.

Trượt đại học, tôi đã chọn làm bảo vệ để chờ làm lại từ đầu

Trường Hùng |

Đại học đối với mỗi người có một ý nghĩa khác nhau. Đối với tôi, đại học là những câu chuyện cổ tích. Đại học không phải là con đường duy nhất nhưng lại là con đường tôi lựa chọn để đi lên.