Trượt đại học, tôi đã chọn làm bảo vệ để chờ làm lại từ đầu (phần 2)

Trường Hùng |

3 tháng mùa đông lạnh nhất đã qua, tôi về quê mang theo 4 triệu đồng dành dụm được trong 3 tháng làm thuê để ôn thi đại học. Lời dạy của Đức Khổng Tử tôi học được trong những đêm vắng lặng nơi Hà Thành ấy cũng theo bước đường tôi đạp xe về quê Lúa (Thái Bình): “Có chí thì ham học/Bất chí thì ham chơi”.

Rút kinh nghiệm từ những năm trước, ngay từ tháng 2.2014, tôi đã hệ thống toàn bộ kiến thức của 3 môn Văn, Sử, Địa. Qua đó lập lộ trình ôn thi, bên cạnh đó là đi học thêm ở các thầy cô. Ngày tôi đi học thêm, tối về tôi ôn thi bài cả đêm, có khi đến sáng hôm sau chưa ngủ, có lúc đến 9-10 giờ sáng hôm sau vẫn chưa xong, trung bình mỗi ngày như vậy tôi học 14 tiếng.

Biết học như vậy là không ổn như lời mọi người đã khuyên, nhưng đối với tôi – một người suýt đúp cấp 2, cấp 3 vào bổ túc học, trượt đại học thì đó lại là con đường tôi chọn để lĩnh hội kiến thức.

Tháng 7.2014 đã đến, lần này tôi lại khăn gói lên đường ứng thí. Bố tôi đã mất, mẹ bận bán hàng nên tôi độc hành đi thi, tôi đạp xe khoảng 4 tiếng là đến Hà Nội.

Tôi vẫn chọn thi vào báo, bởi tôi muốn được đi nhiều nơi. Hơn hết, tôi muốn được gặp nhiều người, viết lên những vần chữ khơi dậy những điều giản dị như trong các tác phẩm tôi đã từng được học: “Chiếc lá cuối cùng” (O. Henry), “Cô bé bán diêm” (Andersen)… Điều quan trọng là tôi muốn được tiếp nối những áng thơ, những áng văn của ba tôi – thầy giáo dạy Văn, những áng Sử của ông nội tôi – thầy giáo dạy Sử.

Trong ba ngày thi ngắn ngủi ấy, hàng đêm tôi vẫn chong đèn học quá 12h để chuẩn bị cho buổi thi hôm sau. Thi xong, tôi nghĩ mình không còn nuối tiếc điều gì nữa, bởi tôi đã cố gắng hết mình nên dù có trượt tôi cũng sẽ chấp nhận kết quả phản ánh đúng năng lực của mình.

Lúc ấy, tôi đã tuổi 20, tuổi không thể về nhà dựa dẫm vào mẹ. Tôi đi hàng chục quán ăn để xin rửa bát. Trong một lần đang rửa bát, tiếng chuông điện thoại vang lên: “Anh Hùng ơi, anh đỗ rồi, anh được 24.5 điểm” – một người bạn cùng lớp học thêm gọi điện báo với tôi. Nghe tin, tôi hơi ngạc nhiên một chút, không rõ cảm giác vui hay buồn nhưng tôi cảm thấy an lòng.

Giấy báo nhập học từ HVBC-TT
Giấy báo nhập học từ HVBC-TT
Tôi đã có thể không chọn con đường này - thi đại học. Đi làm bảo vệ, phụ hồ hoặc làm công nhân ở một công ty…, tôi có lương ngay và trang trải cho cuộc sống. Nhưng tôi đã lựa chọn con đường đại học, tôi đã trải qua những năm tháng xa nhà, trực đêm, tắm trong giá rét, tiết kiệm từng đồng, học ngày học đêm… để vào đại học.

Đúng, đại học đối với tôi thời điểm đó có lẽ không phải là con đường duy nhất. Nhưng bằng việc chọn đại học, tôi đã học được những điều mà đại học cần có - cần cù, kiên trì, bác ái… - để lĩnh hội tri thức.

>>> Trượt đại học, tôi đi làm bảo vệ chờ làm lại từ đầu (phần 1)
>>> Trượt đại học, tôi đi làm bảo vệ chờ làm lại từ đầu (phần 3)
>>> Trượt đại học, tôi đi làm bảo vệ chờ làm lại từ đầu (phần 4)

Trường Hùng
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về nghịch lý “30 điểm vẫn trượt đại học”

Bích Hà |

Lần đầu tiên, vị tư lệnh ngành giáo dục lên tiếng nói về những hiện tượng trong mùa tuyển sinh 2017 như: “Mưa điểm 10”, 30 điểm vẫn trượt đại học, trường đại học có hơn 110.000 thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học…

Cựu sinh viên Đại học Bách khoa hiến kế giải quyết “nghịch lý 30 điểm vẫn trượt đại học” gây xôn xao

Đặng Chung |

Kỳ thi tuyển sinh 2017 sẽ trọn vẹn hơn nếu không xảy ra việc hàng loạt thí sinh có điểm cao ở khu vực 3 (thành phố) trượt trong tức tưởi. Và một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã đưa ra các giải pháp trong việc điều chỉnh cộng điểm ưu tiên khu vực để tránh nghịch lý 30 điểm vẫn trượt đại học.

30 điểm vẫn trượt đại học... ngộ quá!

Huyên Nguyễn |

"Thí sinh đạt điểm tối đa nhưng trượt đại học. Điều này tạo nên bức tranh… tương đối buồn cười. Nếu tôi là hiệu trưởng của trường đó, tôi rất vui sướng khi có thể “ôm” tất cả thí sinh điểm cao. Không lấy hết được các thí sinh giỏi là điều thiệt thòi đối với các trường”, TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học FPT cho hay.

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nhân vật người đàn ông trong câu chuyện chúng tôi kể dưới đây là trường hợp hiếm hoi đã tìm lại được mối tình đầu của mình, tìm lại được niềm hạnh phúc ở tuổi già. Để tìm lại được hạnh phúc đã mất đó, ông đã buộc phải đánh đổi và từ bỏ mọi thứ, thậm chí buộc phải giả điên...

Cô gái Nga yêu Việt Nam từ những điều bình dị

HUYỀN PHẠM |

Lần đầu ghé thăm Việt Nam, Sonya Firsova đơn giản nghĩ đó là một kỳ nghỉ kéo dài vài tháng vào cuối năm 2017 – như mọi quốc gia cô từng ghé thăm. Hành trình khám phá Châu Á năm ấy của Sonya tiếp tục, cô rong ruổi từ Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc tới Ấn Độ... cùng em gái Viola. Cho đến một ngày, chợt nhận ra Việt Nam chính là nơi họ muốn quay trở lại nhất, hai chị em quyết định gắn bó với đất nước này.

Vương quốc Anh giảm sức hút với giới siêu giàu

Thanh Hà |

Các nhà đầu tư và doanh nhân giàu có đang chuyển đến EU, Trung Đông và Châu Á, theo một công ty tư vấn ở London, Anh.

Gương mặt vàng tại các kỳ thi Olympic quốc tế

Trang Hà |

Năm 2022, với 38 lượt thí sinh tham gia các kỳ thi Olympic và khoa học kỹ thuật quốc tế, học sinh Việt Nam xuất sắc nằm trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất với nhiều học sinh đạt điểm số cao nhất.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về nghịch lý “30 điểm vẫn trượt đại học”

Bích Hà |

Lần đầu tiên, vị tư lệnh ngành giáo dục lên tiếng nói về những hiện tượng trong mùa tuyển sinh 2017 như: “Mưa điểm 10”, 30 điểm vẫn trượt đại học, trường đại học có hơn 110.000 thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học…

Cựu sinh viên Đại học Bách khoa hiến kế giải quyết “nghịch lý 30 điểm vẫn trượt đại học” gây xôn xao

Đặng Chung |

Kỳ thi tuyển sinh 2017 sẽ trọn vẹn hơn nếu không xảy ra việc hàng loạt thí sinh có điểm cao ở khu vực 3 (thành phố) trượt trong tức tưởi. Và một cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã đưa ra các giải pháp trong việc điều chỉnh cộng điểm ưu tiên khu vực để tránh nghịch lý 30 điểm vẫn trượt đại học.

30 điểm vẫn trượt đại học... ngộ quá!

Huyên Nguyễn |

"Thí sinh đạt điểm tối đa nhưng trượt đại học. Điều này tạo nên bức tranh… tương đối buồn cười. Nếu tôi là hiệu trưởng của trường đó, tôi rất vui sướng khi có thể “ôm” tất cả thí sinh điểm cao. Không lấy hết được các thí sinh giỏi là điều thiệt thòi đối với các trường”, TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học FPT cho hay.