Giấy phép con "hành" giáo viên:

Trục lợi từ những kỳ thi chứng chỉ gian lận, "làm tiền" giáo viên vùng cao

Nhóm Phóng Viên |

Nhiều giáo viên vùng cao mà chúng tôi tiếp xúc phải đau khổ và dằn vặt. Họ dạy học sinh của mình phải trung thực trong học tập, trong thi cử, trong mọi việc làm... nhưng chính họ buộc phải gian lận, thậm chí phải mua chứng chỉ để được thăng hạng, nâng lương. 

Lời toà soạn: Cuộc sống của đa số giáo viên vùng cao còn gặp vô vàn khó khăn, thiếu thốn về kinh tế. Để được hưởng bậc lương đúng với bằng cấp mà giáo viên đang có, họ phải qua "đoạn trường thăng hạng", với những quy định trong thông tư do Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục - Đào tạo đưa ra.

Ngoài 3 năm liên tiếp hoàn thành tốt nhiệm vụ, giáo viên còn phải sở hữu hàng loạt chứng chỉ đi kèm như ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp... Nhiều người thú thực rằng, những tấm chứng chỉ trên với họ chỉ nhằm mục đích "làm đẹp hồ sơ".

Những bất cập trong quy định thăng hạng chức danh nghề nghiệp đang tạo kẽ hở để các đối tượng thu lợi trên chính sách. Trong khi giáo viên trở thành "con mồi", bị các trường đại học, cao đẳng và lũ cò mồi chứng chỉ "móc túi" không thương tiếc. 

Giáo viên khốn khổ vì bị “hành” bởi giấy phép con.

Bỏ tiền “chống trượt”, xót hơn muối

Một ngày giữa tháng 9.2019, cô Hương (48 tuổi), một giáo viên dạy mầm non ở huyện miền núi tỉnh Bắc Kạn hẹn gặp nhóm phóng viên Báo Lao Động tại một quán càphê gần toà soạn.

Lý do cô giáo cất công đi hàng trăm km tới Hà Nội là bởi đã đọc loạt bài "Thâm nhập đường dây gian lận chứng chỉ" đăng tải trên Lao Động và thấy rằng thực trạng này cũng đang diễn ra ở miền núi nơi cô đang công tác.

"Anh chị em phóng viên có phản ánh thêm nhiều bài nữa thì tình trạng này cũng không thể chấm dứt được. “Luật nó quy định thế". Đa số không đáp ứng được thì phải gian lận, phải mua thôi. Không gian lận chỗ này thì chỗ khác tổ chức, còn tinh vi hơn, thu tiền "chống trượt" cao hơn và giáo viên lại khổ thêm.

Giáo viên trường tôi ai cũng phải khốn khổ vì cái chứng chỉ. Lương không đủ sống, giờ lại bỏ tiền đi học mấy chứng chỉ này. Đúng là xót hơn muối" - cô Hương nói trong bức xúc.

Giáo viên các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn... lũ lượt đi thi chứng chỉ kiểu “chống trượt“.
Giáo viên các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn... lũ lượt đi thi chứng chỉ kiểu “chống trượt“.

Khi chúng tôi đang trò chuyện, cô Hương nhận được một cuộc điện thoại. Đầu dây bên kia, giọng một "cò" chứng chỉ:

"Các chị biết gì đâu mà thi Tiếng Anh với cả Tin học. Giờ như thế này nhé, bên em thu phí thi cả 2 môn là hai triệu ba (2,3 triệu đồng) nhưng bao đỗ luôn. Thi ở Thái Nguyên. Riêng cái chứng chỉ thăng hạng là 2,5 triệu học 3 tuần là xong luôn, có người làm bài thi cho. Tổng cộng là 4,8 triệu đồng" - giọng "cò" khẳng định chắc nịch đã "lo" được quá nhiều trường hợp giáo viên như cô Hương ở khu vực Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên.

Đoạn, vị giáo viên tắt phụt máy, nhìn chúng tôi cười như mếu: "Mình là giáo viên mấy chục năm rồi, dạy học sinh phải trung thực trong mọi hoàn cảnh giờ lại phải đi gian lận".

Dù rất dằn vặt, người giáo viên này quyết định sẽ đóng tiền cho "cò" để đi thi. Nhưng lần này, cô thuyết phục chúng tôi cùng đồng hành với mình, tiếp tục góp tiếng nói để có thể bỏ điều kiện chứng chỉ cho giáo viên khi xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Và chúng tôi cùng đồng hành...

“Thủ phủ” gian lận chứng chỉ vẫn tấp nập

Một năm qua, Báo Lao Động đã có nhiều loạt bài phản ánh tình trạng gian lận thi chứng chỉ Ngoại ngữ và Tin học diễn ra tại nhiều tỉnh thành phía Bắc, từ Hà Nội, Bắc Ninh đến Thái Nguyên.

Ở diễn biến liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã vào cuộc buộc dừng tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ và tin học tại gần 50 đơn vị. Tuy vậy, vì nguồn lợi khủng việc gian lận này vẫn không dừng lại mà chuyển biến sang những hình thức tinh vi hơn.

Lần này, từ nguồn tin của giáo viên, chúng tôi ghi nhận những kỳ thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ và tin học gian lận tại Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) vào 2 ngày 29.9 và 13.10 với hàng trăm thí sinh tham dự.

Dù vẫn có những kỳ thi gian lận như từng diễn ra ở Trường Đại học Nông Lâm (cùng là đơn vị thành viên của Đại học Thái Nguyên) mà Báo Lao Động đã phản ánh trước đó, nhưng mánh khoé gian lận ở Trường Đại học Khoa học đã tinh vi hơn.

Để tránh sự vào cuộc của báo chí, các “cò” yêu cầu các thí sinh “chống trượt” buộc phải cung cấp được các giấy tờ chứng minh là giáo viên đang công tác trên địa bàn các tỉnh như Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên hay Bắc Giang hoặc hồ sơ chứng minh đang là viên chức. Đồng thời phải được giới thiệu qua các “mối” quen.

 
Đáp án được cán bộ Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên phát cho thí sinh tối 28.9.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tối ngày 28.9, tức 1 ngày trước ngày thi chính thức, tất cả thí sinh thi theo diện chống trượt được hẹn trước đến một buổi học tại Trường Đại học Khoa học để đóng tiền và dặn dò trước. Nhiều người ở xa không đến được thì được gửi tài liệu qua tin nhắn điện thoại.

Tại đây, tất cả thí sinh đóng tiền cho một cán bộ của nhà trường. Sau đó được phát cho một tờ đề cương cả 2 môn Tin học và Tiếng Anh, có sẵn đáp án cùng lời khẳng định sẽ giống 50 – 70% đề thi chính thức.

Vị cán bộ này còn nhắc nhở thí sinh ngày mai phải mang sẵn tờ đề cương này vào phòng thi để chép.

Trong buổi thi diễn ngày 29.9, đúng như lời dặn dò, nhiều thí sinh đã mang đáp án cho trước vào phòng thi để chép lại.

 
Đáp án giống 50 - 70% đề thi chính thức được cán bộ Trường Đại học Khoa học nhắc thí sinh mang vào phòng thi.

Thậm chí, kỳ thi chứng chỉ này còn bát nháo đến mức bỏ luôn phần thi nghe và vấn đáp của thí sinh ở môn tiếng Anh.

Sau khi thi Tiếng Anh, tất cả các thí sinh được tập hợp tại một phòng học để "ôn tập" trước khi vào thi Tin học. Gọi là "ôn tập" nhưng thực chất đây là thời điểm, cán bộ của Trường Đại học Khoa học hướng dẫn thí sinh gian lận khi vào phòng thi.

Vị cán bộ nhà trường, đứng trên bục, nói với hàng trăm thí sinh ở dưới: "Các bạn nhìn cái tờ tài liệu chúng tôi đã phát, về cơ bản đề thi sẽ giống như vậy. Nhắc nhỏ mọi người là nên gập nhỏ tờ tài liệu mang vào phòng thi luôn. Câu nào mà không có trong tài liệu thì hỏi cán bộ hướng dẫn. Nhớ nhé, không hỏi là thiệt các bạn đấy".

Sau buổi thi, chúng tôi hỏi ngẫu nhiên một số thí sinh thì được kể lại những hành vi gian lận trong phòng thi diễn ra đúng như vậy. Theo tìm hiểu sau đó, tỉ lệ đạt chứng chỉ Tin học và Ngoại ngữ trong buổi thi ngày 29.9 tại Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) là gần 100%.

Nhóm Phóng Viên
TIN LIÊN QUAN

Video: "Thủ phủ” gian lận chứng chỉ vẫn tấp nập như thách thức Bộ GDĐT

Nhóm Phóng viên |

Thời gian qua, Bộ Giáo dục Đào tạo đã có nhiều động thái siết lại việc quản lý hệ thống văn bằng, chứng chỉ, đặc biệt là việc gian lận thi chứng chỉ. Tháng 9.2019, Bộ đã có quyết định dừng cấp chứng chỉ Tin học và Ngoại ngữ của 48 đơn vị. Nhưng bất chấp việc này, tại Thái Nguyên,những kỳ thi chứng chỉ gian lận vẫn được tổ chức đều đặn. Đáng nói hơn, trước đó chỉ vài tháng, Báo Lao Động cũng đã có loạt bài phản ánh tình trạng gian lận thi chứng chỉ một cách công khai diễn ra tại Thái Nguyên.

Trục lợi từ những kỳ thi chứng chỉ gian lận, "làm tiền" giáo viên vùng cao

Nhóm Phóng Viên |

Nhiều giáo viên vùng cao mà chúng tôi tiếp xúc phải đau khổ và dằn vặt. Họ dạy học sinh của mình phải trung thực trong học tập, trong thi cử, trong mọi việc làm... nhưng chính họ buộc phải gian lận, thậm chí phải mua chứng chỉ để được thăng hạng, nâng lương. 

48 đơn vị phải dừng cấp chứng chỉ ngoại ngữ và tin học

HUYÊN NGUYỄN |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố danh sách 48 đơn vị phải dừng tổ chức kiểm tra, sát hạch, cấp chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Video: "Thủ phủ” gian lận chứng chỉ vẫn tấp nập như thách thức Bộ GDĐT

Nhóm Phóng viên |

Thời gian qua, Bộ Giáo dục Đào tạo đã có nhiều động thái siết lại việc quản lý hệ thống văn bằng, chứng chỉ, đặc biệt là việc gian lận thi chứng chỉ. Tháng 9.2019, Bộ đã có quyết định dừng cấp chứng chỉ Tin học và Ngoại ngữ của 48 đơn vị. Nhưng bất chấp việc này, tại Thái Nguyên,những kỳ thi chứng chỉ gian lận vẫn được tổ chức đều đặn. Đáng nói hơn, trước đó chỉ vài tháng, Báo Lao Động cũng đã có loạt bài phản ánh tình trạng gian lận thi chứng chỉ một cách công khai diễn ra tại Thái Nguyên.

Trục lợi từ những kỳ thi chứng chỉ gian lận, "làm tiền" giáo viên vùng cao

Nhóm Phóng Viên |

Nhiều giáo viên vùng cao mà chúng tôi tiếp xúc phải đau khổ và dằn vặt. Họ dạy học sinh của mình phải trung thực trong học tập, trong thi cử, trong mọi việc làm... nhưng chính họ buộc phải gian lận, thậm chí phải mua chứng chỉ để được thăng hạng, nâng lương. 

48 đơn vị phải dừng cấp chứng chỉ ngoại ngữ và tin học

HUYÊN NGUYỄN |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố danh sách 48 đơn vị phải dừng tổ chức kiểm tra, sát hạch, cấp chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.