Trong tang thương còn có những nụ cười

Hoàng Văn Minh |

“Quê em hai mùa mưa nắng” - ấy là câu hát xưa về miền Trung. Giờ thì, bắt đầu từ năm 2020, với những phóng viên như chúng tôi, “quê em” chỉ có hai mùa là dịch COVID-19 và bão lũ. Đáng nói, dịch COVID-19 là vấn nạn có tính toàn cầu, thế nhưng với chúng tôi, nó vẫn chưa ám ảnh và đáng sợ bằng những mùa mưa bão.

Lở núi, lũ dâng, lở núi, lở núi và lở núi

Bây giờ là những ngày giữa tháng 6, Đà Nẵng vẫn đang trong mùa dịch COVID-19. Nhưng khi ngồi viết những dòng này, tôi vẫn còn bàng hoàng chưa hiểu và lý giải hết những gì đã và đang xảy ra cho các tỉnh miền Trung trong mùa bão lũ của năm 2020. Chỉ chưa đầy 1 tháng, gần như cả dọc dài miền Trung từ Nghệ An vào đến Phú Yên tang hoang như thời bom đạn sau những lũ dâng, bão quật, lũ ống, lũ quét, sạt lở núi… Chỉ tính riêng trong bão số 9 đã có 33 người chết, 49 người mất tích. Và đến thời điểm này vẫn còn gần hàng chục người xác còn bị vùi lấp dưới lòng đất chưa tìm thấy…

Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác bàng hoàng trong ngày 12.10.2020, khi nhận tin một vụ lở núi ở thủy điện Rào Trăng 3 thuộc địa phận xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế vùi lấp 17 công nhân và hàng trăm công nhân khác đang mắc kẹt tại hiện trường. Thời điểm đó ở Thừa Thiên-Huế và Quảng Trị, bão số 8 cùng với mua lũ đang nhận chìm nhà cửa khắp nơi kèm theo giao thông tứ bề ách tắc.

Nhận lệnh từ tòa soạn từ Đà Nẵng ra Huế ngay để tăng cường cho phóng viên tại chỗ, tôi đang trên ôtô dò dẫm vượt lũ từ Đà Nẵng ra Huế thì một hung tin nữa ập đến: Sau khi nhận được tin báo về vụ lở núi ở Rào Trăng 3, một đoàn công tác 21 người của Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế do Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 dẫn đầu, trong khi đi kiểm tra hiện trường Rào Trăng 3 thì gặp nạn giữa đường.

Trên đường di chuyển đến hiện trường, đoàn đã tạm nghỉ tại Trạm Kiểm lâm số 7 thuộc Tiểu khu 67, cách hiện trường Rào Trăng 3 khoảng 13km thì một vụ sạt lở núi tiếp theo đã ập xuống ngay Trạm Kiểm lâm 67. Cả đoạn công tác gồm 21 người nhưng chỉ 8 người thoát nạn, 13 người còn lại trong đó có Thiếu tướng Nguyễn Văn Man đã bị vùi lấp và hi sinh, mãi nhiều ngày sau mới tìm thấy thi thể.

Tác giải tiếp cận hiện trường vụ tìm kiếm người bị vùi lấp ở xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam trong mùa bão lũ năm 2020.
Tác giải tiếp cận hiện trường vụ tìm kiếm người bị vùi lấp ở xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam trong mùa bão lũ năm 2020.

Chưa xong chuyện ở Rào Trăng thì lại nghe tin báo về một cơn cuồng phong mang tên siêu bão số 10 lại nhằm vào miền Trung, lần này là từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi. Chúng tôi lại nhận lệnh phải rút ngay về Đà Nẵng để chia quân lên đường đón bão, đứa chốt Quảng Ngãi, đứa cắm Quảng Nam, còn tôi lại rời nhà trực chiến 24/24 tại Ban chỉ huy tiền phương.

Sau một đêm thức trắng và hai ngày quay vòng tại các hiện trường theo chân nguyên Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, cuối cùng tôi cũng có được một giấc ngủ vùi sau khi bão tan, gió lặng. Nhưng 6h sáng hôm sau, tôi không tin vào tai mình khi nghe tin ở Nam Trà My của Quảng Nam lại có vụ lở núi hơn 50 người bị vùi lấp. Chân tay tôi bủn rủn, cảm giác không hiểu có chuyện gì đang xảy ra ở miền Trung quanh mình.

Điện thoại đổ chuông, đầu dây bên kia giọng mệt mỏi: “Em có thể đi Nam Trà My để hỗ trợ cho phóng viên của mình trong đó không?”. Không chút ngần ngừ, tôi trả lời “em đi ngay đây” và tắt máy sắp xếp thêm quần áo, thiết bị rồi cùng phóng viên nữ duy nhất còn sót lại ở Đà Nẵng phóng xe nhắm hướng Nam Trà My thẳng tiến.

Xe chúng tôi còn chưa kịp rời khỏi địa phận Đà Nẵng thì điện thoại lại rung và đầu giây bên kia lại là giọng run run, nghèn nghẹn: “Lại vừa có thêm một vụ lở núi ở huyện Phước Sơn nữa, tin ban đầu là 13 người dân bị vùi lấp và hàng trăm ngôi nhà bị lũ cuốn trôi, hay là em chuyển hướng lên Phước Sơn vì giờ không còn ai nữa để điều lên đó”. Sau vài phút ngần ngừ, tôi quyết định chuyển hướng Phước Sơn vì dù sao Nam Trà My thời điểm đó vẫn còn một phóng viên cắm chốt.

Vẫn gặp rất nhiều những nụ cười

Hôm rồi ở xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, nơi có vụ sạt lở núi năm ngoái làm vùi lấp 22 người và đến thời điểm này vẫn còn 13 người chưa tìm thấy thi thể, tôi gặp chị Hồ Thị Bông, vợ của nạn nhân Lê Hoàng Việt, Bí thư Đảng ủy xã Trà Leng - một trong 13 người bị vùi lấp đến giờ chưa tìm thấy thi thể.

Suốt buổi trò chuyện, đang nói về cảnh bị trôi nhà, mất chồng của chính mình nhưng chị Bông thi thoảng lại cười rất tươi thay cho những giọt nước mắt như thường thấy. Đồng nghiệp trẻ đi cùng cứ thắc mắc mãi về nụ cười ấy. Sau cùng, tôi phải nghiêm túc giải thích cho bạn ấy hiểu thế này: “Nếu là em trong trường hợp của chị Bông, liệu em có còn sức để mà sống đến hôm nay không nếu lúc nào cũng chỉ biết gào khóc?”.

Một hôm khác ở những vùng quê nghèo không thể nghèo hơn của Quảng Nam. Tôi giật mình khi bạn đồng hành - chủ nhân của những xe hàng cứu trợ đồng bào gặp thiên tai dài không đếm hết từ thành phố Hồ Chí Minh nhận xét “hình như tôi chỉ thấy lũ quét qua để lại di hại nặng nề trên những xóm làng, con đường, ruộng lúa... còn trên gương mặt người thì dường như không!”. Là bởi đến đâu và dù tang thương đến mấy, chúng tôi vẫn gặp rất nhiều những nụ cười và lời đáp “có chi mô...” khi nghe người đối diện an ủi động viên cùng những phần quà be bé.

Lại nhớ chuyện năm nào đến mùa bão lũ, thế nào tôi cũng bị ai đó ở tòa soạnhỏi lại “bão lũ tang thương, nhưng xem ảnh gửi về thấy nhân vật toàn nhe răng cười, đăng lên ai tin?”. Và lần nào tôi cũng lý luận... cùn: “Tang thương là chuyện của tang thương, con người cười là chuyện của con người. Chẳng lẽ khi người ta cười, mình lại bảo anh/ chị ơi hãy khóc đi, khóc đi cho em chụp tấm hình mai đăng báo?”. Và “vui” nhất trong mùa bão lũ vừa qua có lẽ là clip ai đó ghi lại hình ảnh người dân vùng Thăng Bình đáng trốn lũ trên nóc nhà chuyền cứu trợ nhau những gói mì tôm trên “nền nhạc” là những tiếng cười khanh khách nghe sảng khoái như được mùa.

Hiện trường một vụ sạt lở núi tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam năm 2020. Ảnh: HVM
Hiện trường một vụ sạt lở núi tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam năm 2020. Ảnh: HVM

Miền Trung, nếu không lạc quan với ngày mai thì rất khó sống. Bản năng sinh tồn, không chỉ có ở con người mà còn ở con vật, như chuyện về một chú trâu được một đồng nghiệp của tôi đặt tên là “em bé” ở xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Trong đợt lũ vừa qua, chủ nhà lo chạy lũ để bảo toàn tính mạng, để lại “em bé” mang thai gần sinh nằm trong chuồng. Nước ngập chân, rồi lên ngang bụng, nước lên tiếp, nhưng bản năng sinh tồn và tình thương của người mẹ đối với con đã khiến em phải hành động. Em đã dùng đầu, tất cả sức lực phá chuồng (dù ngày thường em không thể) bơi hơn 3km đến chỗ cao để sinh hạ con an toàn trong lũ dữ. Em được một người dân giữ lại, và gần 5 ngày em nhịn đói vì lũ, vắt kiệt sức để lấy sữa chăm con. Hết lũ em được chủ đi tìm đưa về lại nhà...

Có mẩu chuyện vui trên báo, chuyện một cô gái ở miền Nam khoe với mẹ là vừa có người yêu là người miền Trung. Mẹ cô bé thật lòng khuyên con gái, đại ý anh ta sinh ra ở miền Trung hứng chịu quanh năm mư bão đã đủ khổ rồi, con nỡ lòng nào lại làm khổ anh ta thêm một đời nữa...

Người miền Trung, như chuyện kể của nhà văn Hoàng Hải Lâm ở Quảng Trị trong những ngày ca sĩ Thủy Tiên đi cứu trợ: “Như anh trai miềng khỏe, U50, đi lụ khụ, đói nhăn răng, mưa gió ướt sũng mà vẫn cười tươi như bông. Suốt ngày hỏi Thủy Tiên khung về làng miềng để dòm cấy bây, khung cần quà cáp chi hết, dòm cấy cũng đợ đói ra rồi”.

Mấy câu đấy, “phiên” ra thế này: “Anh trai mình khỏe, U50, đi lụ khụ, đói nhăn răng, mưa gió ướt sũng mà vẫn cười tươi như hoa. Suốt ngày hỏi Thủy Tiên không về làng mình để xem cái bây, không cần quà cáp chi hết, xem cái cũng đỡ đói ra rồi”.

Đấy, trong tang thương còn đó những nụ cười...

Những nụ cười tôi thấy, những tiếng cười tôi nghe từ những vùng lũ miền Trung mình đã đi qua, chắc chắn không phải là vì họ quá quen với chuyện lụt bão, cũng không phải vì niềm vui đến từ phần quà đến từ những tấm lòng hảo tâm khắp mọi miền đất nước hay niềm vui ảo từ lời an ủi của người đối diện. Mà là “bao năm nay họ vẫn rứa anh à”, như lời một nữ cán bộ xã ở huyện Bắc Trà My hôm trước.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Phóng viên theo đội tuyển Việt Nam và chuyến tác nghiệp "khóc mếu" ở UAE

ĐĂNG HUỲNH |

Các phóng viên đồng hành cùng đội tuyển Việt Nam tại UAE đang trải qua quãng thời gian tác nghiệp đầy khó khăn mùa COVID-19.

Chuyện về những phóng viên tác nghiệp xuyên Tết tại ổ dịch COVID Hải Dương

Vũ Long (thực hiện) |

Chiều mùng 2 Tết, từ tâm dịch COVID-19 tại Hải Dương, 3 đồng nghiệp trẻ đã chia sẻ cảm xúc, công việc với PV Lao Động. Đây là những phóng viên thuộc nhóm truyền thông của Bộ Y tế có nhiệm vụ phản ánh tình hình phòng, chống dịch COVID-19 ở tâm ổ dịch. Họ có một cái Tết xa gia đình rất khó quên.

Trải lòng của phóng viên tác nghiệp trong dịch bệnh, bão lũ năm 2020

quách du |

Dường như thiên tai - dịch họa không nơi nào và không năm nào không có, chỉ là ít hay nhiều giữa các năm. Tuy nhiên, năm 2020 là một năm vô cùng đặc biệt, một năm đầy những lo lắng, tổn thương, thiệt hại nặng nề do dịch COVID-19 và mưa lũ tại khúc ruột miền Trung nước ta.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Đà Nẵng: Mai nở muộn, chủ vườn nóng ruột lo mất tết

Nguyễn Linh |

Những ngày cận kề tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các chủ vườn mai trên địa bàn TP Đà Nẵng xót ruột vì thời tiết thất thường khiến mai nở muộn, sợ không trúng dịp tết.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Phóng viên theo đội tuyển Việt Nam và chuyến tác nghiệp "khóc mếu" ở UAE

ĐĂNG HUỲNH |

Các phóng viên đồng hành cùng đội tuyển Việt Nam tại UAE đang trải qua quãng thời gian tác nghiệp đầy khó khăn mùa COVID-19.

Chuyện về những phóng viên tác nghiệp xuyên Tết tại ổ dịch COVID Hải Dương

Vũ Long (thực hiện) |

Chiều mùng 2 Tết, từ tâm dịch COVID-19 tại Hải Dương, 3 đồng nghiệp trẻ đã chia sẻ cảm xúc, công việc với PV Lao Động. Đây là những phóng viên thuộc nhóm truyền thông của Bộ Y tế có nhiệm vụ phản ánh tình hình phòng, chống dịch COVID-19 ở tâm ổ dịch. Họ có một cái Tết xa gia đình rất khó quên.

Trải lòng của phóng viên tác nghiệp trong dịch bệnh, bão lũ năm 2020

quách du |

Dường như thiên tai - dịch họa không nơi nào và không năm nào không có, chỉ là ít hay nhiều giữa các năm. Tuy nhiên, năm 2020 là một năm vô cùng đặc biệt, một năm đầy những lo lắng, tổn thương, thiệt hại nặng nề do dịch COVID-19 và mưa lũ tại khúc ruột miền Trung nước ta.