Trồng lại những cánh rừng... ngày xưa

HƯNG THƠ |

Chỉ 6 năm trở lại, những ngọn núi trọc chỉ có cỏ tranh bị ô nhiễm do chiến tranh tàn phá trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) bất ngờ được phủ xanh bởi hàng loạt cây bản địa. Cây mọc lên, chim thú kéo nhau trở về, các con suối nước cũng nhiều hơn khi vào mùa hạn. Bởi vậy, những ngày đầu năm mới, người dân hồ hởi cùng cán bộ gùi cây lên non để trồng, mong muốn phục hồi lại những cánh rừng trên “đất chết”…

Đồi trọc trong khu bảo tồn

Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có diện tích 23.456,7ha, trong đó khoảng 500ha “đất chết” không có khả năng tự phục hồi. Theo nghiên cứu, các diện tích “đất chết” trước kia là những cánh rừng tự nhiên, nhưng từ khi chiến tranh tàn phá, cây rừng không có khả năng tự phục hồi.

Tiểu khu 667A thuộc địa phận xã Hướng Linh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) có độ cao 740m so với mực nước biển được người dân địa phương gọi là động Chè Riêng. Trên đất, chỉ hiện diện dây leo, cỏ tranh hoặc ít cây rừng cao chỉ ngang đầu người dù mấy chục năm nay không bị tác động gì, còn chim thú cũng vắng bóng.

Ông Hồ Văn Vy (thôn Xà Bai, xã Hướng Linh) cho biết, không rõ vì sao cánh rừng ở gần bản có nhiều nơi trọc lóc, cây không thể lên được. Vào mùa mưa, nước từ những ngọn núi trọc tuôn xuống con suối dưới chân xối xả, còn vào mùa hạn, suối lại khô khốc nước. Vì vậy, vào năm 2015, khi cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa đến thực hiện dự án phục hồi rừng ở trên núi trọc, người dân ở Hướng Linh rất mừng.

Tuần tra bảo vệ rừng trong khu bảo tồn. Ảnh: HT.
Tuần tra bảo vệ rừng trong khu bảo tồn. Ảnh: HT.

Ngay tại tiểu khu 667A nói trên, 7ha đất được chọn để trồng 8 loại cây bản địa: Lim xanh, Huỷnh, Lát Hoa, Muồng đen, Sau Sau, Nhội, Xoan Nhừ, Trẩu. Ủng hộ chủ trương trên, người dân Hướng Linh hăng hái gùi cây giống lên đồi, rồi đào hố trồng dưới sự giám sát của cán bộ khu bảo tồn.

Rừng trồng thành rừng tự nhiên

Sau 6 năm trồng thử nghiệm, 7ha đất trống ngày xưa bây giờ đã đổi khác. 8 loại cây bản địa bén đất, cây đã cao hơn 1 mét, tán rộng và có tỉ lệ sống 95%. Thành công bước đầu rất quan trọng và đã thuyết phục được đơn vị hỗ trợ dự án tiếp tục rót thêm tiền để xóa “đất chết”. Năm 2019, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt (thuộc Liên hiệp hội Khoa học Việt Nam) tiếp tục hỗ trợ 5,4 tỉ đồng để trồng cây các tiểu khu 670B, 670D, NTK 20 (xã Hướng Linh) và tiểu khu 617, 617B (xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa). Lần này, trong năm 2019 và 2020 này, khu bảo tồn quyết định trồng 11 cây bản địa trên diện tích 112ha, trồng xen kẻ giữa các tiểu khu để đa dạng sinh học.

Người dân trồng cây bản địa trong khu bảo tồn. Ảnh: VH.
Người dân trồng cây bản địa trong khu bảo tồn. Ảnh: VH.

Ngày đầu năm 2021, cán bộ khu bảo tồn và người dân xã Hướng Linh, Hướng Lập cùng gùi cây giống lên các đỉnh núi cao. Ông Hồ Văn Lở (thôn Mới, xã Hướng Linh) cùng 2 người trong gia đình nhận trồng một diện tích lớn, sau khi trồng xong, nghiệm thu sẽ được thanh toán tiền. Ông Lở nói: “Vừa có công việc để làm, sau này cây lớn lại được hưởng nhiều cái lợi, nên bà con dân bản đầu năm đều hăng hái nhận trồng cây”.

Ông Hà Văn Hoan – Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa cho biết, cây được chọn trồng là cây bản địa được chăm sóc chu đáo nên sinh trưởng rất tốt. Đặc biệt, do chọn nhiều loài cây, có cây bụi, có cây gỗ, nhiều loại sẽ tạo cấu trúc bền vững. Đến khi cây lớn, ra hoa, gió hoặc các loại động vật đến sinh sống sẽ kéo thêm nhiều loài cây mới đến nơi này. “Rừng trồng sau này sẽ thành rừng tự nhiên, góp phần xóa bỏ “đất chết” trong khu bảo tồn là điều rất tuyệt vời” – ông Hà Văn Hoan, cho hay.

Ngoài việc phục hồi được rừng, người dân ở cạnh rừng còn được hưởng lợi từ tiền trồng cây, chăm sóc cây và bảo vệ rừng, nên sẽ hạn chế được tình trạng phá rừng. Ông Hà Sỹ Đồng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị nói rằng, việc phục hồi thành công rừng trên “đất chết” ở khu bảo tồn là thành công lớn. Tới đây, địa phương sẽ tiếp tục thu hút các nguồn vốn hỗ trợ để trồng nhiều diện tích rừng trên đất bị ô nhiễm do chiến tranh.

Tỉnh Quảng Trị có diện tích rừng tự nhiên tương đối lớn, đặc biệt có 2 Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa và Đakrông với diện tích lớn, có nhiều quần thể đa dạng sinh học, động thực vật quý hiếm. Căn cứ vào các quy định, 2 khu bảo tồn đủ điều kiện để thành lập vườn quốc gia. “Chúng tôi đang làm đề án, nếu trở thành vườn quốc gia thì sẽ mang tầm ảnh hưởng lớn hơn, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học cũng như làm giàu rừng, tăng độ che phủ và cải thiện độ che phủ rừng” – ông Hà Sỹ Đồng, nói.


HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Khát vọng trồng rừng ở phố

Thuỳ Trang |

Năm 2020, dự án “Một triệu cây xanh đô thị” do Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Việt) đã tổ chức loạt sự kiện trồng cây, giáo dục nâng cao nhận thức tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM. Thế nhưng, họ không chỉ đi trồng một triệu cây mà còn mong muốn hàng triệu cây khác sẽ được ươm tạo bởi chính cộng đồng bằng cách kết nối con người với thiên nhiên. Để một ngày không xa, rừng sẽ có mặt ở phố, những đứa trẻ sẽ nghe tiếng chim hót ở công viên, học dưới tán cây hay đơn giản là được chạm vào chiếc lá và bật lên thành tiếng “màu xanh”.

Loại bỏ thủy điện nhỏ, trồng rừng mạnh mẽ hơn - đó là mệnh lệnh

Lê Thanh Phong |

Bên hành lang Quốc hội ngày 23.10, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng: “Bộ Tài nguyên và Môi trường thấy rằng, chúng ta không nên tiếp tục phát triển các thủy điện nhỏ. Hay khi phát triển các loại thủy điện thì phải chú ý phương án công nghệ để nó hài hòa với môi trường”. Một thông điệp rất cần kíp vào lúc này.

Làm đèn trung thu giấy gây quỹ trồng rừng

Phạm Đông - Lan Nhi |

Không thể đứng mãi một chỗ nhìn những rặng cây lần lượt mất đi, cô gái trẻ Trần Thu Trang và nhóm hỗ trợ cộng đồng Khau Phạ Friends (KPF) đã tình nguyện tổ chức các chương trình, buổi workshop làm đèn trung thu giấy gây quỹ trồng rừng, giúp bà con ở vùng cao phát triển du lịch bền vững.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Khát vọng trồng rừng ở phố

Thuỳ Trang |

Năm 2020, dự án “Một triệu cây xanh đô thị” do Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Việt) đã tổ chức loạt sự kiện trồng cây, giáo dục nâng cao nhận thức tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM. Thế nhưng, họ không chỉ đi trồng một triệu cây mà còn mong muốn hàng triệu cây khác sẽ được ươm tạo bởi chính cộng đồng bằng cách kết nối con người với thiên nhiên. Để một ngày không xa, rừng sẽ có mặt ở phố, những đứa trẻ sẽ nghe tiếng chim hót ở công viên, học dưới tán cây hay đơn giản là được chạm vào chiếc lá và bật lên thành tiếng “màu xanh”.

Loại bỏ thủy điện nhỏ, trồng rừng mạnh mẽ hơn - đó là mệnh lệnh

Lê Thanh Phong |

Bên hành lang Quốc hội ngày 23.10, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng: “Bộ Tài nguyên và Môi trường thấy rằng, chúng ta không nên tiếp tục phát triển các thủy điện nhỏ. Hay khi phát triển các loại thủy điện thì phải chú ý phương án công nghệ để nó hài hòa với môi trường”. Một thông điệp rất cần kíp vào lúc này.

Làm đèn trung thu giấy gây quỹ trồng rừng

Phạm Đông - Lan Nhi |

Không thể đứng mãi một chỗ nhìn những rặng cây lần lượt mất đi, cô gái trẻ Trần Thu Trang và nhóm hỗ trợ cộng đồng Khau Phạ Friends (KPF) đã tình nguyện tổ chức các chương trình, buổi workshop làm đèn trung thu giấy gây quỹ trồng rừng, giúp bà con ở vùng cao phát triển du lịch bền vững.