Trở lại ruộng đồng sau giãn cách, kiếm "đôi ba nồi gạo" là thấy vui!

VƯƠNG TRẦN |

Sau những ngày giãn cách xã hội, niềm vui với những người nông dân tại vựa rau Mê Linh (Hà Nội) là được trở lại ruộng đồng. Rau củ được thu hoạch, hàng hoá được lưu thông cũng là lúc người dân có được chút thu nhập từ công sức lao động của mình.

Ngày nào cũng ngóng tivi chờ nới lỏng giãn cách

Những ngày này, cánh đồng rau ở thôn Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) nhộn nhịp trở lại. Người nông dân tất bật xuống đồng sản xuất, thu hoạch chuẩn bị cho ngày Hà Nội  nới lỏng giãn cách, khôi phục các hoạt động, dịch vụ.

5h sáng, bà Nguyễn Thị Hoa khoác chiếc áo bạc màu, xùm xụp nón lá, khăn trùm kín mặt đi ra ruộng với lỉnh kỉnh dao cắt, quang gánh, dây buộc.

Video clip: Người dân thu hoạch tại vựa rau Mê Linh, Hà Nội.

Tối qua, thương lái gọi cho bà nói sẽ thu mua khoảng 3 tạ rau cải để đưa vào nội thành. Gia đình bà phải mượn thêm mấy người hàng xóm để kịp thu hoạch rau trong buổi sáng.

Những ngày giãn cách xã hội, nhiều chốt kiểm soát được lập ra. Nhiều mặt hàng nông sản bị ứ đọng. Vụ thu hoạch trước, nhiều diện tích rau của gia đình bà Hoa phải bỏ đi vì không tiêu thụ hết. Bên cạnh ruộng nhà bà Hoa là một thửa ruộng khác với những thân cây hoa bị nhổ bỏ vì hàng không đến được với người mua.

Người dân thu hoạch rau vào vụ tại Mê Linh, Hà Nội.
Người dân thu hoạch rau vào vụ tại Mê Linh, Hà Nội.
Người dân thu hoạch rau vào vụ tại Mê Linh, Hà Nội. Ảnh T.Vương

“Thời gian giãn cách xã hội, dân sốt ruột lắm. Ngày nào tôi cũng xem tivi để xem bao giờ hết giãn cách, hàng hoá lưu thông bình thường như trước. Nhà tôi có 4 sào rau. Tháng trước mưa nhiều lại tiêu thụ được ít nên một phần diện tích rau đến vụ phải bỏ đi. Chi phí tiền giống, phân bón vẫn phải bỏ ra mà không thu được. Chúng tôi chỉ mong thu hoạch vụ rau này có thể đủ đôi ba nồi gạo để trang trải cuộc sống”, bà Hoa vừa cắt rau vừa tâm sự.

Nhìn lứa rau cải xanh mướt vào đúng vụ thu hoạch được thu mua, chị Võ Thị Thắm (50 tuổi, thôn Đông Cao) không giấu được niềm vui khi lại được ra đồng.

Gia đình chị Thắm có 3 sào rau. Chị thường trồng các loại rau, củ theo mùa vụ, thời tiết trong năm. Mùa rau củ, chị phải đi làm từ 2h đêm để về nhà rửa củ, đóng túi kịp chuẩn bị hàng cho thương lái vào buổi sáng. Vụ này, gia đình chị trồng chủ yếu là rau ăn lá. Trung bình từ 1-1,5 tháng cho thu hoạch một lứa rau cải thìa mới.

Người dân thu hoạch trên những cánh đồng rau xanh tốt. Ảnh TV
Người dân thu hoạch trên những cánh đồng rau xanh tốt. Ảnh TV
Nhiều hộ dân bày tỏ niềm vui khi được đi làm đồng, thu hoạch trở lại để kiếm thêm thu nhập. Ảnh T.Vương

“Rau cải hiện nay đang được thu mua với mức giá 4.000 – 6.000 đồng/kg tại ruộng. Từ ruộng rau, gia đình còn có thể kiếm được ít tiền đong gạo. Nếu dịch bệnh kéo dài như trước thì lo lắm”, chị Thắm nói. Hai tháng trước, gia đình chị thất thu mấy sào rau. Mọi người lúc nào cũng như ngồi trên đống lửa.

Đó cũng chính là mong muốn của nhiều người dân tại vựa rau Mê Linh lúc này. Hàng hoá được lưu thông, dịch bệnh được kiểm soát. Người dân có thể yên tâm trở lại cuộc sống bình thường, yên tâm sản xuất, thu hoạch.

Nhiều ruộng rau bắt đầu xuống giống, xuống hạt. Ảnh T.V
Nhiều ruộng rau bắt đầu xuống giống, xuống hạt. Ảnh T.Vương

Thay đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với tình hình dịch bệnh

Ông Đàm Văn Đua - Giám đốc hợp tác xã (HTX) dịch vụ tổng hợp Đông Cao, xã Tráng Việt cho biết, hiện có khoảng 800 hộ dân trong vùng sản xuất chuyên canh các loại rau, củ, củ quả. Tuy nhiên, nhiều hộ dân không thể canh tác do dịch bệnh. Nhiều ruộng rau phải hạn chế xuống giống, xuống hạt để phù hợp với tình hình tiêu thụ hàng hoá.

Hiện thu hoạch rau cải từ 4.000 - 6.000 đồng/kg. Ảnh T.Vương
Hiện thu hoạch rau cải từ 4.000 - 6.000 đồng/kg. Ảnh T.Vương
Hiện thu hoạch rau cải từ 4.000 - 6.000 đồng/kg. Ảnh T.Vương

Theo ông Đua, sau khi thành phố nới lỏng dần các hoạt động giãn cách, các hộ dân tiếp tục xuống giống ở những thửa ruộng còn lại. Việc này để đảm bảo sản xuất, đảm bảo nguồn cung, ổn định giá cả thị trường.

Ông Đua cũng đề xuất với các sở, ngành tạo điều kiện để có thể bê tông hoá vùng sản xuất. Người dân được kéo đường điện sang bến bãi tạo thuận tiện cho quá trình đi lại và sản xuất nông nghiệp.

Ông Phạm Thành Đô - trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh trao đổi cùng người dân thôn Đông Cao. Ảnh T.V
Ông Phạm Thành Đô - trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh trao đổi cùng người dân thôn Đông Cao. Ảnh T.V

Trao đổi với PV Lao Động, ông Phạm Thành Đô -  Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh cho biết, dịch bệnh gây ảnh hưởng tới việc tiêu thụ một số hàng hoá nông sản của huyện Mê Linh. Trong đó có 2 loại nông sản chủ lực là rau củ và hoa. Để đảm bảo khả năng phục hồi sản xuất, huyện cũng đã khuyến cáo người dân tăng cường gieo trồng các loại rau ăn lá, các loại nông sản ngắn ngày để cung ứng cho thị trường.

Về cơ cấu cây trồng, ông Đô cho biết, trong vụ đông, sẽ có khoảng 1.700-1.800 ha trồng rau. Địa phương cũng đã khuyến cáo người dân hạn chế gieo trồng các loại hoa. Nhất là các loại hoa cúc. Thay vào đó, người dân chuyển dần sang các cây màu khác như ngô, đậu tương… để đảm bảo nguồn cung ứng ra thị trường.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Tất bật thu hoạch tại vựa rau Mê Linh sau những ngày Hà Nội giãn cách

Vương Trần |

Sau những ngày giãn cách xã hội, trên những cánh đồng rau ở thôn Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) lại nhộn nhịp trở lại, người nông dân đang tất bật thu hoạch để đảm bảo nguồn cung cứng mặt hàng này cho thị trường tiêu dùng Thủ đô.

18 tấn hàng hóa, rau củ đến với ngành giáo dục TP.HCM và Bình Dương

BẠCH CÚC |

Sáng ngày 15.9, "chuyến xe yêu thương" của ngành giáo dục TP.Cần Thơ đã khởi hành mang 18 tấn hàng hóa, rau củ nhằm chia sẻ khó khăn với ngành giáo dục TP.HCM và tỉnh Bình Dương trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

2 triệu đồng hỗ trợ đến với những người bán rau, chạy xe ôm ở Cần Thơ

Tạ Quang |

Nhằm giảm thiểu khó khăn cho những lao động tự do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, TP Cần Thơ đã triển khai kịp thời gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68, giúp giảm bớt gánh nặng và là động lực cho người lao động vượt qua đại dịch.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tất bật thu hoạch tại vựa rau Mê Linh sau những ngày Hà Nội giãn cách

Vương Trần |

Sau những ngày giãn cách xã hội, trên những cánh đồng rau ở thôn Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) lại nhộn nhịp trở lại, người nông dân đang tất bật thu hoạch để đảm bảo nguồn cung cứng mặt hàng này cho thị trường tiêu dùng Thủ đô.

18 tấn hàng hóa, rau củ đến với ngành giáo dục TP.HCM và Bình Dương

BẠCH CÚC |

Sáng ngày 15.9, "chuyến xe yêu thương" của ngành giáo dục TP.Cần Thơ đã khởi hành mang 18 tấn hàng hóa, rau củ nhằm chia sẻ khó khăn với ngành giáo dục TP.HCM và tỉnh Bình Dương trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

2 triệu đồng hỗ trợ đến với những người bán rau, chạy xe ôm ở Cần Thơ

Tạ Quang |

Nhằm giảm thiểu khó khăn cho những lao động tự do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, TP Cần Thơ đã triển khai kịp thời gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68, giúp giảm bớt gánh nặng và là động lực cho người lao động vượt qua đại dịch.