Triển khai xây dựng hệ thống giao thông kết nối với sân bay Long Thành

ĐẶNG TIẾN |

Sau khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành được thông qua đầu tư, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và là điểm trung chuyển hàng không của cả nước và thế giới, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã tính toán đến hệ thống giao thông kết nối hoàn chỉnh.

Nhiều tuyến đường kết nối với Long Thành

Đề xuất về phương án khai thác Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 của Bộ GTVT mới đây sẽ giao Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là nhà đầu tư, khai thác sân bay Long Thành. Tính toán mà Bộ GTVT đưa ra là sẽ không làm tăng nợ công do không sử dụng vốn ODA.

Cùng đó, theo phương án tài chính, nếu được giao là nhà đầu tư, khai thác, hàng năm ACV sẽ có thêm nguồn thu từ 2.390-4.780 tỉ đồng (tương đương 100-200 triệu USD) để nộp ngân sách Nhà nước hoặc tích lũy đầu tư phát triển các cảng hàng không khác như: Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Điện Biên, Nà Sản, Lai Châu... phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh và an ninh quốc phòng.

Trong quá trình nghiên cứu lập báo cáo nghiên cứu kỹ thuật, các đơn vị tư vấn thiết kế đã đề xuất phương án kết nối với mạng giao thông khu vực hiện có theo 3 tuyến chính đường bộ. Cụ thể, tuyến số 1 (dài 3,8km) kết nối trục chính cảng (đầu phía tây) với Quốc lộ 51 có quy mô mặt cắt ngang gồm 10 làn xe chạy chính và 6 làn đô thị song hành, bề rộng thay đổi từ 85-120m. Tuyến số 2 (dài 3,5km) kết nối tuyến số 1 với đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, quy mô mặt cắt ngang gồm 4 làn xe theo 2 nhánh chạy độc lập, song hành với cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu. Tuyến số 3 (dài 8,5km) kết nối trục chính cảng (đầu phía đông) với đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết, quy mô mặt cắt ngang gồm 8 làn xe chạy chính và 6 làn đô thị song hành, bề rộng 85-115m.

Cũng theo thiết kế, giai đoạn 1 sẽ đầu tư phân kỳ tuyến số 1 nối Cảng hàng không Long Thành với Quốc lộ 51, với quy mô 6 làn xe. Tuyến số 2 nối Cảng Long Thành với đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh-Long Thành, với quy mô 4 làn xe. Các tuyến còn lại sẽ được xem xét đầu tư theo các giai đoạn đầu tư tiếp theo của dự án.

Đồng thời, các tuyến đường sắt kết nối Cảng hàng không Long Thành cũng được tính toán bao gồm tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam và tuyến đường sắt Thủ Thiêm-Cảng hàng không Long Thành được thiết kế chạy vào đường trục trung tâm cảng. Một nhà ga đường sắt tốc độ cao và 2 nhà ga đường sắt nhẹ được bố trí kết nối thuận lợi với các nhà ga hành khách của Cảng Long Thành.

Mở rộng đầu tư theo từng giai đoạn

Để đảm bảo tính kết nối, đồng bộ lâu dài, Bộ GTVT đã chỉ đạo Viện Chiến lược và phát triển GTVT và các đơn vị tư vấn trong nước cập nhật dự báo nhu cầu giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía nam tới Cảng hàng không quốc tế Long Thành và nhu cầu giao thông từ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đến Long Thành. Để từ đó, đề xuất phương án nghiên cứu cập nhật, điều chỉnh quy hoạch cũng như tiến trình đầu tư hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt đáp ứng sự phát triển của Cảng hàng không Long Thành từng giai đoạn.

Theo đó, mạng lưới giao thông các tỉnh, thành trong khu vực sẽ có những trục dọc chính như các tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh-Bến Lức-Long Thành, Biên Hòa-Vũng Tàu, QL51… và những nhánh “xương cá” đường tỉnh nội bộ nhằm hỗ trợ hoàn chỉnh tính liên kết giữa Cảng hàng không Long Thành với liên kết vùng.

Nhằm kết nối các tuyến giao thông từ Cảng hàng không Long Thành tới vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cùng các địa phương huy động nguồn lực để đầu tư đảm bảo đồng bộ với từng giai đoạn khai thác của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Cụ thể, nhằm đáp ứng công suất 25 triệu khách/năm từ nay đến năm 2025, giai đoạn 1 của dự án sẽ mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành từ 4 lên 8 làn xe theo quy hoạch hiện hữu; hoàn thiện tuyến Đường tỉnh 25C từ nút giao Quốc lộ 51 tới vị trí kết nối được với cao tốc Bến Lức-Long Thành.

Đến năm 2030, giai đoạn 2 của Cảng hàng không Long Thành, công suất 50 triệu khách/năm sẽ xây dựng đường vành đai 3 đoạn Tân Vạn-Nhơn Trạch quy mô 4 làn xe; xây dựng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu quy mô 4 làn xe; xây dựng cầu Cát Lái và đường dẫn đầu cầu kéo dài tới Đường tỉnh 25C quy mô 8 làn xe. Đến năm 2040 khi công suất của Cảng hàng không Long Thành đạt 75 triệu khách/năm, hệ thống giao thông phải được đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao Thành phố Hồ Chí Minh-Nha Trang; xây dựng đường sắt nhẹ Thủ Thiêm-Long Thành; xây dựng đường vành đai 4 quy mô 6-8 làn xe; xây dựng đường liên vùng 4 (nút giao Gò Công-Quốc lộ 20) quy mô 4 làn xe.

Và đến năm 2050, giai đoạn 2 của Cảng hàng không Long Thành, công suất 100 triệu khách/năm, cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng tuyến kết nối đi riêng giữa Cảng Long Thành với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh và Cảng hàng không Tân Sơn Nhất quy mô 4 làn xe; mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây quy mô 10-12 làn xe; mở rộng đường cao tốc Bến Lức-Long Thành quy mô 6 làn xe; mở rộng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu quy mô 6-8 làn xe.

ĐẶNG TIẾN
TIN LIÊN QUAN

Bán đấu giá khoản nợ của Công ty CIC 8: Ai hưởng lợi?

TRẦN LƯU - HƯNG THƠ |

Doanh nghiệp, ngân hàng, chính quyền cho rằng, bán đấu giá khoản nợ của Cty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 8 (CIC8, Chi nhánh Cần Thơ - gọi tắt là Cty 8) là giải pháp tối ưu nhất để “cứu” doanh nghiệp và lấy sổ đỏ về cho người dân. Nhưng, người dân không đồng ý vì cho rằng không có cơ sở đảm bảo quyền lợi cho họ.

Thắp sáng kinh tế đêm, hàng triệu du khách mang nguồn thu khủng thế nào?

Hoàng Thảo |

Nếu kinh tế ban đêm mới hiện diện trong những lời kêu gọi cần được “thắp sáng” trên khắp cả nước thì với Hạ Long, thành phố này đã có một “đèn huỳnh quang” mang tên Shophouse Europe đa dạng công năng, hứa hẹn sẽ là “cú hích” làm bừng sáng thủ phủ du lịch miền Bắc về đêm.

Vì sao “giấc mơ” căn hộ giá rẻ ngày càng xa vời?

Trần Khanh |

Phân khúc căn hộ giá rẻ đang không có doanh nghiệp nào đầu tư vì lợi nhuận quá thấp, chi phí cao. Bên cạnh đó, thời gian phê duyệt dự án tại TPHCM kéo dài mất nhiều năm, các vướng mắc của nhiều dự án chưa được giải quyết kịp thời.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bán đấu giá khoản nợ của Công ty CIC 8: Ai hưởng lợi?

TRẦN LƯU - HƯNG THƠ |

Doanh nghiệp, ngân hàng, chính quyền cho rằng, bán đấu giá khoản nợ của Cty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 8 (CIC8, Chi nhánh Cần Thơ - gọi tắt là Cty 8) là giải pháp tối ưu nhất để “cứu” doanh nghiệp và lấy sổ đỏ về cho người dân. Nhưng, người dân không đồng ý vì cho rằng không có cơ sở đảm bảo quyền lợi cho họ.

Thắp sáng kinh tế đêm, hàng triệu du khách mang nguồn thu khủng thế nào?

Hoàng Thảo |

Nếu kinh tế ban đêm mới hiện diện trong những lời kêu gọi cần được “thắp sáng” trên khắp cả nước thì với Hạ Long, thành phố này đã có một “đèn huỳnh quang” mang tên Shophouse Europe đa dạng công năng, hứa hẹn sẽ là “cú hích” làm bừng sáng thủ phủ du lịch miền Bắc về đêm.

Vì sao “giấc mơ” căn hộ giá rẻ ngày càng xa vời?

Trần Khanh |

Phân khúc căn hộ giá rẻ đang không có doanh nghiệp nào đầu tư vì lợi nhuận quá thấp, chi phí cao. Bên cạnh đó, thời gian phê duyệt dự án tại TPHCM kéo dài mất nhiều năm, các vướng mắc của nhiều dự án chưa được giải quyết kịp thời.